TRỤ ĐỒNG MĂ VIỆN: Sự Đàn Hồi Của Biên Giới Đế Quốc Trung Hoa - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 02-09-2011   #1
cuopbank
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
cuopbank's Avatar
 
Join Date: Jul 2008
Location: US
Posts: 2,240
Thanks: 2
Thanked 311 Times in 213 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 3 Post(s)
Rep Power: 19
cuopbank Reputation Uy Tín Level 6
cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6
Default TRỤ ĐỒNG MĂ VIỆN: Sự Đàn Hồi Của Biên Giới Đế Quốc Trung Hoa

Cuộc dấy binh của Hai Bà Trưng năm 40 được coi như trang đầu bi hùng của Việt sử dài theo cuộc chiến vệ quốc trường kỳ, liên lũy suốt hai thiên kỷ.

Hàng năm, giỗ hai Bà cử hành ngày 6/2 âm lịch [hiện thay thế bằng ngày 8/3 TL, tức ngày Phụ nữ]. Trong khi đó, Phục ba tướng quân Mă Viện [Ma Yuan] trở thành biểu tượng của chính sách thực dân Đại Hán [Ta Han hegemonism hay Hanism], mối đe dọa thường trực của các lân bang nói riêng, và nền ḥa b́nh thế giới nói chung. Huyền thoại chị em hoặc vợ chồng Trưng Vương nổi dạy chống Hán cùng chiến công tái chiếm cổ Việt của Mă Viện, vẫn được lưu truyền với nhiều xúc động. Những bài học sử đồng ấu và tiểu học tại hai nước láng giềng hoàn toàn đối nghịch. Sử quan Trung Hoa, bất kể màu sắc ư thức hệ, khoác lên Trụ đồng Mă Viện—với lời thề “đồng trụ triết, Giao Chỉ diệt” —lớp son phấn khai hóa và thiên mệnh thôn tính thiên hạ. Sử quan Việt chép hai bà Trưng làm một kỉ riêng, như bước diễn tập cho nền tự chủ. Thành ngữ “Giặc đến nhà, đàn bà phải đánh” trở thành biểu tượng của tinh thần kháng Hán, vệ quốc.


Ảnh - Google

Bài viết này duyệt lại huyền thoại trụ đồng Mă Viện xuất hiện từ khoảng thế kỷ thứ IV-V, nhưng không hề có dấu vết trên thực địa hay trong quốc sử Hán. Những dă sử về số lượng và vị trí trụ đồng chẳng những thiếu cơ sở, mà c̣n di động, từ châu Khâm tới Hà Tiên-An Giang—không ngừng nam tiến, giống như tấm bản đồ biển Đông Bắc Kinh mới công bố năm 2009, ấn chứng của “thực dân xă hội chủ nghĩa” [Han social-colonialism], ṿ đựng mới cho tinh thần Đại Hán phong kiến.

Làm việc theo phương pháp tỉ đối nhiều nguồn tư liệu, chúng tôi tạm thời kết luận rằng—cho đến khi có tài liệu chứng minh ngược lại—huyền thoại trụ đồng đă được ngụy tạo và sử dụng trong những cuộc tranh chấp biên giới, thực hay giả, nhằm phục vụ mục tiêu nhất thời nào đó.

Sơ thảo năm 1979, khi tác giả khởi đầu chương tŕnh thế giới sử tại Đại học Wisconsin-Madison, dưới sự hướng dẫn của cố Giáo sư John R. W. Smail, và sự giúp đỡ nhiệt thành của Giáo sư địa lư học Đông Nam Á Daniel F. Doeppers—khi chính sách không công nhận ngoại giao và cấm vận kinh tế của Liên Bang Mỹ khiến thông tin về Việt Nam cực kỳ hiếm hoi—tác giả đă tổng hợp và so sánh nhiều tư liệu cổ sử, địa lư cổ thời, khảo cổ học và nhân chủng học. Ba chục năm sau, nguồn thông tin phong phú hơn, nhờ sự cải thiện bang giao hai nước, cùng những chuyến du khảo sau ngày tốt nghiệp. Đặc biệt hữu ích là bộ Lịch Vạn Niên của Lư Quí Ngưu giúp chuyển từ ngày âm lịch qua tây lịch do Giáo sư Mai Quốc Liên tặng, và bản dịch mới nhất ĐVSKTT của Ngô Sĩ Liên et al, do bào huynh Vũ Ngự Triệu mua tặng trong chuyến về quê tu sửa từ đường và phần mộ tiền nhân.

CHÍNH ĐẠO

Quote:
Bài c̣n tiếp bên dưới...
cuopbank_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Hai_Ba_Trung-583x450.jpg
Views:	29
Size:	57.2 KB
ID:	261326
Old 02-09-2011   #2
cuopbank
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
cuopbank's Avatar
 
Join Date: Jul 2008
Location: US
Posts: 2,240
Thanks: 2
Thanked 311 Times in 213 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 3 Post(s)
Rep Power: 19
cuopbank Reputation Uy Tín Level 6
cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6
Default I. CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA HAI BÀ TRƯNG (40-43)

Tháng 3/40, đời Lưu Tú hay Văn Thúc (Hán Quang Vũ, 25-55), hai Bà Trưng dấy binh ở quận Giao Chỉ. Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Thái thú Tô Định (34-40) chạy về Nam Hải (Quảng Đông ngày nay). Bà Trưng Trắc tự lập làm vua. Đóng đô ở Mê Linh.

V́ cổ Việt không có chữ viết riêng, và/hoặc hủ tục mà thế giới lên án là mọi rợ văn hóa [cultural barbarism] đă hủy diệt mọi di tích cổ Việt, sử quan đời sau đành dựa theo truyền thuyết và thư tịch Trung Hoa để tái dựng Kỷ Trưng Nữ Vương, được vỏn vẹn mươi trang giấy. Và, giống như bất cứ cuộc kháng Hán nào của người Việt, sử sách Trung Hoa chỉ chép trong mục “làm loạn” hay “chinh thảo,” giọng điệu khinh bạc. Trong khi đó, sử quan Việt đánh giá như bước diễn tập cho cuộc khai phục quốc thống, giành tự chủ—theo công thức Việt tự chủ/ bá quyền Hán.

A. DIỄN BIẾN:

Sử quan Việt ghi:

Canh Tí, niên hiệu Kiến Vũ thứ 16. Mùa Xuân, tháng Hai. Người nữ Giao Chỉ là Trưng Trắc dấy binh chống thái thú Tô Định, đuổi hắn, tự xưng vua [Canh Tí. Hán Kiến Vũ thập lục niên. Xuân nhị nguyệt. Giao Chỉ nữ tử Trưng Trắc khởi binh công thái thú Tô Định, trục chi, tự lập vi vương]. (1)

Lê Tắc, tác giả An Nam Chí Lược [ANCL], thế kỷ XIV, chép theo quan điểm Hán:

Người nữ Giao Chỉ là Trưng Trắc làm loạn, Cửu Chân, Nhật Nam hưởng ứng, tấn công các quận ấp, chiếm được 60 thành, tự xưng làm vua [Giao Chỉ nữ tử Trưng Trắc phản, Cửu Chân Nhật Nam giai ứng chi, công duyên quận ấp, lược lục thập thành, tự lập vi vương.] (2)

Nguyên văn diễn âm đoạn Quảng Châu Kư về Bà Trưng, trong Mă Viện truyện của Hậu Hán Thư, như sau:

Hậu Chu Diên lạc tướng danh thi sách mê linh, Lạc tướng nữ danh Trưng Trắc vi thê Trắc vi nhân hữu đảm dũng tướng thi khởi tặc công phá châu quận phục chư lạc tướng giai thuộc Trưng Trắc vi vương trị Mê Linh huyện phục Giao Chỉ Cửu Chân nhị quận dân nhị tuế điệu phú.

Hậu Hán khiển Phục Ba tướng quân Mă Viện tương b́nh thảo Trắc Thi tẩu nhập Kim Khê cứu tam tuế năi đắc.

