ĐM ...đám xàm lờ ...trong này bây giờ nhiều thằng vô liêm sĩ , rác rưỡi ..sùc sinh chuyên post những thứ chỉ có đám chó má mới tin ...
Chính xác, thằng chó chết post bài này cứ tưởng đăng fake news là mọi người tin. Đ.M. nó, nếu đúng là ông Trump lợi dụng chức vụ mà làm những chuyện bậy như vậy, bộ mày tưởng tụi Dâm Chủ chúng nó im cho à? Tổ cha mày có ngu th́ cũng chừa 1 chút cho thằng khác nó ngu nữa chứ. Mẹ kiếp thằng chó chuyên môn đưa những fake news lên đây để làm ǵ? mày tưởng tụi tao tin mày à? Đồ chó.
Về bản chất, cách dùng người của Trump không khác ǵ cách của các lănh tụ cộng sản. Nếu nói theo ngôn ngữ toán học th́ khác dấu và hoàn toàn giống ở “trị tuyệt đối”.
Nếu về cá nhân các lănh tụ cộng sản trọng dụng những kẻ trung thành với ḿnh th́ trong chính sách chung, chế độ cộng sản ưu tiên thành phần công nông và những kẻ có “lư tưởng xă hội chủ nghĩa”.
Trump cũng trọng dụng những kẻ trung thành với ḿnh, những kẻ thuộc “giai cấp” tỷ phú và những thành phần cực hữu [1].
Mặt khác, như có thể phân tích, cách dùng người của các lănh tụ cộng sản – từ cấp trung ương đến cấp địa phương – thể hiện cách vận hành của chế độ cộng sản.
Chế độ này phát triển theo khuôn khổ những “kế hoạch 5 năm” vạch ra trong các đại hội đảng, rồi đến lượt, các kế hoạch này được chia nhỏ để tiến hành hay thúc đẩy theo các “phong trào thi đua”.
Đặc biệt, khi bị sa vào t́nh trạng khủng hoảng, suy thoái, chỉ tiêu kế hoạch có thể không đạt được, thế là họ bắng nhắng… phát động phong trào. Cũng có lúc những lănh tụ này thấy sự nghiệp chính trị của ḿnh sao mà… nhạt quá, phải làm cái ǵ đó cho xôm tụ, thế là moi óc ra t́m cái ǵ đó để… phát động phong trào, cho xôm.
Nếu “vinh quang” của lănh tụ tối cao ở trung ương phụ thuộc vào thành tựu của các kế hoạch 5 năm th́ đường thăng tiến của các lănh tụ thấp hơn lại phụ thuộc vào những kế hoạch con và sự sôi nổi và “hoành tráng” của các “phong trào thi đua”.
Do đó, những cán bộ có khả năng “phát động phong trào” thường có cơ hội thăng tiến, v́ được việc và dễ lọt mắt xanh cấp trên.
Nhưng thường th́ đây là những kẻ chỉ có tài vặt, tài làm ảo thuật chứ không phải thực tài. Đó là tài ăn nói, tài bày vẽ, tài văn nghệ, tài “hiện thực hóa” ư đồ của cấp trên về mặt tŕnh diễn để có những bản báo công đẹp, chứ không hẳn là tài kinh bang tế thế. Chính v́ vậy nên, hầu như trong mọi vụ đổ bể hay tai tiếng của các cơ quan nhà nước, các vụ phá sản của những công ty quốc doanh, công chúng mới biết là những quan chức nắm giữ các vị trí trọng yếu tại đây phần đông đều xuất thân từ những cán bộ “phát động phong trào”.
Như Vơ Kim Cự, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, là kẻ chịu trách nhiệm trực tiếp trong vụ ô nhiễm Formosa vào năm 2016 khi Công ty Fomorsa của Đài Loan ngang nhiên xả thải ở Vũng Án, làm ô nhiễm cả một vùng biển rộng lớn, khiến cá chết hàng loạt từ Hà Tĩnh đến Quảng B́nh, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Nh́n lại đường quan lộ th́ Cự chính là kẻ được chiếu cố do có tài hưởng ứng trong nền chính trị “phát động phong trào” từ khi chỉ c̣n là một Bí thư huyện đoàn:
“Khi ấy, Đoàn Thanh niên phát động phong trào thanh niên lập nghiệp; đang là bí thư Huyện Đoàn Cẩm Xuyên, ông Cự mạnh dạn đi đầu thành lập một xí nghiệp thanh niên phát triển kinh tế. Ông Hà Quang Dự (lúc đó là Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn) khi về làm việc với tỉnh Đoàn, đi khảo sát mô h́nh của Vơ Kim Cự đă nhận xét “cậu này hăng hái…”. Sau đó, ông Hà Quang Dự trao đổi với ông Nam (Dương Xuân Nam, tổng biên tập báo Tiền Phong) nên t́m cách giúp Vơ Kim Cự vượt qua khó khăn ban đầu, phát triển kinh tế, thắp sáng nhân tố mới, tạo sức lan toả trong thanh niên. “Báo Tiền Phong cho Vơ Kim Cự vay một số tiền đáng kể thời điểm đó để xây dựng xí nghiệp…”, ông Nam nói. Sau này, ông Nam và báo Tiền Phong, T.Ư Đoàn tiếp tục quan tâm giúp đỡ chàng thanh niên hăng hái Vơ Kim Cự trong công tác Đoàn cũng như phát triển xí nghiệp thanh niên và trong cuộc sống” [2].
Chúng ta thấy ǵ?
Bí thư Trung ương Đoàn Hà Quang Dự “phát động phong trào” và phong trào có “thành công tốt đẹp” th́ Dự mới có bệ phóng để tiến thân.
Cự nắm ngay cơ hội, ra mắt tŕnh diễn ngay với “xí nghiệp thanh niên phát triển kinh tế” dù vốn liếng chẳng có mấy đồng, nhưng cần ǵ, cái chính là Cự lọt mắt xanh của Dự.
Mà Dự cũng biết rơ “xí nghiệp” của Cự là thứ hữu danh vô thực nên mới ra lệnh báo Tiền Phong ứng tiền cho vay, dù tớ báo không phải là ngân hàng. Nghĩa là Dự cần Cự mà Cự cũng cần Dự.
Thành tích chính trị của Dự phụ thuộc vào bản báo công từ “phong trào” này, mà để báo công cho hay th́ phải cần những người như Cự, như là “nhân tố mới” để “tạo sức lan tỏa”.
Họ không nói nhưng có thể nhận ra rằng cái xí nghiệp của Cự cũng chẳng làm nên cơm cháo, phải sinh tồn nhờ vào sự chiếu cố đặc biệt của cấp trên: “Sau này, ông Nam và báo Tiền Phong, T.Ư Đoàn tiếp tục quan tâm giúp đỡ chàng thanh niên hăng hái Vơ Kim Cự..”
Đây là mối quan hệ cộng sinh và nó đă h́nh thành nên một liên minh chính trị lâu dài, ít ra cho đến khi Cự rơi đài.
