Bao đời nay, người Mông đều trồng lanh, dệt vải, tự may trang phục cho ḿnh bởi quan niệm “chỉ có mặc vải lanh mới không lạc tổ tiên”.
Bao đời nay, người Mông đều trồng lanh, dệt vải, tự may trang phục cho ḿnh bởi quan niệm “chỉ có mặc vải lanh mới không lạc tổ tiên”. Bây giờ, tiếng tăm của thổ cẩm Mông đă vượt qua những đỉnh núi chót vót, t́m đến tận những nước Âu, Mỹ và trở thành một món handmade (hàng hóa thủ công) được nhiều người ưa thích…
Nhận diện qua trang phục
Trong một chuyến công tác tới vùng cao nguyên đá Quản Bạ (Hà Giang), bên bếp lửa bập bùng, tôi vô t́nh được nghe lời dặn ḍ của bà chủ nhà với cô cháu nội đang độ trăng tṛn. Rót chén rượu ngô thơm nưng nức được hâm nóng từ chiếc nồi sờn cũ đưa khách, bà kể, người phụ nữ Mông khi sống phải làm được những chiếc váy để mặc hàng ngày, xuống chợ hay tham gia lễ hội.
Trước khi chết, họ cũng phải tự tay chuẩn bị váy áo truyền thống thật đẹp để tổ tiên có thể nhận ra con cháu để che chở, đùm bọc. Rồi bà dặn, một phụ nữ có khéo léo hay không, có chăm chỉ hay không th́ chỉ cần nh́n vào bộ trang phục mặc trên người, nh́n vào đường kim mũi chỉ là biết được phẩm hạnh cũng như tính nết người làm ra bộ trang phục đó...
Trước sự ṭ ṃ của người khách lạ, người phụ nữ có tên Vàng Thị Chờ ấy đưa que than củi, vạch xuống nền đất, chỉ đường cho tôi t́m tới Hợp tác xă dệt lanh Hợp Tiến (xă Lùng Tám, Quản Bạ) rồi bảo: “Đấy mới là nơi để nhà báo t́m hiểu về truyền thống dệt lanh của người Mông quanh năm sống ở đỉnh núi, lưng đèo”.
Tinh mơ hôm sau, tạm biệt người chủ nhà tốt bụng, tôi vội bắt xe ôm, xuyên qua màn sương trắng trời, vượt nhiều khúc cua tay áo mà đến kẻ ngồi sau cũng... sởn tóc gáy để “ngược” lên Lùng Tám. “Đại bản doanh” của HTX dệt lanh hiện ra là một ngôi nhà nhỏ với mấy chiếc khung cửi đang xoành xoạch hoạt động. Cạnh đó là một gian nhà trưng bày các mặt hàng thổ cẩm đă được hoàn thiện với muôn dáng vạn màu, vô cùng sặc sỡ giữa tiết trời mùa đông u ám và màu xám ngoét của những dăy núi đá tai mèo.
Đang mải “phiêu” theo những nếp hoa văn độc đáo, nhớ lại lời người đàn bà Mông nọ dặn ḍ cháu ḿnh, tôi chợt giật ḿnh bởi sự xuất hiện của một phụ nữ bên cạnh lúc nào không hay. Chị tên là Vàng Thị Mai, Chủ nhiệm HTX dệt lanh Hợp Tiến. Khi biết khách không t́m đến để mua hàng, người phụ nữ Mông vừa bước qua tuổi 50 này vừa tước những sợi lanh quấn quanh người, vừa nhỏ nhẹ kể về nghề dệt của dân tộc ḿnh.
Chị kể, ngoài việc đáp ứng nhu cầu mặc th́ mục đích sâu xa của trang phục cũng để phân biệt các chi, nhóm khác nhau trong tộc người Mông. Một bộ trang phục cổ truyền của phụ nữ gồm váy h́nh nón cụt, xếp nếp, phần mông bó chặt, phần thân váy x̣e rộng. Áo có cổ lật ra phía sau gáy. Thắt lưng buông hai dải dài phía sau. Tấm vải che đằng trước váy. Vuông vải che ở phía mông. Khăn quấn đầu. Xà cạp và tấm áo khoác ngoài không có tay, có cổ lật ra phía sau gáy.