Nhĩ th́ Tây Thục tịnh khiển binh cộng thảo Trắc đảng tất định quận huyện vi lệnh trưởng dă”

[Quảng Châu Kư (III-IV); Tư Mă Trinh, Sử Kư sách ẩn (VII-VIII), dẫn Giao Châu Kư của Diêu Văn Hàm]

Lối viết ngắn gọn, không dấu chia câu hay kết đoạn, không phân biệt tên người, tên đất trong sách cổ khiến văn gia Việt và Hoa đi đến những diễn giải khác nhau.

1. Về thân thế Hai Bà Trưng, Cương Mục Tập Lăm và Thủy Kinh Chú—do nhóm Li Dao-yuan [Lịch hay Lệ Đạo Nguyên, (ca 466 [472]-527) diễn giải sách cổ Thủy Kinh của Tang Khâm [?], nhưng cũng nguồn tư liệu chính của sử quan Việt và Hoa—giải thích Trưng vương nguyên họ Lạc, con gái Lạc tướng huyện Mi [Mê] Linh. Sau khi lên ngôi đổi sang họ Trưng. Ngô Sĩ Liên đặt nghi vấn chi tiết họ Lạc, trong khi sử quan Nguyễn chép “Vương vốn họ Lạc, lại có họ riêng là Trưng” (dựa theo Cương Mục tập lăm). Sử quan Tây Sơn (Ngô Th́ Sĩ et al) chỉ ghi họ Trưng.(3) Thực ra, Lạc hay Trưng cũng không đúng hoàn toàn. Đó chỉ là cách người Việt xướng âm hai chữ Hán “Lạc” và “Trưng.” Tên họ hai bà vẫn chưa ai biết.

2. Bà Trưng đă lập gia đ́nh với con trai Lạc tướng Chu Diên là Thi Sách (theo sử Việt) hay Thi (dă sử Trung Hoa). Trong đoạn “Hậu Chu Diên lạc tướng danh thi sách mê linh lạc tướng nữ danh trưng trắc vi thê,” sử quan Việt đọc hai chữ thi sách thành Thi Sách (họ Thi, tên Sách), nhưng văn gia Hán hiểu chữ “sách” là lấy, không phải tên: Như thế, “con trai Lạc tướng Chu Diên tên Thi lấy con gái Lạc tướng Mê Linh tên Trưng Trắc làm vợ.” (4)

3. Sử Việt c̣n ghi bà Trưng đă dấy binh báo thù chồng bị Tô Định giết, trong khi dă sử Trung Hoa ghi cả hai vợ chồng cùng nổi lên kháng Hán [Trắc vi nhân hữu đảm dũng tướng Thi khởi tặc công phá châu quận phục chư lạc tướng giai thuộc].

4. Đa số sử quan Việt ghi Bà Trưng thu phục được 65 thành ở Lĩnh Nam (phía nam núi Ngũ Lĩnh), tự xưng làm vua. Bảng nhăn Lê Văn Hưu, soạn giả bộ quốc sử đời Trần (1226-1400), nhận định: Hai bà Trưng “hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay.” (5) Bảng Nhăn Lê Quí Đôn, ghi 65 thành, nhưng chỉ liệt kê được 56 thành theo Đông Hán Chí [địa dư chí của Hậu Hán thư], với phụ chú: “Đời xa, sự tích mai một; các thành huyện xưa nay không biết ở những xứ sở nào, dấu cũ không c̣n mấy;” chỉ c̣n lại Long Biên và Phong Khê (Yên Lăng).” (6) Lê Tắc ghi 60 thành. Ngô Th́ Sĩ ghi 56 thành; có lẽ dựa theo Hậu Hán Thư, rằng thuộc địa Giao Chỉ bộ gồm bảy [7] quận, 56 thành—Nam Hải (7 thành), Thương Ngô (11), Uất Lâm (11), Hợp Phố (5), Giao Chỉ (12), Cửu Chân (5), Nhật Nam (5). Nhóm sử quan Tây Sơn và Phan Huy Chú ghi là hơn 50 thành. (7) Nhưng Hai bà Trưng có thể chỉ chiếm được 27 thành ở Giao Chỉ, Cửu Chân và Hợp Phố. Thủy Kinh Chú ghi Trưng Vương thu thuế,miễn thuế hai quận Cửu Chân và Giao Chỉ hai năm, tức thực sự cai trị chỉ có 22 thành. (8) hay

Chúng ta chỉ biết hai bà đă lên ngôi vua, nhưng không rơ tổ chức chính quyền, hay quân đội. Truyền thuyết về các nữ tướng, hay anh hùng dân gian tham dự cuộc dấy binh quá sơ lược. Ngay đến vị tướng bị Mă Viện đả bại ở Cửu Chân và 5,000 người bị thảm sát cũng chịu cảnh liệt sĩ vô danh.

Những chi tiết ngắn ngủi dị biệt về Hai Bà Trưng—cùng nhiều tác nhân lịch sử khác—là điều khó tránh. Thứ nhất, văn sử về Bà Trưng chủ yếu dựa trên tài liệu tuyên truyền Bắc sử, theo đó cuộc khởi nghĩa được tóm lược như phản loạn, phụ chú bên lề [anecdotes] chính sách tham ô, bạo ngược của Tô Định (34-39), cùng chiến công của Mă Viện. Thứ hai, truyền khẩu sử khó tránh khỏi yếu tố thần thoại đương thời, rồi thêm thắt chi tiết theo thời gian. Thông tin khả tín, đáng ghi nhớ, là Trưng Vương phất cờ tiên phong khởi nghĩa chống lại ách đô hộ Hán từ năm 40 tới 43. Hai bà là những người đầu tiên, nhưng không phải cuối cùng, đă viết nên lịch sử dân tộc Việt suốt hai ngh́n năm luôn luôn bị đe dọa tận diệt hoặc đồng hóa. Tư liệu Trung Hoa khẳng định điều này, và cũng xác nhận Bà Trưng đă xưng vương.

V́ lư do nào đó—có thể v́ hủ tục trọng nam, khinh nữ—sử quan Việt chưa dành cho Hai Bà Trưng vị trí xứng đáng hơn trong quốc sử. Ngọn đuốc kháng Hán đă thắp lên từ hai Bà Trưng—không phải thái thú Sĩ Nhiếp, Giám quân Lư Bôn tự Bí, hay Bố Cái Đại Vương. Và cũng có thể từ đời Lưu Tú, nhà Hán mới trực trị, khởi sự đồng hóa dân cổ Việt qua giáo dục, tập quán (cưới hỏi) và khai thác kinh tế. V́ thế, sau cuộc khởi nghĩa của hai Bà, suốt thời Đông Hán, loạn lạc khắp nơi, khác hẳn với sự im lặng khó hiểu và khá dài từ 207 TTL tới đầu thiên kỷ thứ nhất Tây lịch.

5. Vấn đề lănh thổ vương quốc thời hai Bà Trưng cần những nghiên cứu nghiêm túc mới. Sử sách Trung Hoa hàm ư hai Bà chỉ cai trị được Giao Chỉ và Cửu Chân. Tại những quận huyện khác, Thứ sử và các thái thú chỉ lo tự bảo toàn. [Giao Chỉ thứ sử cập chư thái thú cẩn đắc tự bảo]. (9) Theo Quận Quốc Chí trong Hậu Hán Thư, khoảng năm 110-106 TTL, Lưu Triệt đă chia vương quốc Nam Việt cũ thành chín [9] quận, thuộc Giao Chỉ Bộ, dưới quyền Thạch Đái. Ngoài hai quận Chu Nhai, Đam Nhĩ ngoài biển, bảy quận c̣n lại nằm về góc đông nam Hoa lục. Cho tới năm 264, phần Giao Chỉ Bộ trên đất liền vẫn giữ nguyên tên bảy quận Nam Hải, Hợp Phố, Uất Lâm, Thương Ngô, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Những thay đổi lănh thổ không được ghi chép. Có thể sử quan Hán tộc kiến thức hời hợt về cơi ngoài hoang vực—gọi chung là xứ mọi rợ, man di—nhưng không thể không nghĩ đến dụng tâm chính trị của vua quan Hán.

