'Vài người Việt giả vờ t́m toilet sân bay rồi chen hẳn lên phía đầu hàng liền bị một số khách quốc tế khác phản ứng và lôi xuống cuối'. Một lần khác, khi tôi xếp hàng lấy Tax Refun (hoàn thuế) ở Italy, bỗng một người đàn ông Việt Nam cũng chen lấn và bị một khách Tây khác quát to."Tôi đă bắt gặp vài trường hợp hành xử của người Việt ở nước ngoài khiến bản thân thấy rất xấu hổ: Một lần, tôi đứng xếp hàng đi vệ sinh ở Sân bay Incheon (Hàn Quốc), có vài người Việt giả vờ t́m toilet rồi chen hẳn lên phía đầu hàng. Thế rồi, họ bị một số khách quốc tế khác phản ứng và lôi xuống cuối hàng kèm theo ánh mắt cười chê.
Một lần khác, khi tôi xếp hàng lấy Tax Refun (hoàn thuế) ở Italy, bỗng một người đàn ông Việt Nam cũng chen lấn và bị một khách Tây khác quát to. Khi tôi tới Nhật Bản, đi tàu subway có quy định không được nói chuyện điện thoại. Thế nhưng, một người phụ nữ Việt Nam cứ nói chuyện oang oang như chỗ không người, mặc kệ ánh nh́n khó chịu của người xung quanh".
Đó là chia sẻ của độc giả Lê Thị Thúy Hoa về những thói quen xấu trong ứng xử của một bộ phận người Việt ở nước ngoài. Ngày càng nhiều người Việt ra nước ngoài để du lịch, công tác, hợp tác lao động, du học, và định cư tại hơn 130 quốc gia và vùng lănh thổ, làm cầu nối văn hóa giữa Việt Nam và thế giới.
Tuy nhiên, số liệu thống kê tại một hội thảo khoa học vào tháng 9/2024 cho thấy t́nh trạng người Việt Nam vi phạm pháp luật, phạm tội ở nước ngoài có chiều hướng gia tăng, tác động xấu đến h́nh ảnh đất nước. Số người Việt Nam bị các cơ quan chức năng của nước ngoài phát hiện xử lư vào năm 2023 tăng hơn 33% so với năm 2022.
Bạn đọc Đ́nh kể về những trải nghiệm của bản thân:
"Lao động Việt tại Nhật Bản có một tiếng xấu là hay trộm cắp vặt. Là những kỹ sư được công ty đưa sang Nhật học sử dụng máy móc, vậy mà một số người vẫn ăn trộm đồ, đặc biệt là xe đạp. Người Nhật đi xe đạp ra ga tàu điện và để đó, họ lên tàu điện đi làm, vậy mà có người Việt đi ra đó và trộm xe đạp mang về kư túc xá.
Sếp người Nhật của tôi vẫn hay ca thán rằng 'sao nhiều người Việt, kể cả người có tŕnh độ học vấn cao, mà vẫn trộm vặt vậy?', làm cho nhóm kỹ sư chúng tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ".
Độc giả Hoàng Chi dẫn chứng:
"Một thực trạng nhức nhối khi xuất ngoại của một bộ phận người Việt chính là việc lớn tiếng ở nơi công cộng, không có ư thức xếp hàng cũng như hay có thói quen x́ xào, bàn tán về mọi người xung quanh. Tôi tự hỏi, liệu chúng ta đă có những chiến dịch tuyên truyền về văn hoá ứng xử cho công dân khi đi ra nước ngoài chưa?
Một ví dụ cụ thể mà ai cũng có thể thấy khi đi Metro ở TP HCM mỗi ngày, đó là văn hóa xếp hàng của một bộ phận người dân chưa thực sự tốt, c̣n chen lấn, xô đẩy. Vấn đề là nhiều người tiếp tục mang thói quen ứng xử xấu xí đó ra môi trường quốc tế, gây ảnh hưởng đến h́nh ảnh người Việt trong mắt bạn bè thế giới".
Đồng quan điểm, bạn đọc Tríbổ sung thêm: "Ở Việt Nam đâu thiếu các bộ quy tắc ứng xử văn hóa. Nó được phổ biến rộng răi từ công sở, doanh nghiệp cho tới từng khu phố, nơi công cộng. Quan trọng nhất vẫn là nhận thức của mỗi người.
Khi nào người Việt c̣n suy nghĩ theo kiểu: 'Tốt, xấu ở đâu cũng có, không cần quá đề cao văn hóa ngoại', hay 'cứ hành xử thoải mái, miễn không vi phạm pháp luật'... th́ vấn đề văn minh, lịch sự sẽ c̣n rất xa vời".
"Hành xử chuẩn mực của từng cá nhân đều sẽ góp phần tạo dựng h́nh ảnh quốc gia. Mỗi người, dù là du khách, công dân định cư, hay chuyên gia, đều là một 'đại sứ' h́nh ảnh cho đất nước.
Tôi mong rằng người Việt chúng ta sẽ có ư thức hơn mỗi khi đi xuất cảnh. Để chúng ta góp phần làm đẹp thêm cho h́nh ảnh con người và đất nước Việt Nam", độc giả Lê Thị Thúy Hoa kết lại sau những chia sẻ phía trên.
|