Trang phục của phụ nữ Mông Trắng thường làm bằng vải lanh trắng và áo thường xẻ ngực có thêu hoa văn ở cánh tay và yếm sau lưng. Phụ nữ Mông Hoa th́ áo lại xẻ nách, trên vai và ngực có nẹp thêm các đường vải màu, chỉ màu. Phụ nữ Mông Đen cũng mặc váy áo như phụ nữ Mông Trắng và Mông Hoa nhưng ngắn hơn, áo của họ cũng mở ngực và thêu hoa... C̣n trang phục của nam giới Mông th́ thống nhất hơn với mũ bằng vải lanh h́nh quả dưa, gồm 8 miếng khâu ghép lại với nhau. Áo trong xẻ nách ngắn, áo khoác ngoài dài, cổ áo thêu hoa văn móc câu, quần ống rộng, đũng rất thấp...
Cơng đất lên núi trồng lanh
Trong lúc xuống chợ, người Mông vẫn tranh thủ tước lanh
Trang phục đẹp là vậy, nhưng thực tế, váy áo lùm xùm cũng không thực sự thoải mái khi leo núi, lên nương. Cộng với sự lai tạp văn hóa vùng miền, người Mông cũng dần thay đổi cách ăn mặc. Phụ nữ vẫn mặc váy, nhưng “phần trên” lại “nhường chỗ” cho các trang phục giống người Kinh...
Những chiếc váy áo cũng bị cất trong tủ, chỉ đến dịp lễ, Tết hay trảy hội mùa xuân, người ta mới đem ra diện. Cũng bởi thế, những vùng đất trồng cây lanh – vốn là nguyên liệu để dệt thổ cẩm cho những cô gái mới lớn, cũng bị thu hẹp dần, nhường vào đó là những nương ngô, cỏ voi để nuôi ḅ, phục vụ cuộc sống. Nhiều khung cửi bị bỏ không, cối, chày giă lanh vứt chỏng chơ ngoài ngơ. Người ta cho rằng, thiếu mặc th́ có thể dùng đồ của người Kinh, c̣n thiếu ăn mới là nỗi lo sát sườn cần tính tới.
Nói đến đó, chị Mai đưa mắt nh́n ra đỉnh núi Lùng Tám chót vót trước nhà, nhớ lại cái ngày đi vận động từng nhà trồng lanh, dệt vải. Ấy là chuyện vào những năm 1998, khi anh Sùng Mí Quả, chồng chị c̣n công tác tại UBND xă. Nhận thấy xu hướng của xă hội ngày một yêu thích những mặt hàng thủ công, truyền thống, anh Quả đă bàn với vợ, t́m cách khôi phục lại nghề dệt lanh truyền thống đă có ở Lùng Tám tự bao đời.
Vạn sự khởi đầu nan, chị Mai vận động măi mới được hơn mười chị em tham gia tổ dệt vải. Đất trồng lanh không có bởi các cụ già nhất định không chịu “mạo hiểm” với miếng cơm manh áo của ḿnh. Do đó, các chị đă phải cơng những gùi đất nặng trĩu, leo lên hốc đá nhọn hoắt để bỏ đất, trồng lanh lấy nguyên liệu.
Trời không phụ công người, cuối cùng những sản phẩm họ làm ra đă được anh Sùng Mí Quả đem đi tiếp thị và được đông đảo khách du lịch quan tâm. Bán được hàng, cả nhóm đều bất ngờ bởi tính tổng thu nhập từ nghề dệt cao gấp 3-4 lần so với trồng ngô, cỏ voi. Thành công này cũng đă giúp nhiều người già trong bản thay đổi quan niệm, nhiều chị em khéo tay lần lượt xin gia nhập tổ hợp dệt vải để kiếm thêm thu nhập trong những lúc nông nhàn.
Theo chị Mai, cây lanh trồng hơn 2 tháng đă có thể cho thu hoạch. Người ta cắt về, phơi tái rồi khéo léo tách lấy vỏ lanh khỏi thân, đưa vỏ lanh vào cối giă cho mềm, tước nhỏ, bện chặt thành dây dài. Sau đó, sợi lanh lại được đưa vào lăn lên khúc gỗ tṛn, dùng phiến đá phẳng chà lên để làm mềm và bong hết bột chỉ, c̣n trơ lại sợi dai rồi mới cuộn thành những con sợi lớn.