Như vậy th́ tài “phát động phong trào” chỉ là tài tŕnh diễn, tài đón gió, tài chứng tỏ sự “hăng hái” khi hưởng ứng ư đồ cấp trên. Trong trường hợp trên th́ việc “thanh niên lập nghiệp” có thực sự hữu ích, có bền vững lâu dài hay không, không quan trọng. Quan trọng là cái “khí thế” tạo ra và những báo cáo thật đẹp để cấp trên hài ḷng.
Nhờ vậy mà sau này Dự mới thăng tiến, trở thành Bộ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao, Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam.
Và Cự cũng vậy, từng bước đi lên rồi trở thành ông vua đất Hà Tĩnh. Nhưng do chỉ có tài tŕnh diễn, tài đón đầu với ư đồ của cấp trên mà không có tầm nh́n của một nhà quản trị, một người xây dựng chính sách, Cự mới bị những tài phiệt Đài Loan qua mặt để tàn phá môi trường sinh thái của đất nước.
Trở lại với Trump, có thể thấy, Trump tập hợp quanh ḿnh những kẻ trung thành, những nhà tài phiệt và những nhân vật truyền thông, là người có tài tŕnh diễn. Thậm chí cả Bộ trưởng Quốc pḥng Pete Hegseth cũng là người dẫn chương tŕnh của đài truyền h́nh Fox, nghĩa là Trump muốn t́m những tay chân có khả năng “phát động phong trào”.
Dùng người như thế th́ cách khoe khoang công trạng cũng thế: Trump cũng giống hệt các lănh tụ cộng sản ở cách báo công.
Làm ǵ, đi đâu, tổ chức hội nghị nào, bao giờ các lănh tụ cộng sản ta cũng “thành công tốt đẹp” cả.
Trump cũng vậy, nh́n từ cuộc thương chiến với Trung Quốc, với Canada rồi nỗ lực ḥa giải giữa Nga và Ukraine v.v… Trump bao giờ cũng giở giọng “thành công tốt đẹp” nhưng liên tục xuống nước.
Thậm chí như mới đây, sau khi huênh hoang về vai tṛ của ḿnh trong nỗ lực tiến tới giải pháp ngưng bắn “ngay lập tức” tại Ukraine, Trump lại ngây ngô thú nhận rằng không biết hai bên đă bàn với nhau những chuyện ǵ. (The US president said Russia and Ukraine would now hold direct talks because “they know details of a negotiation that nobody else would be aware of”). Nghĩa là: “Tổng thống Mỹ cho biết, Nga và Ukraine hiện sẽ đàm phán trực tiếp v́ ‘họ biết chi tiết về cuộc đàm phán mà không người nào biết’.” [3]
Lời của Trump cũng trớt quớt như hiệu lực ngưng bắn “ngay lập tức” bởi hiện tại hai bên vẫn đánh nhau ầm ầm.
Tóm tắt: Sắc lệnh chống lại sinh viên nước ngoài đă khiến Harvard quay lưng lại với những người thông minh nhất thế giới.
Chính quyền Trump đă đóng băng hàng tỷ đô la tiền tài trợ liên bang cho Đại học Harvard, đe dọa đến t́nh trạng miễn thuế của trường và t́m cách chỉ đạo chương tŕnh giảng dạy và tuyển dụng của trường. Bây giờ, chính phủ dường như quyết tâm phá hủy ngôi trường này v́ tội chống trả. Và v́ mục đích ǵ?
Đó là cách chúng ta đọc động thái của Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) hôm thứ năm nhằm cấm sinh viên nước ngoài theo học tại ngôi trường nổi tiếng thế giới này. Đó là 6.800 sinh viên, hay một phần tư tổng số sinh viên của Harvard, và tương lai của họ đột nhiên trở nên hỗn loạn. Đây cũng là một cuộc tấn công thiển cận vào một trong những thế mạnh cạnh tranh lớn của Mỹ: Khả năng thu hút những người giỏi nhất và thông minh nhất thế giới.
Bộ trưởng Bộ Nội an (DHS) Kristi Noem. Nguồn: Oregon Public Broadcasting
Cuộc tấn công mới nhất bắt đầu khi DHS yêu cầu Harvard giao nộp nhiều hồ sơ khác nhau về sinh viên nước ngoài, bao gồm cả việc liệu có bất kỳ ai đă tham gia vào hoạt động bất hợp pháp hay rời khỏi trường đại học do “hoạt động nguy hiểm hoặc bạo lực, hoặc bị tước quyền” hay không.
Một số yêu cầu về hồ sơ của trường là hợp lư, nhưng một số lại quá đáng khi yêu cầu thông tin cá nhân của sinh viên. DHS cũng cho Harvard hai tuần để phản hồi. Nếu trường không phản hồi, Bộ trưởng DHS Kristi Noem cho biết bà sẽ “tự động thu hồi” chứng nhận của trường trong Chương tŕnh Sinh viên và Trao đổi Khách mời (SEVP). “Việc thu hồi sẽ không được kháng cáo”.
Chương tŕnh SEVP cho phép những người không phải là công dân nhập học tại các trường đại học bằng thị thực sinh viên. DHS có thể cấm các trường đại học tham gia chương tŕnh nếu họ không tuân thủ “yêu cầu lưu giữ hồ sơ, lưu giữ, báo cáo và các yêu cầu khác” đối với sinh viên nước ngoài. Harvard cho biết, họ đă phản hồi với “thông tin theo yêu cầu của luật” trong ṿng hai tuần và đă nộp thêm hồ sơ vào ngày 14 tháng 5.
Bà Noem cho rằng, phản hồi của Harvard là không thỏa đáng và đă loại trường khỏi chương tŕnh. Điều này có nghĩa là sinh viên nước ngoài sẽ phải rời khỏi đất nước trong thời gian ngắn hoặc t́m một trường đại học khác của Mỹ chấp nhận họ.
Hầu hết sinh viên nước ngoài của Harvard đều đang theo học các chương tŕnh sau đại học. Nhiều người hỗ trợ nghiên cứu khoa học và giảng dạy các khóa học đại học. Việc đuổi họ ra khỏi Harvard sẽ làm gián đoạn các dự án nghiên cứu và có thể khiến một số giáo sư khoa học rời đi để đến các trường đại học khác. Có vẻ như đây là mục tiêu của việc đóng băng các khoản tài trợ nghiên cứu của Harvard.
Harvard đă khởi kiện hôm thứ sáu và một thẩm phán liên bang đă ban hành lệnh cấm tạm thời đối với lệnh cấm sinh viên. Trường đại học này nói đúng rằng hành động của chính quyền Trump là “hành động trả đũa rơ ràng đối với việc Harvard thực hiện quyền Tu chính án thứ nhất của ḿnh để từ chối các yêu cầu của chính phủ nhằm kiểm soát hoạt động quản lư, chương tŕnh giảng dạy và ‘ư thức hệ’ của giảng viên và sinh viên của Harvard“.