Hai vấn đề nổi bật lên trên lănh vực địa lư. Thứ nhất, không rơ số phận của quận Tượng đời Tần ra sao. Theo Tiền Hán Thư, Lưu Phất Lăng (Hán Chiêu đế, 86-74 TTL) bỏ quận này năm 76 TTL, ghép đất vào Uất Lâm [Yu lin, đông nam Quảng Tây] và Thương Ngô [Tsang ko, tây Quí Châu]. (10) Nhưng khoảng hơn 30 năm trước, tại sao Tượng Quận bỗng biến dạng, hoặc bị bỏ quên trong giai đoạn 110-76 TTL? Nếu Lưu Triệt đă chia Tượng Quận làm Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam sau khi diệt Nam Việt, tại sao năm 76 TTL c̣n mất công xoá tên, và Lưu Phất Lăng lấy đất nào để chia cho Uất Lâm và Thương Ngô? Ngắn và gọn, văn gia đời sau đă tái dựng những việc Tượng Quận, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam hay Lâm Ấp, và mức khả tín là những dấu hỏi lớn. Không chỉ về sử liệu (như gán ghép “Thương Ngô” vào cái chết của cha con Điêu Trùng Hoa (Thuấn, 2255-2208 TTL) mà c̣n dụng tâm chính trị của thời họ. (11)

Thứ hai, từ năm 135 TTL, Lưu Triệt đă xâm lược Dạ Lang (dân Miêu) lập ra quận Tường Kha, và Điền (Tien, Lạc, tây Vân Nam), tách khỏi Nam Việt. Cũng có tin Thương Ngô tách ra từ Dạ Lang cũ, lệ thuộc vào Nam Việt trước ngày Lộ Bác Đức “giết Lă Gia, mở 9 quận.” Thương Ngô vương Triệu Quang (thông gia của Tể tướng Lă Gia và cùng họ với vua Nam Việt) xin hàng ngay khi nghe tin Bác Đức đến. Trong khi đó, Giám quận Quế Lâm là Cư Ông khuyên dụ Âu, Lạc hàng. (12)

Cách nào đi nữa, Henri Maspéro đă đi quá xa khi qui trách mọi lỗi lầm của Tiền Hán Thư cho sự dốt nát về địa lư của Vi Chiêu, Vương Ẩn, Chu Khứ Phi v.. v.. Họ có lư do riêng khi cung cấp những chi tiết hỗn độn trên. Trong thời gian 675-680, Hoàng Thái tử/Giám quốc Lư Hiền (654-684), con thứ 6 Đường Cao Tông và Vơ Hậu, chẳng hạn, sai Trương Đại Yên và Lưu Nạp Nguyên chú giải Hậu Hán Thư của Phạm Việp (398-446). Đỗ Hữu (735-812) là cựu kinh lược Lĩnh Nam, và hoàn tất Thông Điển trước khi về triều làm tể tướng năm 803. Hữu liên hệ đến cuộc tấn công Hoàn Vương (Lâm Ấp) vào đầu thế kỷ IX (809), khi t́nh h́nh Giao Châu hỗn loạn [nổi dạy của Bố Cái Đại Vương (791), và rồi cuộc nổi loạn của binh sĩ chống Bùi Thái]. Cũng thời gian này, truyền thuyết Mă Viện phục sinh. Phong trào “kim tiêu”—dựng trụ đồng làm biên giới theo gương Mă Viện—được phát động. Ở kinh đô, Đỗ Hữu rao giảng thuyết Nhật Nam là Tượng Quận nhà Tần, trong khi tại thực địa vài đô hộ dựng trụ đồng mới “tại chỗ cũ.” (13)

Như một hệ luận, không thể không tự hỏi đâu là thời điểm chính xác Nhật Nam được đặt “vào bản đồ” đế quốc Hán? Có tin đời Triệu lập ra Nhật Nam—bởi thế có sách chép ba đại diện ở cổ Việt, tương ứng với Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam đón đường Bác Đức ở Hợp Phố xin nộp trâu, rượu và sổ bạ dân quận xin hàng. Nhưng sử quan Tây Sơn và Nguyễn bác thuyết này. Lư do đưa ra là trước đó, năm 198 TTL, Triệu Đà chỉ gửi hai sứ giả qua cai trị Âu Lạc cũ. Từ năm này tới năm 111 TTL, không có tin nào về sự thay đổi quận huyện ở Âu Lạc cũ. Măi tới năm 110 TTL hay 106 TTL, Lưu Triệt mới tách năm [5] huyện ở phía nam Cửu Chân ra, đặt quận Nhật Nam.

Ngay thời điểm 110-106 TTL cũng cần nghiên cứu thêm. Khoảng hơn một thế kỷ sau, Lưu Trang (Hán Minh đế, 58-75) c̣n rất mù mờ về Nhật Nam. Mặc dù Hậu Hán Thư ghi tên năm [5] thành Tây Quyển, Chu Ngô [dọc băi biển], Lư Dung [có bến t́m vàng], Tượng Lâm [sau là Lâm Ấp], Tị Ảnh, với 15,460 hộ và 60,485 nhân khẩu—nhưng Phạm Việp hoàn tất sách vào thế kỷ thứ V, khi “Nhật Nam” đang do Lâm Ấp quản trị (trễ nhất từ năm 242) và quan lại Hán đặt một hành lị sở ở Cửu Chân để chờ ngày tái chiếm. (14) Rất có thể Nhật Nam chỉ tách ra thời Lưu Phất Lăng hay Vương Măng (8-23), hoặc sau cuộc viễn chinh của Mă Viện. Bởi thế không thể không tra cứu thêm thời điểm cổ Champa tách khỏi đế quốc Hán (năm 100, 137 hay 192?), hoặc—rất có thể—chưa hề dưới quyền trực trị của nhà Hán, mà chỉ bị nhà Ngô [Wu], Tấn [Jin], Tống [Liu Song], Tề [Wei], Lương [Liang], Tùy [Sui] liên tục đánh cướp, chiếm đoạt đất đai?

Về thực địa, kinh đô Mê Linh vẫn c̣n là một ẩn số. Đại Nam Nhất Thống Chí [ĐNNTC] triều Nguyễn cho rằng Mê Linh thuộc Phong Châu, kinh đô triều đại huyền sử Hồng Bàng. Địa danh Phong Châu chỉ xuất hiện từ đời Tùy-Đường, nhưng sử Việt chép nó thuộc Văn Lang (khoảng Bạch Hạc-Sơn Tây), một trong 15 bộ của nhà Hồng Bàng. Chúng ta cũng được biết c̣n dấu “thành cổ Mê Linh” ở huyện Phúc Thọ, Sơn Tây, nay là xă Hạ Lôi, huyện Yên Lăng, Vĩnh Phú. Dấu tích ra sao? Có giống một ṿng tṛn xếp bằng đá đánh dấu chỗ họp triều đ́nh để chống giặc Bắc trên đền Hùng? (15)

Tài liệu Hán c̣n lên án hai bà Trưng mang quân quấy nhiễu biên giới, khiến dân t́nh khổ sở. Lối cáo buộc “xâm phạm biên giới” —phần nào nhằm biện minh cho cuộc viễn chinh của Mă Viện—là chiêu bài quen thuộc khi vua quan Hán muốn cướp bóc, thôn tính lân bang, hay tạo áp lực, dưới thứ chính nghĩa tự nhận là “chinh thảo”. Trước thế kỷ XIX, với vua quan Hán không hề có chiến tranh, mà chỉ có trừng phạt lân bang không thờ kính thiên tử như con với cha theo “sự đại chi lễ” [phép thờ nước lớn], hợp với thiên mệnh [số trời]. (16)
cuopbank_is_offline  
Old 02-09-2011   #3
cuopbank
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
cuopbank's Avatar
 
Join Date: Jul 2008
Location: US
Posts: 2,240
Thanks: 2
Thanked 311 Times in 213 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 3 Post(s)
Rep Power: 19
cuopbank Reputation Uy Tín Level 6
cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6
Default B. CUỘC TÁI XÂM LĂNG CỦA MĂ VIỆN:

Tháng 1-2/42 [tháng 12 Tân Sửu], Lưu Tú cho lệnh Hợp Phố, Trường Sa chuẩn bị xe thuyền, sửa sang cầu đường, chứa thóc lương chuẩn bị tái chiếm cổ Việt. Phong Mă Viện làm Phục ba Tướng quân, Lưu Long làm phó tướng, Đoàn Chi giữ lâu thuyền, chia hai đạo thủy bộ tiến quân. Gặp núi làm đường, vượt qua hơn 1,000 lí [dặm TH].