Tiếp theo là công đoạn đưa lanh vào luộc qua nước tro bếp vài lần và một lần luộc bằng nước sáp ong để tẩy trắng và làm mềm sợi rồi dệt bằng khung cửi. Tấm vải dệt xong sẽ được giặt nhiều lần cho thật trắng. Vải đẹp là vải nhẵn, sợi đều, trắng, nhỏ... khi mặc luôn tạo cảm giác mềm mại. Để tạo ra một tấm thổ cẩm nhiều màu sắc, phải trải qua công đoạn nhuộm, đ̣i hỏi tính kiên nhẫn khi phải thao tác nhiều lần. Thuốc nhuộm cũng được người Mông sử dụng bằng hợp chất từ cây cỏ tự nhiên như cây ăn trầu, cây củ nghệ, lá cơm xôi, cỏ phạy...
Cổ tích nơi ải Bắc
Tiếng lành vang xa, những sản phẩm từ thổ cẩm Mông của tổ hợp dệt lanh của vợ chồng anh Quả, chị Mai đă được nhiều người biết tới. Du khách trong và ngoài nước, khi đặt chân đến mảnh đất địa đầu Hà Giang đều lựa cho ḿnh những sản phẩm thổ cẩm về làm quà tặng. Và thế là, tháng 8/2001, HTX dệt lanh Hợp Tiến chính thức được thành lập. Để có vốn làm ăn, anh Quả đă vay Ngân hàng Chính sách xă hội 200 triệu đồng.
Có tiền, anh Quả đầu tư cho sản xuất, quảng bá thương hiệu. Với sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng, vợ chồng anh Quả đă đem sản phẩm dệt may thủ công của ḿnh đi nhiều hội thảo, hội chợ t́m kiếm bạn hàng. Hiện nay, Tổ chức Craft Link (thông qua Trung tâm Nghiên cứu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam) là bạn hàng lớn nhất của HTX dệt lanh Hợp Tiến. Đây cũng là đơn vị đảm nhận việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm dệt lanh của người Mông cho các đoàn khách du lịch quốc tế, có trụ sở ở 43 Văn Miếu, Hà Nội. Năm 2007, HTX đă trả được món nợ 200 triệu đồng vay ngân hàng và yên tâm sản xuất.
Cuối năm 2010, chị Vàng Thị Mai c̣n được mời đi tham dự một hội thảo tại Pháp để quảng bá cho thổ cẩm Mông. Trước đó, đầu năm 2009, nhà thiết kế Anh Vũ của Việt Nam đă mang 10 mẫu thời trang với cảm hứng từ thổ cẩm Mông sang Nhật Bản tham gia sàn diễn thời trang “Bộ sưu tập” của các nhà thiết kế châu Á và được đông đảo công chúng đón nhận. Thế mới biết, nét độc đáo, quyến rũ của hoa văn, họa tiết trang phục thổ cẩm Mông có sức chinh phục lớn thế nào.
Có lẽ cũng nhờ thế, đến nay, gần 30 mặt hàng từ thổ cẩm Mông của HTX dệt lanh Hợp Tiến đă có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Một số đơn vị nước ngoài đă thông qua Craft Link để đặt hàng, mang về nước bày bán. Để đảm bảo kịp tiến độ giao hàng, những lúc ấy, HTX phải huy động hàng trăm người thợ lành nghề, với mức lương 50.000 đồng/ngày – mức thu nhập “mơ ước” của rất nhiều bà con ở miền đá xám. Chia tay khách, anh Quả, chị Mai phấn khởi “khoe”, chưa tính doanh thu của tháng 12 th́ trong năm 2010 HTX đă thu về được 480 triệu đồng.
Anh xe ôm lại đưa tôi rời Lùng Tám khi sương chiều bắt đầu bủa vây những mái nhà lúp xúp. Chợt nhớ tới lời một người thợ của HTX: “Giờ th́ người Mông không chỉ dệt cho người Mông, mà c̣n làm ra sản phẩm đem bán cho thiên hạ, lấy tiền mua thóc gạo để no cái bụng”.
Câu nói làm tôi không khỏi chạnh ḷng, bởi lâu nay, ở vùng cao nguyên đá Hà Giang, hạt thóc cho bà con luôn là một điều khó khăn khi điều kiện canh tác vô cùng thiếu thốn. Nhiều nơi, người Mông phải ăn mèn mén qua ngày. Bởi thế, có lẽ mô h́nh HTX hàng thủ công như Hợp Tiến sẽ là đ̣n bẩy để phát triển kinh tế nơi ải Bắc xa xôi...
(Theo Gia đ́nh.net)