Trường đại học này có vẻ sẽ thắng kiện, nhưng cho đến khi ṭa án giải quyết được vấn đề, hàng ngàn sinh viên không làm ǵ sai sẽ phải chịu sự ràng buộc pháp lư. Một số người trong số họ chắc chắn đă phản đối các cuộc biểu t́nh chống Israel và thậm chí có thể họ đến từ Israel. Tại sao lại trừng phạt họ?
Chiến thuật của nhóm Trump chống lại Harvard đă gợi nhớ đến cách Chính quyền Obama cắt viện trợ cho sinh viên đối với các trường Cao đẳng Corinthian v́ lợi nhuận với lư do phản ứng chậm trễ đối với các yêu cầu cung cấp hồ sơ. Việc học của hàng ngàn sinh viên đă bị gián đoạn để nhóm Obama có thể tạo ra một làn sóng chính trị.
Điều này sẽ gây tổn hại khủng khiếp đến khả năng thu hút những người trẻ tài năng mang theo doanh nghiệp và vốn trí tuệ của họ đến nước Mỹ. Những người không phải công dân chiếm hơn một nửa số bằng tiến sĩ trong các lĩnh vực liên quan đến AI hồi năm 2022. Nhiều người đă đi làm tại các công ty Mỹ như Nvidia hoặc tự thành lập công ty riêng.
Quỹ Chính sách Quốc gia Mỹ phát hiện ra rằng “những người nhập cư đă thành lập hoặc đồng sáng lập gần hai phần ba (65% hoặc 28 trong số 43) các công ty AI hàng đầu ở Mỹ và 70% sinh viên sau đại học toàn thời gian trong các lĩnh vực liên quan đến trí tuệ nhân tạo là sinh viên quốc tế“. Những người nhập cư cũng đă thành lập hơn một nửa số công ty khởi nghiệp tư nhân của Mỹ có giá trị từ 1 tỷ đô la trở lên.
Ngay cả khi được sửa đổi, lệnh của bà Noem sẽ vang vọng khắp thế giới như một tín hiệu cho thấy nước Mỹ không c̣n cởi mở để giáo dục những người trẻ thông minh nhất thế giới. Sinh viên nước ngoài sẽ hiểu được thông điệp này và sẽ đem tài năng của họ đến nơi khác. Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc hẳn đang cười sung sướng khi kẻ thù chính của họ đang tự làm ḿnh suy yếu—đầu tiên là với thuế quan khiến các công ty của họ kém cạnh tranh hơn, và giờ là với cuộc tấn công vào những người tài giỏi là dân nhập cư.
Giống như hầu hết các trường đại học Mỹ, Harvard cần một cú hích để quay trở lại với sứ mệnh giáo dục những tâm hồn cởi mở. Nhưng điều đó đ̣i hỏi phải có cải cách. Chính quyền Trump dường như nghĩ rằng họ cần phải phá hủy Harvard để cứu vớt trường này. Điều này đi ngược lại với việc làm cho nước Mỹ trở nên vĩ đại.
__________________
The Following 2 Users Say Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Theo dơi cuộc “đấu trí” giữa Donald Trump với hai nước láng giềng là Canada và Mexico về thương mại, tôi không thể không nghĩ đến sự chú trọng của Napoleon Bonaparte (1769 – 1821) với yếu tố thời gian trong những toan tính chiến lược.
Nhưng đầu tiên, với tôi, cách đấu trí đó lại gợi nhớ cái tuổi ấu thời với những “tối hậu thư hai rưỡi”. Cái tuổi trẻ ranh tập tành làm người hùng hay thủ lĩnh mafia, dơng dạc ra lệnh những đối thủ đồng trang lứa, rằng tao đếm đến ba th́ mày phải làm cái này, cái kia, tỷ như tránh qua một bên nhường đường, trả lại ḥn bi đă giật, nhặt cái mũ trên đầu vừa hất xuống đất v.v…
Mạnh miệng như thể đổ máu tới nơi, nhưng, khi giây phút “tối hậu” đă cận kề mà đối phương vẫn không tỏ dấu hiệu nao núng, th́ nhũn ra và chuyển sang… “thời kỳ quá độ”. “Hai” không mạnh dạn tiến thẳng lên “ba” mà chờn vờn ở giữa, đă rời bờ mà vẫn chưa tới bến đúng nghĩa “quá độ”: “Một, hai, … hai rưỡi”.
Tṛ hăm dọa “hai rưỡi” tưởng chỉ là của đám trẻ ranh, vậy mà, bây giờ, cũng là tṛ chơi chính trị của con người quyền lực nhất thế giới. Khi hoăn tới hoăn lui việc áp dụng thuế quan với Canada hay Mexico, một Donald Trump từng hùng hùng hổ hổ cũng nhũn ra như thế, cũng “thời kỳ quá độ” như thế, bởi v́ đối phương cho thấy họ không hề nao núng, không phải là thứ dễ bị bắt nạt.
Đến lượt Napoleon, một thiên tài quân sự với những di sản sống măi về văn hóa, giáo dục, hành chánh và luật pháp. Khi nh́n vào cái chiến lược mà Trump đang thực hành th́ thiên tài này sẽ đánh giá như thế nào?
Chiến lược, theo Napoleon, là “nghệ thuật vận dụng thời gian và không gian”, trong đó thời gian phải là ưu tiên một bởi không gian mất vẫn có thể lấy được, c̣n thời gian mà mất th́ mất luôn: “Strategy is the art of making use of time and space. I am less concerned about the later than the former. Space we can recover, lost time never”. Nghĩa là: “Chiến lược là nghệ thuật sử dụng thời gian và không gian. Tôi ít quan tâm đến cái sau hơn là cái trước. Không gian chúng ta có thể khôi phục, nhưng thời gian đă mất sẽ không bao giờ khôi phục được“.
Như thế, nếu thực sự tin vào việc bảo toàn quyền lợi cho nước Mỹ bằng cuộc chiến thuế quan, tại sao Trump phải liên miên để mất thời gian bằng tṛ “tạm hoăn”?
Mà nói đến chiến lược th́ phải nói đến ba yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân ḥa” và, ở đây, Trump bị hỏng hết cả ba.
Nga đang kẹt ở Ukraine. Nếu Mỹ tiếp tục đóng vai tṛ của vị cứu tinh, không chỉ với Ukraine mà với cả Âu châu như đă từng làm thế dưới thời Joe Biden, ít ra cái khẩu hiệu “nước Mỹ vĩ đại” cũng thành tựu phần nào. Làm thế th́ Mỹ sẽ vĩ đại ngời ngời như đấng anh hùng thống lĩnh thế giới, như đă từng thế vào Đệ nhất rồi Đệ nhị thế chiến. Mà đă thống lĩnh về an ninh – chính trị th́ ưu thế kinh tế – thương mại sẽ là chuyện đương nhiên, như đă từng thấy sau hai cuộc đại chiến.