Theo sử quan Nguyễn, sách Khâm Châu Chí của Chu Xuân Niên ghi Mă Viện đi từ núi Ô Lôi ra biển lớn, rồi tiến về hướng tây, tới phủ Hải Đông của Giao Chỉ. [Ở đây có đền thờ Viện]. Cố Viêm Vũ đời Minh ghi trong Quận quốc lợi bịnh thư, Mă Viện đi từ nam Khâm Châu ra biển lớn, giương buồm một ngày th́ tới Giao Châu trấn Triều Dương]. Tuy nhiên, đây chỉ là sự phỏng đoán của đời sau. Theo truyền thuyết, quân Mă Viện đi qua Quỉ Môn Quan–nơi mười người qua, chín người không trở lại–đưa đến nghi án địa lư về vị trí của cửa ải phân chia Nam-Bắc này. (16 bis)

Tháng 4-5/42, Viện đánh bại Trưng Vương ở Lăng Bạc. Trong chiến dịch này, Viện tâm sự cùng thuộc hạ rằng, dưới đất khí độc bốc lên ngùn ngụt, ngẩng lên trời thấy diều hâu đang bay rơi xuống nước, khiến trạnh ḷng muốn bắt chước người em họ Thiếu Du sống thanh thản, an nhàn mà không được.

Cổ sử ghi Lăng Bạc tức Dâm Đàm, tức Hồ Tây, Hà Nội. Vài tác giả Pháp, như Henri Maspéro và Claude Madrolle, dựa theo Thủy Kinh Chú (đoạn nói về ba nhánh sông bắc Hà Nội) và Hậu Hán Thư (địa lí chí) cho rằng Lăng Bạc thuộc vùng Tiên Du. Một số tác giả Việt nghiêng về lập luận này. Có tác giả cho rằng Lăng Bạc là vùng Phả Lại, trong khoảng năm huyện Yên Dũng, Lục Nam, Quế Vơ, Gia Lương và Chí Linh, ngày nay. (17) Việc t́m hiểu về Lăng Bạc vẫn chưa và có thể chẳng bao giờ kết thúc. Lăng Bạc là một tên Hán Việt, do quan tướng Hán đặt ra, khó thể truy t́m nguồn gốc. Đất đai, sông biển đổi dời không ngừng, phù sa sông Hồng liên tục bồi đắp đất mới. Những truyền thuyết nhân gian về sự tích các thần hoàng hay đền miếu–nguồn gốc hai bộ Lĩnh Nam Chích Quái và Việt Điện U Linh tập–khiến vấn đề phức tạp hơn. Thông tin khả tín duy nhất có thể rút ra là Hai bà Trưng đă thua to ở phía đông Mê Linh, phải rút về chiến khu Cẩm Khê hay Kim Khê–một địa danh gây nhức đầu khác.

Ngô Sĩ Liên và sử quan Lê ghi theo Hậu Hán Thư, nhưng ước đoán Cẩm Khê ở huyện Chân Lộc, Nghệ An. Tự Đức và sử quan Nguyễn dựa theo Thủy Kinh Chú bác thuyết này, cho rằng Cẩm Khê (Kim Khê) nằm vào địa phận phủ Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây. (18) Lê Tắc ghi tên Kim Khê theo Nam Việt Chí của Thẩm Hoài Viễn. Thủy Kinh Chú dẫn Việt Chí, cho rằng Cẩm Khê hay Kim Khê nằm về phía tây nam Mê Linh. Chi tiết này giúp một tác giả Việt đi t́m Cấm Khê ở hữu ngạn sông Hồng, và đề nghị nh́n nhận thung lũng suối Vàng [Kim khê cứu], chân núi Bà (cao 525 mét) ở góc đông nam dăy núi Tản Viên. Tại đây, có làng Hạ Lôi, huyện Thạch Thất (Sơn Tây), cách Hà Nội 35 km về phía tây nam, 28 km hướng tây Hà Đông, 20 km nam Sơn Tây. Làng này cổ hơn làng Hạ Lôi, huyện Yên Lăng (Tây Vu cũ). (19)

Tháng 1-2/43, Mă Viện tiến vào Cẩm Khê hay Kim Khê, đả bại Trưng Vương. Truyền thuyết nói ngày 6 tháng 2 Quí Măo [5/3/43], hai chị em nhảy xuống sông Hát tự tử. Dân chúng bí mật lập đền thờ trên bờ sông Hát–tức một nhánh hạ lưu sông Bạch Hạc, ranh giới phủ Quốc Oai, Sơn Tây và huyện Từ Liêm, Hà Nội (đời Nguyễn)–nay là xă Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Tây. (20)

Dă sử Trung Hoa ghi cả hai bà bị bắt. Theo Giao Châu Ngoại Vực kư–một trong bốn tài liệu cơ bản về thời kỳ này, nhưng đă tuyệt bản–Mă Viện tiến đánh vợ chồng Trưng Trắc và Thi Sách ở Kim Khê cứu, ba năm mới thắng [khiển Mă Viện tương binh thảo Trắc Thi, tẩu nhập Kim khê cứu, tam tuế năi đắc]. Nhiều tác giả, kể cả sử quan Nguyễn, ghi theo Nam Việt Chí là bà Trưng giữ được hang Kim Khê hai năm mới bị bắt [Trưng Trắc tẩu nhập Kinh Khê huyệt trung, nhị tuế năi đắc chi]. Lê Tắc chép theo Hậu Hán Thư rằng năm 43, Mă Viện giết chết Trưng Nhị [Thập cửu niên, Mă Viện trảm Trưng Nhị yêu tặc (Nhị, tặc muội giả)]. (21)

Tháng 11-12/43, Viện mang 8,000 tinh binh, hợp cùng hơn một vạn quân Giao Chỉ, 2,000 lâu thuyền truy đuổi tàn quân của Đô Dương đến Cửu Chân. Theo Giao Châu kư, Viện phá đá ngầm, sửa chữa và đắp 500 lí đường bộ. Chiếm huyện Vơ Công, Dư Phát, chia binh vào Vơ Biên, rồi kéo tới huyện Cư Phong. Theo Đào Duy Anh, Cư Phong sau đổi làm Di Phong tức Diễn Châu, Thanh Hoa (năm 1943). Thủ lĩnh nghĩa quân Việt ở Cư Phong không hàng, Viện chém vài ngàn (có tin hơn 5,000) thủ cấp. (22) Sau đó lập nên huyện Tượng Lâm ở phía nam Nhật Nam, tức nước Lâm Ấp sau này. Rồi sử dụng người Việt theo chính sách cai trị cũ–như Lệnh, cai trị một vạn hộ trở lên; trưởng, một vạn hộ trở xuống. Thấy huyện Tây Vu (33,000 hộ) quá đông, Viện chia làm Phong Khê và Vọng Hải, có lẽ cũng để tăng cường sự kiểm soát và phân tán lực lượng kháng Hán. Tại Phong Khê, Viện xây thành Kiển Giang. Thành tṛn như cái kén nên gọi là “Kiển.” Theo truyền thuyết đây là Loa Thành của An Dương Vương.

