Trong thế giới gia vị vốn đầy màu sắc và đa dạng, có một cái tên đang khiến giới ẩm thực và thương mại quốc tế “đứng ngồi không yên”, đó chính là bạch đậu khấu, loại gia vị được mệnh danh là “bà hoàng của gia vị” và đứng top 3 về độ đắt đỏ toàn cầu, chỉ sau nghệ tây và vani.
Điều đặc biệt là loại sản vật quư hiếm này không chỉ mọc tự nhiên mà c̣n được trồng thành công tại Việt Nam, chủ yếu ở những vùng khí hậu mát mẻ như Cao Bằng, Lào Cai – điều mà rất ít quốc gia có thể làm được.
Theo Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), bạch đậu khấu là một trong những loại gia vị lâu đời nhất hành tinh. Loại gia vị này thuộc họ gừng, gồm hai chi chính: Elettaria (thảo quả nhỏ) và Amomum (thảo quả lớn). Trên thế giới, bạch đậu khấu được trồng phổ biến tại các quốc gia như Ấn Độ, Sri Lanka, Papua New Guinea, Tanzania, bên cạnh đó c̣n mọc hoang hoặc được canh tác ở Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc và dĩ nhiên không thể thiếu Việt Nam – một trong những quốc gia có điều kiện tự nhiên phù hợp để loại cây này phát triển mạnh.

Bạch đậu khấu.
Không chỉ bạch đậu khấu, nhục đậu khấu – một “người họ hàng” cũng đ́nh đám không kém – cũng là loại gia vị quư có nguồn gốc từ quần đảo Maluku (Indonesia). Hiện nay, cây được trồng rộng răi ở các nước nhiệt đới như Campuchia, Ấn Độ, Malaysia và cả Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực phía Nam. Cả hai loại gia vị này đều mang lại giá trị kinh tế cao nhờ nhu cầu lớn và giá bán siêu “chát” – có thời điểm lên tới 90 USD/kg.
Thống kê từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho thấy, chỉ trong quư 1 vừa qua, nhóm mặt hàng bạch đậu khấu và nhục đậu khấu (BĐK – NĐK) đă mang về cho Việt Nam hơn 6,7 triệu USD, với sản lượng lên tới 760 tấn, tăng trưởng mạnh mẽ 39,2% về khối lượng và 37% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Hà Lan và Mỹ là hai thị trường xuất khẩu chủ lực, với lượng nhập khẩu lần lượt là 240 tấn và 125 tấn.
Hiện tại, bạch đậu khấu và nhục đậu khấu của Việt Nam đă có mặt tại khoảng 30 thị trường quốc tế, với top 3 khách hàng “ruột” là Hà Lan (31%), Mỹ (15%) và Anh (11,2%). Hai “ông lớn” đứng sau thành công này là Công ty TNHH Chế biến Gia vị Nedspice Việt Nam và Công ty TNHH Olam Việt Nam, với sản lượng xuất khẩu lần lượt là 1.496 tấn và 497 tấn – một con số cực kỳ ấn tượng.
Không chỉ nổi tiếng nhờ độ hiếm và giá trị thương mại cao, bạch đậu khấu c̣n khiến giới khoa học quan tâm bởi loạt lợi ích cho sức khỏe. Loại quả này có vị cay nhẹ, thơm mát và thường được dùng trong nấu ăn, pha trà, chế biến món tráng miệng. Theo một nghiên cứu do Giáo sư Luis Cisneros-Zevallos của Trường Đại học Khoa học Đời sống và Nông nghiệp Texas A&M và tổ chức Texas A&M AgriLife dẫn đầu, bạch đậu khấu không chỉ giúp kích thích vị giác, mà c̣n hỗ trợ giảm cân và chống viêm hiệu quả.
Tóm lại, bạch đậu khấu không chỉ là loại gia vị đắt đỏ bậc nhất thế giới mà c̣n là “ngôi sao mới” trong danh mục nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Việc khai thác và phát triển hợp lư nguồn tài nguyên quư giá này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà c̣n góp phần nâng tầm giá trị nông nghiệp Việt trên bản đồ thế giới.
VietBF@ sưu tập