Không hiểu được cái lẽ đương nhiên này là một. Trump cũng hoàn toàn mù tịt về mắc mứu lịch sử chẳng có ǵ phức tạp lắm trong quan hệ Nga – Ukraine.
Ukaine từng được thế hệ trước của chúng ta gọi là Uy Kiên theo lối phiên âm Hán Việt, hay phổ biến hơn là Tiểu Nga và chính cái tên này chứng tỏ tầm quan trọng chiến lược của đất nước này với Nga. Hoàn toàn trống trải với địa h́nh thảo nguyên nên khả năng pḥng thủ của Nga rất yếu và, nh́n lại lịch sử, những đội kỵ binh của Napoleon hay đội quân cơ giới của Adolf Hitler đă tiến quân ào ào theo thế chẻ tre, xông thẳng đến thủ đô Moscow. Để chống cự th́, cả hai lần, Nga chủ yếu trông cậy vào cái lạnh cực kỳ khắc nghiệt của mùa Đông nhưng, “Đ̣i được vạ th́ má đă sưng”, đợi đến lúc đó th́ đất nước đă tan hoang ra rồi. Chính v́ vậy nên, trong chiến lược lâu dài, Nga hiểu là ḿnh phải tạo những vùng đệm an toàn từ xa mà điểm then chốt là Ukraine.
Âu châu đang nắm trong tay cái cơ hội ngàn năm một thuở nhằm bóc bỏ cái trái độn ấy, bảo vệ nền an ninh của ḿnh và khiến Nga trở nên yếu thế hơn bao giờ hết. Nhưng Trump lại ra tay phá bĩnh, nối giáo cho giặc!
Trong cái nh́n chiến lược, đă đánh mất thời gian, Trump c̣n để mất cả không gian. Nếu cha ông chúng ta chủ trương “Bán bà con xa mua láng giềng gần” th́ Trump, thực sự, đang bán bà con gần chỉ để mua kẻ thù xa.
Gần là Canada, Mexico và là “bà con” bởi, từ năm 1992, đă cùng kư vào “Thỏa ước tự do mậu dịch Bắc Mỹ” (North American Free Trade Agreement: NAFTA). Kẻ thù xa là Nga nhưng nói “mua” th́ quá vinh dự cho Trump. Thực chất, những ǵ đang diễn ra cho thấy Trump đang bán nước Mỹ cho Nga, nhưng bán với giá không đồng: Nga không tốn cái ǵ cả nhưng lại được rất nhiều!
Từ một góc độ khác th́, phải chăng, Trump đang học theo Tần Thủy Hoàng?
Để thôn tính lục quốc, Tần Thủy Hoàng đă theo lời Phạm Thư thực hiện chiến lược “Viễn giao cận công”: Nước gần như Hàn th́ đánh chiếm trước nhất, nước xa là Tề th́ kết thân rồi đánh chiếm cuối cùng, sau một giai đoạn kéo dài đến 10 năm. Nhưng Trump? Chẳng lẽ ông ta điên rồ đến mức tính toán đến việc nuốt chửng Canada và Mexico trước, sau đó mới tính sổ với Nga?
Nuốt chửng lục quốc, Tần Thủy Hoàng đă tiến hành rất nhiều cải cách quan trọng để thống nhất Trung Hoa nhưng cần nhớ rằng, chỉ ba năm sau khi ông ta qua đời v́ bệnh, ở tuổi 49, nhà Tần lại bị diệt vong. Cơ nghiệp khổ công xây dựng trong 37 năm làm vua, đặc biệt là trong 12 năm xưng hoàng đế, đă tan thành mây khói và, ngày nay có nhắc lại, chủ yếu người ta chỉ nói về Tần Thủy Hoàng như là một kẻ “phần thư khanh Nho”, đốt sách chôn học tṛ.
Và Trump, vẫn chưa đến mức “phần thư” nhưng rơ ràng Trump là một kẻ “bài thư”, từ mà tôi nghĩ ra với hai tầng nghĩa khác nhau.
Đầu tiên th́ “bài thư”, để tạm dịch từ dylexia hay bibliophobia mà giới quan sát cho rằng Trump đang mắc, cái hội chứng khó đọc hay nói gọn là bệnh chán chữ hay ngán chữ, sợ sách. Nếu đó là bệnh lư cá nhân th́ chính căn bệnh cá nhân này đă gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho nước Mỹ.
“If you’re reading this sentence, you’ve read more than the president has today”. (Nếu bạn đang đọc câu này, bạn đă đọc nhiều hơn tổng thống đă đọc trong ngày hôm nay), nhà b́nh luận Winsor Mann đă viết như thế hồi tháng 5 năm 2020. Theo Mann th́ chính căn bệnh này đă biến Trump trở thành một tội đồ với những phản ứng vô trách nhiệm nếu không muốn nói là “ngu xuẩn” trong đại dịch Covid: Trong hai tháng đầu năm, Trump đă phớt lờ hơn một tá những báo cáo t́nh báo về bệnh dịch này, chỉ v́ quá ngán chữ hay sợ chữ, không chịu đọc! [1]
Và đây cũng là điều sẽ khiến Napoleon chê Trump. Thiên tài quân sự của Napoleon xây dựng trên cả nền tảng văn hóa bởi ai cũng biết, ông ta là một con mọt sách, đọc rất nhiều: “Read over and over again the campaigns of Alexander, Hannibal, Caesar, Gustavus, Turenne, Eu-gene and Frederic. … This is the only way to become a great general and master the secrets of the art of war”. (Hăy đọc đi đọc lại các chiến dịch của Alexander, Hannibal, Caesar, Gustavus, Turenne, Eugene và Frederic… Đây là cách duy nhất để trở thành một tướng lănh vĩ đại và thủ đắc nghệ thuật chiến tranh).
Nhưng Trump c̣n “bài thư” trên ư nghĩa “phản trí thức” qua những chính sách thù hằn với tri thức và sự truyền bá tri thức. Trump đă “bài” như thế qua việc phá hoại nền giáo dục Mỹ như giải tán Bộ Giáo dục liên bang. Trump đă “bài” như thế với những quyết định hành pháp thù địch với các đại học và sinh viên. Và Trump cũng đă “bài” như thế với việc xóa bỏ các cơ quan truyền thông có chức năng phổ biến giá trị Mỹ trên toàn cầu như VOA.
Sợ đọc nhưng Trump lại rất to mồm và đây cũng là điều để Napoleon chê: “You do not get peace by shouting: Peace. Peace is a meaningless word; what we need is a glorious peace.” Nghĩa là: “Bạn không thể đạt đến ḥa b́nh bằng cách kêu gào: Ḥa B́nh. Ḥa b́nh chỉ là một từ vô nghĩa; những ǵ mà bạn cần là một một nền ḥa b́nh trong vinh quang“.