Viện c̣n thu trống đồng đúc thành ngựa dâng lên Lưu Tú. Việc tịch thu trống đồng có thể được nh́n dưới khía cạnh tiêu diệt nền văn hóa cổ truyền–có lẽ theo mẫu hệ–để áp đặt thứ lễ giáo Hoa hạ. Sự việc quân dân hơn 50 thành–hoặc từ 60 tới 65 thành–ngả theo Trưng Vương liên hệ đến chính sách Hán hóa trên. Nhưng nho gia nặng tinh thần “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô,” và tam cương ngũ thường chỉ ghi lại “công ơn” Tích Quang, Nhâm Diên, im lặng về chế độ mẫu hệ thời tiền Hán thuộc, không “cẩn án” hay “phê” trong “quốc sử”. Rất tiếc, không c̣n lại tư liệu nào để t́m hiểu thêm vấn đề này. Nhưng nên lưu tâm đến sự kiện hai lănh tụ kháng Hán đầu tiên là bà Trưng và Triệu Ẩu hay Triệu Thị Trinh (248). Và cho tới thế kỷ XI, người Việt từng lập đền thờ hoàng hậu Dương Thị Nga cùng hai chồng là Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn. Hay truyền thuyết hai ông một bà thần bếp. (23)

Theo Thẩm Hoài Viễn, quân Tây Thục [Xi Shu] cũng kéo sang, giúp đánh hai bà Trưng [Nhĩ th́ Tây Thục tịnh khiển binh cộng thảo Trắc đảng, tất định quận huyện vi lệnh trưởng dă]. Tuy dẫn Nam Việt Chí về Kim Khê, sử quan Nguyễn bỏ chi tiết Tây Thục. ĐVSKTT và ĐVSKTB đều không ghi. (24)

Năm 44 [Giáp Th́n], Mă Viện về nước. Bảy quận ở Giao Chỉ [bộ] khi đi cống đều phải do đường biển tới huyện Đông Dă (Phúc Châu) mà nạp lễ vật. (25) Phan Huy Chú ghi trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí là c̣n dấu tích đền thờ Mă Viện ở Quỉ Môn Quan, Chi Lăng (Lạng Sơn). Nhưng sử quan Nguyễn phủ nhận, v́ pho tượng ở đây giống đàn bà–không giống một lăo tướng. (26)
cuopbank_is_offline  
Old 02-09-2011   #4
cuopbank
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
cuopbank's Avatar
 
Join Date: Jul 2008
Location: US
Posts: 2,240
Thanks: 2
Thanked 311 Times in 213 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 3 Post(s)
Rep Power: 19
cuopbank Reputation Uy Tín Level 6
cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6
Default II. TRỤ ĐỒNG MĂ VIỆN: SỰ THỰC LỊCH SỬ HAY HUYỀN THOẠI?

Cuộc tái xâm lăng cổ Việt năm 42-44 để lại nhiều huyền thoại. Sách sử Trung Hoa chép vơ công của Mă Viện như một cuộc chinh thảo, tuân theo mệnh trời, dẹp nội loạn do vợ chồng hoặc chị em bà Trưng khởi xướng–đặt Giao Chỉ trở lại bờ cơi Hán.
Trong Trung Quốc thông sử giản biên, Phạm Văn Lan nhận xét rằng xâm lược là sứ mệnh khai hóa của Hán tộc, và Trưng Vương chỉ v́ tư thù Tô Định giết chồng mà dấy binh, không chống sự cướp nước của nhà Hán, giành độc lập. Một tác giả Đài Loan cũng đưa ra lập luận tương tự. (27) Sử sách Việt, ngược lại, đánh giá cuộc dấy binh của hai bà Trưng như sự tiếp nối quốc thống từ nhà Hồng Bàng–một diễn tập cho phong trào đ̣i độc lập, tự chủ. (28)

Trọng tâm bài viết này vượt trên khuynh hướng cung văn và đào mộ nói trên, chỉ xét lại truyền thuyết Mă Viện dựng trụ đồng trong sử văn cũng như thực địa, hy vọng t́m hiểu thêm về biên thùy phía Nam của đế quốc Hán.

A. KHÔNG GHI TRONG HÁN THƯ:

Hậu Hán Thư hoàn toàn im lặng (trong “Mă Viện truyện”). Trụ đồng của “Mă Văn Uyên” [Mă Viện] chỉ được nhắc đến từ thế kỷ IV-VI, trong các dă sử đă tuyệt bản như Quảng Châu Kư, Lâm Ấp Kư, Giao Châu Kư của Lưu Hân Kỳ, rồi dẫn lại và b́nh luận trong Thủy Kinh Chú, Thái B́nh Ngự Lăm đời Đường, v.. v... (29)

Chứng từ của các quan cai trị Hán đương thời–kể cả Lư Cố, sau Mă Viện 100 năm, tác giả thuyết “dĩ man trị Man,” hay Tiết Tông (Kính Văn), phục vụ Sĩ Nhiếp vào cuối thế kỷ II, đầu thế kỷ III–không nhắc đến trụ đồng. Trong những thông tin về cuộc cướp phá Champa của Nguyễn Phu năm 353, hay Đàn Ḥa Chi năm 436 hoặc 446 đều im lặng, chỉ nói “ấn vua đă ban xuống mà vàng chưa dâng lên;” cách phá tượng trận do Tông Xác phát minh, hay, công bố kết quả thí nghiệm đo bóng mặt trời. (30)

Truyền thuyết trụ đồng được nhắc đến lần đầu trong Tùy thư, đoạn nói về Lưu Phương đi đánh Champa tháng 1-2/605, v́ “nước Lâm Ấp có nhiều của báu, nhưng lâu đời không đến chầu.” Tháng 3-4/605, sau khi đả bại Sambhuverman Chumnik [Phạm Chi, 595-629, có mộ bia tên nước Champa], giết hàng vạn người, Phương tiến quân qua trụ đồng của Mă Viện. 8 ngày sau, tới kinh đô Champa, cướp đoạt 18 [12] bài vị bằng vàng, ghi công vào bia đá rồi về. Tuy thắng trận nhưng quân lính chết 3, 4 phần 10, và Phương cũng ốm chết dọc đường. (31)

Thoạt nghe, tưởng chừng thông tin khá đầy đủ. Thực ra, khoảng cách “tám ngày đường” quá mơ hồ. Đạo quân viễn chinh di chuyển bằng đường bộ được khoảng 20-30 lí mỗi ngày; như thế trụ đồng ở phía bắc kinh đô Champa từ 160 tới 240 lí, hay khoảng trên dưới 100 cây số. Quái ác là không rơ kinh đô Champa ở đâu. Có thuyết nói 8 đời vua Champa cai trị ở Singapura hay Simhapura [Sư tử thành], tại Trà Kiệu [Quảng Nam] đến năm 750. Nhưng không một bia đá nào cho phép khẳng định vị trí Sư Tử Thành, ngoài di tích một thành bị đốt cháy. Trong thập niên 1830, người Bri-tên mua được của tiểu vương Malay một ḥn đảo có tên Singapura [Sư Tử Thành], hay đảo hải tặc, nằm trên xích đạo, tức Singapore hiện nay. Tuy nhiên, hai vạn quân viễn chinh của Mă Viện khó có khả năng di chuyển trên 2,000 cây số hay 4,000 lí trong ṿng một năm (43-44). Kinh đô Champa có thể là Quảng B́nh, Thừa Thiên, hay Quảng Nam, nơi c̣n dấu tích công tŕnh xây cất của dân Chàm. Thành Vijaya [Đồ Bàn hay Chà Bàn] ở B́nh Định chỉ trở thành kinh đô Champa từ thế kỷ thứ X.

Dù chẳng biết trụ đồng ở đâu—v́ ngay cả kinh đô Champa cũng chỉ suy đoán vu vơ—văn gia Hán đời sau vẫn sao đi chép lại sự tích trụ đồng. Khoảng đời Đường, trụ đồng trở thành ấn chứng hùng hồn của ranh giới phía nam đế quốc Hán. Vài quan lại thực dân “bắt chước Mă Viện.” Trong số này có Hà Lư Quang (năm 751) khi đi đánh Nam Chiếu (Vân Nam); và, Mă Tổng, “khoảng đời” Lư Thuần (Hiến Tông, 806-820), [không rơ cai trị bao lâu ở An Nam], dựng cột đồng “ở chỗ cũ.” Khoảng đầu thế kỷ thứ IX, Liễu Tông Nguyên nhắc đến trụ đồng trong bia mộ Trương Chu, đánh giá vơ công Chu to lớn hơn cả Viện. (32)

Qua thế kỷ X, sau khi cổ Việt giành được độc lập, trụ đồng được lịch sử hóa. Tháng 9-10/980, trong chiến thư gửi Lê Hoàn của Triệu Quang Nghĩa (Tống Thái Tông, 977-997) Vương Vũ Xương chính thức nhắc đến cột đồng. Nó được viện dẫn như một cái cớ [pretext] về việc tranh giành đất đai và “khôi phục” lănh thổ cũ đời Hán—hầu khai thác cái chết đột ngột của cha con Đinh Tiên Hoàng, xâm lăng “Đại Cồ Việt” kiểu “sét đánh không kịp bịt tai” theo đề nghị của Hầu Nhân Bảo và Lư Đa Tốn:

Ngày xưa về thời Thành Chu [nước ngươi] đă đem dâng chim trĩ trắng. Đến thời Viêm Hán dựng cột đồng. Đến đời Lư Đường từng là đất của TQ. Ngươi không nên nấp vào xó tối [úp mặt vào góc nhà] để ta khó chịu, khiến ta dùng đến kế chặt xác bằm xương, làm cỏ nước người, lúc ấy hối cũng không kịp.