Nhưng đó chính là điều mà hai thầy tớ Trump và JD Vance làm cả thế giới văn minh sững sờ hay giận dữ khi đón ông Volodymyr Zelensky, Tổng thống Ukraine, tại Ṭa Bạch ốc. Cả Vance và Trump thi nhau gào rống về một thứ ḥa b́nh chỉ có trên lưỡi trong khi cái mà nhân dân Ukraine thực sự đ̣i hỏi một thứ ḥa b́nh có thật, ḥa b́nh trong danh dự.
Thầy nào tớ đó, từ tổng thống đến phó tổng thống, rồi các ông bộ trưởng, cố vấn, phụ tá, ai cũng thế cả th́ chúng ta c̣n có kỳ vọng nào về cái chính quyền này? Nói theo Napoleon: “If you build an army of 100 lions and their leader is a dog, in any fight, the lions will die like a dog. But if you build an army of 100 dogs and their leader is a lion, all dogs will fight as a lion.” Nếu chúng ta xây dựng một đạo quân gồm 100 con sư tử đặt dưới trướng một con chó th́, trong bất cứ trận chiến nào, sư tử sẽ chết như chó. Nhưng nếu chúng ta xây dựng một đạo quân gồm 100 con chó đặt dưới trướng một con sư tử, cái đội quân toàn là chó này sẽ chiến đấu như một bầy sư tử.
Cái bi hài kịch của nước Mỹ hiện tại là nhà lănh đạo tối cao không hề là sư tử, mà những kẻ răm rắp phục tùng ông chủ này cũng không đáng mặt sư tử. Và, dẫu rất hùng mạnh, rồi đây Quân đội Mỹ sẽ chiến đấu như thế nào với một ông tổng tư lệnh tối cao từng trốn lính, từng mạt sát những anh hùng gặp nạn trong lửa đạn như John McCain, lại đang nhẫn tâm cắt giảm quyền lợi của các cựu chiến binh và bôi xóa lịch sử của nó khi chối bỏ các anh hùng và tử sĩ da màu?
Và nói đến quân đội, nói đến chiến đấu, ắt phải bàn đến những trường hợp diễn ra ngoài ư muốn, t́nh trạng tội phạm chiến tranh mà, trong cái nh́n của Napoleon: “In war, as in politics, no evil – even if it is permissible under the rules – is excusable unless it is absolutely necessary. Everything beyond that is a crime”. Trong chiến tranh hay chính trị, không có sự độc ác nào — cả khi được phép theo luật lệ — được tha thứ, trừ khi nó tuyệt đối cần thiết. Bất cứ hành vi nào xâm phạm giới hạn này đều là tội phạm.
C̣n Trump th́ đă làm ǵ? Trump không chỉ “tha thứ” cho những tội ác man rợ của Vladimir Putin và Benjamin Netanyahu mà chúng ta chứng kiến ngày ngày trên ti vi. Trump thậm chí c̣n đóng vai đồng lơa và đồng minh đắc lực của hai tên tội phạm chiến tranh này.
Nhưng ít ra cũng có một sự tương đồng nào đó, trong thói quen ăn uống. Trump th́ khét tiếng với thức ăn nhanh, McDonald’s, Burger King, KFC hay pizza và, thậm chí, có khi mời khách đến Ṭa Bạch ốc, Trump chỉ đăi toàn… McDonald, đến mấy đống [3]. C̣n Napoleon th́ với thói quen của giới vơ biền, ăn uống rất nhanh, không bữa nào kéo dài mười phút và đây là cái dở của ông ta về chính trị.
Trong những tháng ngày lưu đày trên đảo Elba, có cơ hội suy gẫm về những vấp ngă của đời ḿnh, Napoleon mới lấy làm hối tiếc đă không học theo Louise XIV (1638 – 1715), vị minh quân không chỉ làm nở rộ nghệ thuật ẩm thực Pháp mà c̣n có thể khai thác bàn tiệc như một cuộc duyệt binh. Âu châu thời ấy phát sốt với những gia vị và hương liệu phương Đông, tưởng không bao giờ thoả măn nổi và, với bàn tiệc ăm ắp những miếng ngon hiếm có và đắt tiền ấy, Louis XIV đă chứng tỏ được quyền lực của người đang làm chủ những tuyến đường hàng hải chiến lược và do đó càng củng cố và thu hút các quan hệ đồng minh [4].
Nhận ra điều này nên Napoleon mới tự trách ḿnh. Nếu ông ta dứt bỏ được cái thói quen ăn uống chóng vánh? Nếu ông ta biết tổ chức những yến tiệc linh đ́nh để, qua những bữa ăn khề khà kéo rê mà xây dựng đồng minh chính trị? Làm được như thế th́ biết đâu, sự nghiệp của ông ta đă không đứt ngang với một kết thúc buồn.
Nếu Napoleon hối hận v́ đă không ăn chậm hơn th́, cơ hồ, cho đến nay, Trump vẫn chưa đoạn tuyệt với thức ăn nhanh và, liệu, mai này, Trump có hối hận như thế hay không?
Không ai biết trước cái ǵ sẽ xảy ra cả mà, hiện tại, bao nhiêu là nhà lănh đạo dân túy với quyền lực nghiêng trời đang chờ ra ṭa? Cựu Tổng thống Rodrigo Duterte của Philippines đă bị chính Cảnh sát Philippines tóm cổ để đưa ra Ṭa án quốc tế với những cáo buộc chống lại con người. Cựu Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, từng được mệnh danh là Trump của Brazil, đang bị truy tố ra ṭa với cáo buộc âm mưu đảo chính sau cuộc bầu cử năm 2022. Và Yoon Suk Yeol, Tổng thống Nam Hàn, đă bị bắt và tống giam giữa lúc đang nhậm chức v́ hành vi lạm dụng quyền lực, xâm phạm hiến pháp và, hiện tại, dù được phóng thích, vẫn phải mất chức và chờ ra ṭa.
Trong cái đà này th́, mai này, khi phải trả lời trước pháp luật về những hành vi tư lợi, xung đột lợi ích và, thậm chí, thông đồng với kẻ thù, Trump sẽ phải hối tiếc v́ cái tật chỉ khoái khẩu với fast food?
Nếu thật sự có một ngày mai như thế th́, lúc đó, dẫu ngoái cổ nh́n trước nh́n sau rồi nh́n trái nh́n phải, Trump cũng chẳng thể nào t́m ra một đồng minh trung thành, là những cộng sự viên đă từng chia sẻ với ḿnh không khí ấm áp của một bữa ăn gia đ́nh chứ không phải là một đống fast food vô hồn…
Ai cũng cho rằng “Trump đang mơ chức Giáo Hoàng” nhưng tôi có đủ sở cứ để nghi là ông ta chỉ mơ được “băng hà” như là Đức Giáo Hoàng.
Mục tiêu cụ thể không thực sự là mặc “áo Giáo Hoàng” mà là, đến cuối đời, được liệm vào một cái… áo quan như Ngài.
Trump đăng ảnh chế ông ta mặc đồ Giáo hoàng gây phản cảm. Nguồn ảnh từ trí tuệ nhân tạo (AI).
Trả lời phỏng vấn trước khi lên đường đến Vatican dự tang lễ Giáo Hoàng, Trump cho biết tang lễ sẽ “rất là thú vị” (very interesting)! [1]
Dự tang lễ xong, về Mỹ, Trump nói với các phóng viên rằng, đó là một “tang lễ đẹp”, lặp đi lặp lại những ba lần [2].
Đi và về Trump đều ám ảnh với tang lễ ấy, “rất là thú vị”, “đẹp, đẹp, đẹp”, rồi sau đó bỏ công ra chế chân dung ḿnh với lễ phục Giáo hoàng.
Thật sự, lần đầu tiên thấy ảnh “Giáo hoàng Trump” tôi không tin ngay rằng đó là của Trump, mà là sản phẩm của những người thù ghét.
Bằng ấy tuổi đầu th́ ai lại chơi cái tṛ trẻ con này? Nhưng kiểm tra lại với những nguồn tin, tờ báo uy tín, mới tin chắc rằng Trump là một ông già trí c̣n con trẻ.
Điều này càng khiến tôi tin vào nghi ngờ của ḿnh. Phải chăng, sau khi dự tang lễ của người được mệnh danh là “Giáo hoàng của nhân dân” (“People’s Pope,”), thấy t́nh cảm và sự trọng vọng mà hàng trăm ngàn người bày tỏ, Trump càng bị ám ảnh về ngày phán xét cuối cùng của ḿnh?
Sau này có ra đi, Trump nhất định phải có một tang lễ y như thế, không hơn th́ cũng phải bằng và, do đó, Trump phải diễn tả ḿnh như là một Giáo Hoàng, bằng kỹ thuật AI.
Văn vẻ một chút, chúng ta có thể “diễn ca” tâm tư của Trump:
Tôi mơ tang lễ Giáo hoàng
Đẹp và thú vị, rất là, quá ư…
Nhưng để được thương tiếc như Giáo Hoàng th́ phải nh́n lại ḿnh, đă có cống hiến nào như ngài?
Chín năm trước, khi Trump chủ trương xây tường dọc theo biên giới Mỹ – Mễ Tây Cơ, Giáo Hoàng Francis đă nhấn mạnh rằng, “Trump không phải là người Thiên Chúa Giáo”, v́ nếu thế th́ Trump phải là người xây cầu để kết nối ḥa giải, không phải là hạng xây tường để cách ngăn, chia rẽ [4].
Bây giờ, khi qua đời, một trong những ước nguyện mà Giáo Hoàng Francis bày tỏ với Hồng y Giovan-ni Battista Re trước phút lâm chung là một thế giới ḥa hợp, ở đó “các nhà lănh đạo thế giới xây cầu, không xây tường” [5].
Nghĩa là thế giới mơ ước đó không có mặt hạng Tổng thống như Trump!
Giáo Hoàng Francis xuất thân từ một tu sĩ Ḍng Tên, tiếng Anh là Jesuits hay chính thức là Society of Jesus. Ḍng tu này, khi truyền sang Việt Nam, có lẽ v́ do truyền thống kỵ húy, người Việt không dám gọi thẳng, mà dùng chữ Ḍng Tên.
Ḍng tu này do Inigo de Loyola, người Basque (Tây Ban Nha), cùng một số bạn hữu sáng lập năm 1540, xem ḿnh là “Chiến sĩ” của Chúa, dấn thân để phục vụ xă hội. Ḍng Tên có quan điểm khác biệt với niềm tin chính thức của Vatican khi cho rằng con chiên có thể thông công trực tiếp với Chúa qua việc cầu nguyện, không nhất thiết phải qua trung gian của linh mục.
Thời này Vatican đối mặt với một cuộc khủng hoảng lớn do phong trào Kháng Cách (Protestant), dẫn đến sự h́nh thành của Giáo hội Tin Lành, cũng có quan điểm tương tự về thông công. Để đối phó, Giáo Hoàng Phaolo III đă công nhận ḍng tu này, dùng cải cách mềm đối phó cải cách cứng.
Năm 2013, khi đối mặt với khủng hoảng v́ tai tiếng liên quan đến việc một số giáo phận chủ trương việc bao che hành trạng t́nh dục của một số linh mục, Vatican đă chọn Hồng y Francis, một tu sĩ Ḍng Tên, vào vị trí Giáo Hoàng.
Có khuynh hướng khai phóng và dấn thân, hướng đến mục tiêu công bằng xă hội, do đó về mặt xă hội nghiêng về cánh tả; Ḍng Tên nổi tiếng với những cống hiến giáo dục, qua việc thành lập trường học các cấp, kể cả bậc đại học trên khắp thế giới. Giáo hoàng Francis được mệnh danh “Giáo Hoàng của nhân dân” cũng v́ lẽ này và, do đó, đă ra đi như một người của nhân dân, của cả quả địa cầu.
Một Donald Trump kỳ thị, cực hữu với chủ trương chia rẽ thế giới và đả phá giáo dục th́ khác. Trump là Tổng thống của giới tài phiệt. Trump hănh diện khoe khoang mối quan hệ thân thiết với những nhà độc tài như Kim, như Putin. Trump hoàn toàn không có chỗ đứng nào trong trái tim của nhân dân.
Có tiền th́ bất cứ nhà tài phiệt ưa chơi nổi nào cũng có thể mua một tang lễ “đẹp” và “rất thú vị” nhưng vấn đề là cái “mùi” của nó.
Tôi nghĩ đến cái “tang lễ” của Adolf Hitler, cái hố cạn cợt v́ đào vội bằng tay dưới những loạt pháo và mấy can xăng, một mùi khét lẹt.
Tôi nghĩ đến tang lễ của Pol Pot, giữa rừng mà thậm chí chẳng có được những bó củi tử tế, chỉ tấp lên bao nhiêu thứ xà bần, những đồ gia dụng bị vứt bỏ, thậm chí cả tấm nệm, mấy cái lốp xe cũ, để thân xác thêm đau khi phải quằn quại trong đám khói đen ś, khét lẹt, gây ô nhiễm nặng cho môi trường [6].
Mùi khét của thân xác đó rồi cũng nhạt phai, tan biến nhưng mùi khét của phần hồn th́ sẽ c̣n lại măi măi bởi bọn này, chính bọn chúng, với những ư đồ chống lại con người, là một sự ô nhiễm trầm trọng với nhân quần.
‘Speaking to reporters at the White House, the US president said: “It’s going to be very interest-ing, we’re going to meet with a lot of the foreign leaders that want to meet.”
Thật trùng hợp, đúng ngày 30 tháng 4 th́ Donald Trump cũng nói “giọng 30”.
Đây là thành ngữ xuất hiện sau ngày 30/4/1975 từ bên thua cuộc với hàm ư khinh miệt. Nó ám chỉ giọng điệu ton hót của đám xu thời, “tham gia cách mạng ngay từ khi miền Nam hoàn toàn giải phóng”.