Cho dù biển của ngươi có ngọc ta cũng ném xuống suối. Núi của ngươi có vàng ta cũng quẳng vào bụi. Không phải ta tham của báu của ngươi. Nếu theo th́ tha tội, nghịch lại th́ ta đánh [hướng hóa ngă kỳ xá, nghịch mạng ngă kỳ phạt]. (33)

Từ đó, trụ đồng biến thành vũ khí ngoại giao mỗi khi Trung Hoa muốn xâm lấn hay xách nhiễu. Năm 1272, sau khi lập nên nhà Nguyên, Qublai Khan [Hốt Tất Liệt] sai người sang hỏi về trụ đồng để xác định biên giới. Nhưng sau nhiều chuyến khảo sát thực địa, không thấy dấu vết nào—dù theo truyền thuyết, v́ sợ lời đe dọa của Mă Viện, dân Việt không ngừng ném đá, đất vào chân trụ đồng để nó không bị đổ. Việc này xảy ra sau khi sứ đoàn Hốt Lăng Hải Nha và Trương Đ́nh Trăn (Trương Lập Đạo) đă sang Đông Kinh cuối năm 1271, đ̣i Trần Thánh Tông (1258-1278) qua chầu, nhưng vua nêu lư do bị bệnh, từ chối, và cũng không chịu lạy sứ lúc nhận chiếu—v́ theo tục lệ Việt Nam chỉ nhận chiếu ở điện chính, sau đó lui về nhà riêng. Qublai Khan đồng ư cho giữ tục lệ, nhưng vẫn đ̣i phải qua chầu. Vua Trần cả quyết không qua chầu, chấp nhận hai cuộc đại chiến năm 1278 và 1287-1288, và chuẩn bị trận chiến vệ quốc thứ ba vào thập niên 1290—nhưng cái chết của Qublai Khan khiến cả hai nước tránh được cảnh binh đao. Dă sử Trung Hoa cho rằng nhà Trần cuối cùng chấp nhận cống tượng người vàng để đổi ḥa b́nh, nhưng chính sử Hoa và Việt đều im lặng. Thực tế vua Trần c̣n cho đục thuyền giết chết Ô Mă Nhi khi trao trả tù binh, v́ Ô Mă Nhi đă tàn phá lăng tẩm ở Long Hưng (Hải Dương).(34) Tháng 8-9/1345, Thoát Hoan Thiếp Mộc Nhĩ (Nguyên Thuận Đế, 1333-1368) lại sai Vương Sĩ Hành sang khảo sát vị trí trụ đồng. Trần Dụ Tông (1341-1369) sai Phạm Sư Mạnh đi biện bạch, nhưng không rơ kết quả. (35)

Qua đời nhà Minh, năm 1396, thổ tri phủ Tư Minh (Quảng Tây) là Hoàng Quảng Thành tâu lên Chu Nguyên Chương (Thái Tổ, 1368-1398) rằng Đồng Đăng (phía bắc Lạng Sơn 14 cây số) là đất Đồng trụ. Khi Mông Cổ đánh Tống, An Nam—quốc hiệu này được chính thức ban cho Lư Anh Tông năm 1163 hay 1175—cung cấp quân lương tới trại Vĩnh B́nh, cách đồng trụ 100 lí. Cuối đời Nguyên, Giao Chỉ đánh chiếm trại Vĩnh B́nh [có lẽ là đầu nguồn sông Kỳ Cùng], vượt qua Đồng Trụ hơn 200 lí, lấn cướp năm [5] huyện Khâu Ôn, Như Ngao, Khánh Viễn, Uyên và Thoát. Xin sức cho An Nam trả lại đất ấy. Nguyên Chương sai Trần Thành qua bàn thảo, không xong. Năm 1405 Chu Lệ (Thành Tổ, 1403-1424) khai thác việc Hồ Quí Ly cướp ngôi nhà Trần, sử dụng bọn thái giám đă cống cho Kim Lăng theo đ̣i hỏi năm 1370 để chuẩn bị cho một cuộc chinh phạt. Nhân cơ hội, Quảng Tây lại đ̣i trả sáu [6] động đă mất. Tháng 3/1405, “Cát địa sứ” Hoàng Hối Khanh hăng say cắt đất đổi ḥa b́nh đến độ “trả lại” 59 thôn ở Cổ Lâu. Quí Ly phải đầu độc các tân thổ quan do nhà Minh bổ nhiệm. (36)

Sau đó, năm 1407, Chu Lệ lại sai Trương Phụ và Mộc Thạnh đánh chiếm cả Đại Việt dưới danh nghĩa phù Trần diệt Hồ, bắt gia đ́nh Quí Ly mang về Kim Lăng. Thay v́ đưa con cháu nhà Trần lên ngôi, Trương Phụ cho bọn Mạc Thúy (ḍng giơi Mạc Đĩnh Chi) làm tờ biểu xin vào lại bản đồ đế quốc Minh. Năm 1416, Kim Lăng c̣n tập trung gần 10,000 quan lại bản xứ, phân phát bằng sắc do triều đ́nh Minh bổ nhiệm, với lời khuyên dụ bọn tả Bố chính sứ Nguyễn Huân, Tham chính Lương Nhữ Hốt, Đỗ Duy Trung v.. v.. nên cố gắng trung thành, đánh dẹp các nhóm kháng Minh, để con cháu ngàn đời hưởng lộc, danh thơm sử xanh muôn đời. Nhưng đại đa số người Việt khó chấp nhận. Suốt 20 năm Minh xâm chiếm, khoảng 60 cuộc dấy binh nổi lên khắp nơi. Đế Ngỗi và Lê Lợi chỉ là hai nhân vật kiệt hiệt hơn cả. Sau khi Chu Lệ bị giết tại sông Du Mộc, cháu nội là Chiêm Cơ (Tuyên Tông, 1426-1435), đành gác mộng đặt Đại Việt vào bản đồ, chấp nhận băi binh, thu tiền măi lộ qua h́nh thức “cống lễ” tượng người vàng, cùng sản vật địa phương để đổi ḥa b́nh. (37)

Suốt triều Lê Lợi (1428-1433), Chiêm Cơ chỉ cho tạm giữ quyền việc nước (“Quyền thự An Nam Quốc Sự.”) Một trong những lư do là Lê Lợi lập Trần Cảo làm vua, rồi nhân danh Cảo xin ḥa và cầu phong. Dù Cảo chỉ mạo danh họ Trần, nhưng đủ để gỡ sĩ diện là vẫn trung thành với nguyên tắc “diệt Hồ, phù Trần,” Chiêm Cơ cho Cảo [Cao] làm An Nam Quốc Vương. Ngày 23/3/1428, sai bọn Lư Kỳ tới Đông Kinh phong vương, nhưng hai tháng trước, Lê Lợi bắt Cảo [Cao] uống thuốc độc chết. Trong ba năm 1428-1430, Chiêm Cơ cương quyết đ̣i t́m con cháu nhà Trần. Lê Lợi dùng vàng bạc sính cống, đồng thời ràng buộc việc sắc phong với vấn đề trao trả tù binh. Có lẽ v́ khó áp lực quá đáng, sau khi Lê Lợi hoàn trả hơn 86,000 dân quân, mỗi năm biếu xén khoảng 50,000 lạng vàng/bạc, cùng quà tặng cho cả mẹ, vợ, hay Hoàng tử của Chiêm Cơ, ngày 5/12/1431 Chiêm Cơ phong Lê Lợi làm “Quyền thự An Nam Quốc Sự.” Ngày 19/3/1437, Chu Kỳ Trấn (Anh Tông, 1435-49, 1457-63) mới cho “Lê Lân” [Lê Thái Tông] chức quốc Vương, b́nh thường hóa quan hệ, dựa theo điều lệ năm 1370 của Nguyên Chương. (38)
cuopbank_is_offline  
Old 02-09-2011   #5
cuopbank
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
cuopbank's Avatar
 