Nếu người trong trại cải tạo khổ sở và khinh bỉ đám ăng ten th́ ngoài đời dân thường cũng thế với lũ “cách mạng 30” này.
Để tâng công th́ phải đạp lên đầu người khác.
Để chứng tỏ ḷng trung thành th́ phải gồng người ra mà “khẳng định lập trường” với ông chủ mới.
Đi làm công tác, dọn vệ sinh, đắp đường hay khai mương, những thư sinh chưa quen với việc chân tay tỏ ra chậm chạp sẽ bị bọn này lên gân, mắng xối xả là “chưa gột bỏ ảnh hưởng của chế độ cũ”.
C̣n nếu xă hội vẫn c̣n những tệ nạn nào đó, đĩ điếm, trộm cướp th́, đó là “tàn dư của chế độ cũ”.
Bây giờ Donald Trump cũng giở cái giọng này.
Mới đây, sau khi số liệu thống kê cho thấy trong quư một của năm 2025, GDP của Mỹ đă giảm sút và, lần đầu tiên trong ba năm, nền kinh tế đă đi xuống, Trump liền đổ lỗi đó là do “ảnh hưởng của chế độ Biden”.
Kinh tế mà tăng là do Trump giỏi, kinh tế mà giảm là do Biden dở.
C̣n nhớ năm ngoái, trong thời gian vận động tranh cử, khi kinh tế Mỹ tăng trưởng, thể hiện trong sự trỗi dậy của thị trường chứng khoán, Trump lại giành công, nói rằng kinh tế phát triển là do người Mỹ lạc quan về tương lai, bởi Trump sẽ thắng cử [1].
Th́ đó, cũng như giọng điệu của đám 30 và các quan thầy, tương tự “niềm lạc quan cách mạng” hay “niềm tin tất thắng”.
Giọng của Trump cũng chẳng khác ǵ cái điều mà dân gian chế nhạo:
Mất mùa là tại thiên tai
Được mùa là tại thiên tài đảng ta
Đă có người Mỹ nào nghĩ ra một câu tương tự?
Trước mắt chỉ thấy Trump tuyên bố một cách tự tin và, cho đến nay, vẫn có người tin.
Họ làm tôi nghĩ đến mấy lời của Bertrand Russel, nhà toán học và triết gia người Anh, Giáo sư của Đại học Cambridge: “The whole problem with the world is that fools and fanatics are always so certain of themselves, and wiser people so full of doubts.”
Tạm dịch: “Toàn bộ rắc rối của thế giới là do mấy thằng đần và thằng cuồng, thằng nào cũng tự tin cả, trong khi người khôn luôn ngờ vực”.
Và: “A stupid man’s report of what a clever man says can never be accurate, because he un-consciously translates what he hears into something he can understand.”
Tạm dịch: “Khi thuật lại những điều mà một người thông minh tŕnh bày, không thằng ngu nào có thể tường thuật chính xác cả, lư do là hắn đă vô t́nh biến những ǵ hắn nghe thành những ǵ hắn có thể hiểu”.
Tóm tắt: Những tuyên bố sai trái về “nạn diệt chủng” của Trump đă đưa vấn đề chủng tộc lên hàng đầu trong các cuộc tṛ chuyện cấp quốc gia ở Nam Phi theo cách hiếm thấy kể từ khi chế độ phân biệt chủng tộc kết thúc.
CAPE TOWN, Nam Phi — Những tuyên bố sai sự thật do Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra tại Pḥng Bầu dục hôm thứ Tư, rằng cộng đồng người da đen chiếm đa số ở Nam Phi đang cố gắng tiêu diệt người da trắng gốc Afrikaner, đă làm rung chuyển đất nước này — và đưa vấn đề chủng tộc lên hàng đầu trong các cuộc tṛ chuyện trên toàn quốc theo một cách hiếm thấy kể từ khi chế độ phân biệt chủng tộc kết thúc.
Những người “sinh ra là người tự do”, những người trẻ tuổi trưởng thành sau cuộc bầu cử tự do đầu tiên của nước này vào năm 1994 và được hứa hẹn một tương lai tươi sáng ở một Nam Phi mới, đă kể về những cuộc tṛ chuyện khó khăn với bạn bè và đồng nghiệp về những căng thẳng chủng tộc mà phần lớn thế hệ của họ không hề biết tới.
Người Nam Phi da trắng — dù là người Afrikaner hay không — đă lên tiếng bày tỏ sự tức giận bị ḱm nén từ lâu về sự thất bại của Đại hội Dân tộc Phi, đảng cầm quyền của nước này, trong việc thực hiện lời hứa về một xă hội b́nh đẳng, phi chủng tộc.
Nam Phi đă có những người đoạt giải Nobel Ḥa b́nh như Nelson Mandela và Desmond Tutu. Họ đă ca ngợi nước này là “quốc gia cầu vồng” cách đây ba thập niên, là xă hội bất b́nh đẳng nhất thế giới, theo Ngân hàng Thế giới. Nơi đây xă hội bị ảnh hưởng bởi sự chênh lệch kinh tế lớn và sự tiếp cận không b́nh đẳng đối với việc làm và giáo dục cho công dân da đen. Nhiều khu phố vẫn tồn tại việc phân biệt chủng tộc. Tội phạm bạo lực vẫn là một hiểm họa.
Một ngày sau cuộc gặp tại Nhà Trắng giữa Trump và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, những tuyên bố gây sốc và vô căn cứ của Trump về “nạn diệt chủng” đối với nông dân da trắng đă thống trị các bài báo, các phương tiện truyền thông xă hội và các cuộc thảo luận khắp Nam Phi.
Một số hăng tin khen ngợi Ramaphosa v́ giữ được b́nh tĩnh khi Trump lên tiếng tấn công: “Ông ấy đă không bị Zelensky làm ảnh hưởng“, báo Daily Maverick viết, ám chỉ đến cuộc gặp gỡ đầy căng thẳng giữa Trump với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hồi tháng 2.
“Trump đă buộc Nam Phi phải đối mặt với tệ nạn tội phạm”, một bài xă luận trên News24, ấn phẩm trực tuyến lớn nhất nước này, viết.
Relebogile Thekiso, 27 tuổi, một thực tập sinh thiết kế đồ họa người da đen tại Johannesburg, nói: “Cuộc tranh luận về nạn diệt chủng này thật khó xử, bạn ạ, tôi không biết nữa. Hôm nay ở công ty, mọi người đều nói về nó, thậm chí c̣n nói đùa về nó. Nhưng một số đồng nghiệp da trắng lại không tham gia tranh luận”.
Cô nói tiếp: “Điều đó khiến tôi tự hỏi liệu họ có im lặng v́ họ đồng ư với Trump không. Tuần này, tôi sẽ giữ khoảng cách xă hội với người bạn [da trắng] của tôi cho đến khi t́nh h́nh lắng xuống”.