Join Date: Jul 2008
Location: US
Posts: 2,240
Thanks: 2
Thanked 311 Times in 213 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 3 Post(s)
Rep Power: 19
cuopbank Reputation Uy Tín Level 6
cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6
Default B. KHÔNG C̉N DẤU TÍCH:

1. Hiện nay, không c̣n dấu tích trụ đồng.

Một sự thực không thể chối căi là chưa ai t́m được dấu vết trụ đồng. Lối giải thích có vẻ hợp lư là theo thời gian, trụ đồng đă bị mai một. Du Ích Kỳ, từng đến Nhật Nam, cho rằng sau khi dựng hai cột đồng, Mă Viện lưu lại 10 gia đ́nh người Hán, gọi là “Mă Lưu” [người họ Mă bị lưu đầy] ở bờ phía nam Thọ Linh, đối diện trụ đồng, sau này tăng lên đến 200 hộ. Trụ đồng đă ch́m trong biển, chỉ dựa vào những người này mới biết vị trí trụ đồng. (39)

Lâm Ấp Kư, không rơ tác giả và đă tuyệt bản, ghi người bản địa gọi những người lưu lại ở trụ đồng ranh giới nhà Hán với nước Tây Đồ là Mă lưu. Cựu Đường chí [Cựu Đường thư] cũng ghi truyện Mă Lưu. Tân Đường thư cho rằng người Mă Lưu và núi Trụ đồng ở châu Bôn Đà Lăng, phía nam Lâm Ấp hai ngh́n [2,000] lí. Sơ học kư, 6, dẫn Ngô Lục của Trương Bột, ghi trụ đồng và người Mă lưu ở Tây Đồ, trên một băi nhỏ dài 30 dặm, của một đảo phía nam Tượng Lâm. Đời Tùy lên tới 300 hộ. (40)

Thoạt nghe có vẻ khả tín, nhưng xét lại, chẳng ai biết chứng nhân “Mă Lưu” ở đâu, c̣n hay mất. Trụ đồng không thấy, nhân chứng không biết ở đâu. Sự khả tín của thông tin trụ đồng đành phải dựa trên thư tịch hoặc truyền thuyết.

C. KHÔNG RƠ MỤC ĐÍCH HAY VỊ TRÍ:

Những người nghiên cứu về trụ đồng hầu như nhất trí rằng Mă Viện đă dựng trụ đồng để đánh dấu biên giới phía nam đế quốc Hán, nhưng chỉ có thế. Định nghĩa hay cách diễn giải biên giới phía nam, tức vị trí của cái gọi là trụ đồng trái ngược, thay đổi theo thời điểm và hoàn cảnh, hoặc do sở kiến mỗi cá nhân.

1. Một số người cho rằng Mă Viện dựng trụ đồng để phân định biên giới đế quốc Hán và cổ Việt .

Những người theo thuyết này đi t́m trụ đồng ở vùng Lạng Sơn hay Quảng Yên.

a. Chu Khứ Phi, tác giả Lĩnh Ngoại Đại Đáp, từng làm thông phán ở Quế Lâm (Quảng Tây) đời Tống (960-1279), cho rằng trụ đồng ở khu động Cổ Sâm, Khâm Châu, phía tây châu Khâm khoảng ba [3] lí. (41)

b. Minh Nhất Thống Chí, theo Nhất Thống Chí nhà Nguyên, và Thanh Nhất Thống Chí, theo Chu Khứ Phi, chép trụ đồng Mă Viện ở “Đèo Phân Mao,” động Cổ Sâm, châu Khâm. Ghi thêm sau khi dựng trụ đồng, Viện có lời thề: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt.” (42)

c. Nguyễn Thiên Túng, khi chú thích Dư Địa Chí (hay An Nam Vũ Cống) của Nguyễn Trăi, nói Kim Tiêu là Trụ Đồng, Phân Mao [tại Yên Bang] là “núi Phân Mao.” (43)

d. Lê Quí Đôn ghi trong Văn [Vân] Đài Luận Ngữ Mă Viện dựng hai “kim tiêu” ở Quỉ Môn Quan. Quỉ Môn Quan có lẽ là huyện Bắc Lưu, gần châu Tân An [Tiên Yên], trấn Quảng Yên. Tại Phân Mao Lĩnh, cách Khâm Châu 300 lí về phiá nam, có một đồng trụ lớn hơn 2 thước. Có lẽ do Mă Tổng [Đổng] dựng lên trong niên hiệu Nguyên Ḥa (806-820). (44)

Như thế, nhà Thanh, giống như nhà Minh, có vẻ tạm thời chấp nhận biên giới hiện hữu giữa hai nước.

2. Một số người khác cho rằng trụ đồng là biên giới Giao Chỉ bộ và Lâm Ấp.

a. Du Ích Kỳ cả quyết Mă Viện dựng hai cột đồng phía bắc Lâm Ấp. (45)

b. Tùy Thư [Sui shu] ghi trụ đồng cách phía bắc kinh đô Lâm Ấp tám [8] ngày đường. Tư Mă Quang, trong Tư trị Thông giám [đời Tống, 294 quyển], dẫn lại chi tiết trên. (46)

Vị trí trụ đồng, như thế, nằm vào khoảng ranh giới Nghệ An và Quảng B́nh, tức đèo Ngang trên Hoành Sơn (đạo Hà Tĩnh thời Tự Đức)

c. Các tác giả Đại Nam Nhất Thống Chí và Đào Duy Anh ghi ở núi Hùng Sơn, Nghệ An. (47)

d. [Thái B́nh] Ngự Lăm 74 dẫn Giao Châu Kư của Lưu Hân Kỳ: Mă Viện chất đá làm bờ tới ngách sông Tượng Phố, dựng cột kim tiêu làm biên giới. (48)

Những người diễn giải trụ đồng dựng lên ở cực nam Giao Chỉ bộ thời Mă Viện—tức quận Nhật Nam—khó thể xác định lănh thổ Nhật Nam, hay nước Lâm Ấp. Thế kỷ I Tây lịch, hơn một thế kỷ sau khi sử sách TH đặt “quận Nhật Nam” [hay Tượng Lâm] vào bản đồ, nhân ngày Tết, Lưu Trang (Hán Minh đế, 58-75) hỏi Trương Trọng, một tiểu quan từng ở Nhật Nam, là phải chăng nhà ở Nhật Nam đều mở cửa về phía Bắc để ngóng ánh mặt trời [Nhật Nam quận bắc hướng thị nhật da?] (49)

Khó xác định Lưu Trang có hàm ư ǵ. Nhưng đọc kỹ chú giải của văn gia đời sau, rơ ràng vua quan Hán tin mặt trời mọc ở phương Bắc của xứ “hoang phục.” Nhan Sư Cổ (581-645), làm việc dưới triều Lư Uyên (Đường Cao Tổ, 618-626) và Lư Thế Dân (Thái Tông, 627-647) thường chú giải ngũ kinh và Hán Thư của Ban Cố, nói “Nhật Nam là nói về phía nam mặt trời; là bảo mở cửa phía bắc để hướng về [đón ánh] mặt trời.” Khi nói về việc Đàn Ḥa Chi đánh cướp Lâm Ấp, năm 436 hoặc 447, Vương Sung chép trong Luận Hành: “Quận Nhật Nam cách Lạc Dương ngót muôn dặm, vậy ở phía nam mặt trời.” Như dựng cây nêu tại thành Khu Túc, lị sở huyện Tượng Lâm (Nhật Nam), cây nêu 8 thước bóng của nó ở phía Nam là 8 tấc; dựng nêu ngày 5/5 âm lịch [mùa Hè] cũng thấy bóng ở phía nam cây nêu! (50)

Khoảng ba thế kỷ sau, đời Lư Long Cơ [Đường Huyền Tông, 713-755], khi Dương Tư Húc và Nguyên Sở Khách đi đánh Mai Thúc Loan, cũng đo bóng mặt trời ngày Hạ Chí ở Giao Châu, th́ khám phá ra bóng của cây nêu ở phía nam ba tấc, ba phân—chẳng khác biệt ǵ với cuộc đo của Đàn Ḥa Chi. (51) Đến đời nhà Minh (1368-1644), Ngũ Sùng Diệu [Âu Đại Nhâm?] tác giả Lĩnh Nam di thư, c̣n nhắc lại sự cố “Nhật Nam nằm về phía nam mặt trời”. (52)