Tổng thống Ramaphosa hy vọng chuyến thăm Washington của ông sẽ thiết lập lại mối quan hệ vào thời điểm Nam Phi cắt giảm chi tiêu và đang bị đè nặng bởi nợ nần. Bộ trưởng Tài chính Enoch Godongwana cho biết hôm thứ Tư, rằng nền kinh tế dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 1,4% trong năm nay, giảm nửa điểm so với dự báo hồi tháng 3.
Một thỏa thuận thương mại với Mỹ sẽ giúp ích cho Nam Phi. Nhưng đó không phải là ưu tiên chính của Trump hôm thứ Tư, khi ông chuyển hướng cuộc tṛ chuyện sang vấn đề của người Afrikaner da trắng, hậu duệ của những người từng là thực dân Hà Lan ở Nam Phi. Tổng thống cho biết, có “hàng ngàn” người đă nộp đơn xin quy chế tị nạn ở Mỹ, một tuyên bố khó có thể xác minh.
Nhóm đầu tiên gồm khoảng 50 người Nam Phi da trắng đă đến Mỹ trong tháng này theo chương tŕnh nhân đạo mà chính quyền Nam Phi đă đ́nh chỉ đối với các nhóm khác chạy trốn chiến tranh và đàn áp.
Việc Trump tập trung vào việc giết hại những người nông dân da trắng đă khơi dậy những căng thẳng đă bị chôn vùi từ lâu về vấn đề chủng tộc, một vấn đề đă ám ảnh Nam Phi kể từ những ngày đầu tiên của chế độ thực dân. Trước thềm cuộc bầu cử năm 1994, cuộc bầu cử cuối cùng đánh dấu sự kết thúc của chế độ cai trị của thiểu số da trắng, nỗi lo sợ về một cuộc chiến tranh chủng tộc toàn diện đă lan rộng ở một số cộng đồng nước này.
John Endres, giám đốc điều hành của Viện Quan hệ Chủng tộc Nam Phi (IRR) nói: “Những vụ giết người ở các trang trại tại Nam Phi là một hành vi tàn bạo đặc biệt. Những tội ác này là đặc trưng với bạo lực vô nghĩa, nhắm vào những người dễ bị tổn thương như những người nông dân lớn tuổi và gia đ́nh của họ”, với động cơ thường là cướp bóc.
Tuy nhiên, ông cho biết, “việc xác định nông dân da trắng là nạn nhân duy nhất của những tội ác này là không chính xác”.
Theo dữ liệu của IRR, năm 2023, có 49 người bị giết hại tại các trang trại, với đa số là những người da đen. Trên toàn quốc, có 27.621 vụ giết người trong năm đó; khoảng 80% nạn nhân là “những thanh niên da đen nghèo, thiếu việc làm hoặc thất nghiệp“, Endres cho biết.
Ernst van Zyl, giám đốc quan hệ công chúng của AfriForum, một nhóm bảo vệ quyền của người Afrikaner, cho biết, nhiều người đă trở nên vỡ mộng với nền chính trị đảng phái ở Nam Phi, nhưng phủ nhận rằng có nhiều người muốn rời khỏi nước này.
“Không đến mức họ ngừng bỏ phiếu, nhưng đó không phải là con đường duy nhất để họ mang lại sự thay đổi”, van Zyl nói, đồng thời cho biết rằng các nhà hoạt động người Afrikaner ngày càng tham gia nhiều hơn vào các tổ chức xă hội dân sự để giải quyết các vấn đề ở cấp địa phương.
“Mọi người cảm thấy thoải mái hơn khi nói về vấn đề giết người ở trang trại khi tổng thống Mỹ đang nói về nó. Những người bên ngoài nh́n vào đang thấy một điều ǵ đó vô cùng đáng lo ngại và không thể chấp nhận được“, van Zyl nói thêm.
Trong tổng số hơn 60 triệu người tại Nam Phi, có khoảng 4,6 triệu người là người da trắng, theo cuộc điều tra dân số mới nhất của Nam Phi được thực hiện vào năm 2022. Khoảng 2,7 triệu người nói tiếng Afrikaans như ngôn ngữ đầu tiên của họ.
Tshepo Madlingozi, một viên chức của Ủy ban Nhân quyền Nam Phi cho biết, nước này vẫn bị chia rẽ theo chủng tộc và vẫn chưa hoàn toàn đối mặt với lịch sử đau thương của ḿnh. “Điều này thực sự cho thấy chúng ta c̣n một chặng đường dài để xây dựng một quốc gia“, Madlingozi nói.
Ủy ban Sự thật và Ḥa giải của Nam Phi được thành lập cách đây 30 năm để vạch trần những tội ác thời kỳ phân biệt chủng tộc, đă được ca ngợi rộng răi. Nhưng những người chỉ trích cho rằng, Ủy ban này ưu tiên ḥa giải dân tộc hơn là công lư cho các nạn nhân.
Madlingozi nói: “Chúng tôi đă không trung thực với nhau về những ǵ xảy ra và ai đă làm ǵ với ai, và chúng tôi sẽ giải quyết nó thế nào. Đó là một sai lầm lớn”.
Ông cho biết, những tuyên bố sai trái của Trump về nạn diệt chủng là “rất đau đớn và có phần phản bội” đối với người Nam Phi da đen, nhiều người trong số họ vẫn đang phải đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống đă ăn sâu bén rễ. “Tôi đang nói đến các trường đại học và trường học vẫn duy tŕ [chỉ có người] da trắng, nơi da trắng vẫn là chuẩn mực, nơi đặc quyền của người da trắng vẫn được ủng hộ“, Madlingozi nói.
Thekiso, một nhà thiết kế đồ họa, cho biết, cô từng cười vui với cả đồng nghiệp da trắng và da đen về “các video trên mạng xă hội về người da trắng nhảy múa hoặc nói tiếng bản địa”, nhưng giờ mọi thứ đă trở nên khó xử. Với người bạn da trắng của ḿnh, cô sẽ ăn trưa tại chỗ những người bán hàng rong gần các bến taxi, chủ yếu được người da đen phục vụ.
Thekiso nói: “Cô ấy không phải là kiểu người [phân biệt chủng tộc] như vậy — cô ấy rất tuyệt. Tôi có lẽ sẽ hỏi cô ấy xem cô ấy có muốn rời khỏi Nam Phi không, hoặc cô ấy nghĩ ǵ về những điều Trump nói vào một lúc nào đó”. Nhưng cô ấy nói rằng, cô ấy vẫn chưa cảm thấy sẵn sàng để tṛ chuyện về chuyện đó.
Palesa Nxumalo, 21 tuổi, đang ôn thi tại thời điểm diễn ra cuộc họp Trump -Ramaphosa nhưng cô đă xem video trao đổi của họ trên TikTok. Cô tự hỏi: “Liệu những người da trắng, khi họ nh́n tôi, có nghĩ rằng tôi sẽ giết họ không? Tôi sẽ thận trọng khi ở gần họ. Tôi không muốn có bất kỳ sự việc kịch tính nào xảy ra xung quanh ḿnh“.
__________________
The Following 2 Users Say Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.