3. Trụ đồng được dựng lên ở phía nam Lâm Ấp, giáp ranh với nước Tây Đồ.

Vài tác giả dời trụ đồng xa hơn nữa về phía nam.

a. Lưu Hân Kỳ, tác giả Giao Châu Kư, đă tuyệt bản, là một trong các tác giả được trích dẫn nhiều nhất. Lịch Đạo Nguyên có vẻ đồng ư khi dẫn Lưu Hân Kỳ: Mă Văn Uyên [Mă Viện] lập dấu mốc phía nam đất Hán. (53)

b. Lâm Ấp Kư, một tựa sách không rơ tác giả và cũng đă tuyệt bản, chép năm 43, Mă Viện trồng hai trụ đồng ở phía nam Tượng Lâm, làm ranh giới nhà Hán với nước Tây Đồ. Lịch Đạo Nguyên cũng dẫn sách này. (54)

c. Trương Bột, tác giả Ngô Lục, nói trụ đồng ở Tượng Lâm, đánh dấu biên giới cực nam của nhà Hán. (55)

d. Trong mục Nam Hải (ch 54) của Lương Thư, Yao Ssu lien (d. 637) cho Mă Viện từ Nhật Nam đi về hướng nam bốn trăm [400] lí mới đến Lâm Ấp; đi thêm về hướng nam hai trăm [200] lí nữa rồi dựng trụ đồng ở biên giới Tượng Lâm và Tây Đồ. (56)

e. Văn gia Đường và Tống có vẻ tán thưởng sự khai sinh thực thể “Tây Đồ” này. Đỗ Hữu ghi trụ đồng nằm 2,000 lí phía nam Lâm Ấp. Nhạc Sử (990-1007) đời Tống, nói đi từ Nhật Nam bốn trăm [400] lí tới Lâm Ấp, đi hơn hai mươi [20] lí nữa tới nước Tây Đồ Di. (57) Tân Đường thư của Âu Dương Tu 1007-1072) và Tống Kỳ (998-1061) cho rằng Lương Thư viết sai, tự động đưa trụ đồng xa hơn về phía Nam: Núi Trụ đồng nằm ở châu Bôn Đà Lăng; từ Nhật Nam Mă Viện đi bốn trăm [400] lí đến Lâm Ấp; từ Lâm Ấp đi thêm hai ngh́n [2,000] lí nữa về hướng Nam mới dựng trụ đồng. Cựu Đường Chí thêm: Đường thủy, từ phủ An Nam tới Lâm Ấp 3,000 lí. Từ quận Giao Chỉ tới trụ đồng là 5,000 lí. (58)

Như thế trụ đồng nằm ở khoảng núi Đá Bia, phía Bắc Đèo Cả (Phú Yên).

g. Từ phía nam Giao Chỉ theo đường thủy 3,000 lí tới Lâm Ấp. Từ quận Giao Chỉ tới cột đồng 5,000 lí. (59)

4. Lại có tác giả nói Nhật Nam bao gồm Phù Nam.

Vậy trụ đồng Mă Viện có thể ở gần Cà Mau hiện nay.

Cố Tổ Vũ, tác giả Độc sử phương dư kỷ yếu (đời Thanh), ghi: Phù Nam là một ḥn đảo lớn nằm về phía tây Nam Hải, thuộc quận Nhật Nam, bắc cách Nhật Nam 7,000 lí, nằm về hướng tây nam của Lâm Ấp khoảng 3,000 lí; rộng 3,000 lí. (60) Theo Việt Nam Tạp Yếu: Trụ đồng của Mă Viện ở phía nam Quảng Ḥa. Nước Tây Đồ Di là nước Măn Thích Gia, sau đổi là Ca la phú sa; rồi bị Chiêm Thành diệt. Trải dài tới Vĩnh Long. (61)

Điều đáng ghi nhận là trong nỗ lực xác định vị trí của trụ đồng, văn gia TH không ngớt mở rộng biên giới Hoa Hạ khiến vị trí trụ đồng Mă Viện ngày một Nam tiến.

D. SỐ TRỤ ĐỒNG THAY ĐỔI:

Số trụ đồng do Mă Viện dựng lên trong các truyền thuyết cũng thay đổi, từ một tới năm “kim tiêu.”

1. Văn gia đời Tùy nói có một hay hai trụ đồng [Tùy thư chép Lâm Ấp ở phía nam trụ đồng].

Đỗ Hữu ghi trong Thông Điển phía nam Lâm Ấp 2,000 lí có hai trụ đồng sát biên giới Tây Đồ Di (núi Đồng Trụ chu vi 10 lí).

2. Tống Bạch suy đoán có ba [3] cột đồng ở biên giới Tây Đồ Di và Tượng Lâm, 200 lí phía nam Lâm Ấp. Từ Giao Châu tới trụ đồng là 5,000 lí. (62)

3. Hồ Tam Tỉnh đời Tống đưa lên năm (5) trụ đồng h́nh như cái lọng ở Đại Phố, phía nam Lăng Đà (Lâm Ấp). (63)

Việc tự do hiệu đính hay sửa chữa trên có thể do từ đời Tống, Nguyên, Minh, hay Thanh kiến thức địa lư về phương nam đă khá hơn. Nhưng không thể không nghĩ đến thói quen ghi vào sử sách những biên giới hoang tưởng, chờ ngày “thôn tính” [cướp đoạt]–hay “khôi phục,” nếu muốn. Khi sử dụng sử liệu TH, nếu không cân nhắc kỹ lưỡng yếu tố này, rất dễ bị lạc đường. Và, khó thể tách “trụ đồng Mă Viện” khỏi tham vọng bành trướng—như một cái cớ để đ̣i trả lại những đất đai hoang tưởng đă mất. Miệng kẻ “sang” [mạnh] có gang có thép, dù cái lưỡi uốn lượn trăm chiều. Nhưng “Quốc sử” đời Hậu Lê và nhà Nguyễn vẫn sao chép huyền thoại trụ đồng, theo kiểu “dĩ nghi, truyền nghi,” sa vào lưới nhện tham vọng bành trướng của Hán tộc.( 64)

Từ đầu thế kỷ XX, những nghiên cứu của Tây phương, đặc biệt là học giả Pháp—áp dụng những phương pháp làm việc khoa học hơn, khảo sát khá kỹ các di vật c̣n sót trên mặt đất—để tái dựng lại lịch sử nghệ thuật [arts history] của Champa và Kambojas. Được chính phủ Bảo hộ Pháp trợ cấp, những người như Louis Finot, Georges Coedès, Partmentier, v.. v. .. đă làm việc trên 250 di chỉ khảo cổ—đặc biệt là các tháp chứa linh vật như Linga, tượng Phật, những tấm bia có khắc chữ Sanskrit hay một loại chữ Chàm biến thái từ Sanskrit, cùng những “hoa văn” điêu khắc (như voi, sư tử đều nhảy múa). Nhiều cổ vật đă bị thời gian, thiên tai, chiến tranh, và những hành vi mọi rợ văn hóa—như tàn phá dấu tích nước bại trận hay trộm cắp (Hán, Việt cũng như Tây phương) —khiến chứng tích sự hiện hữu của một quốc gia hưng vượng trong nhiều thế kỷ ngày một hiếm hoi. Dù c̣n thiếu sót, những công tŕnh trên giúp đặt xuống những viên đá lót đường đầu tiên cho việc t́m hiểu về dân Chàm nói riêng, và lịch sử Việt Nam nói chung. Dựa trên những mẩu thông tin trái ngược nhau và mức khả tín vô cùng giới hạn trên, người phỏng đoán trụ đồng nằm ở “Phân Mao Lĩnh,” Cổ Sâm, Khâm Châu (theo Lĩnh Ngoại Đại Đáp [của Chu Khứ Phi] đời Tống, dẫn trong ANCL, và Nhất Thống Chí nhà Minh, nhà Thanh). Người suy đoán ở đèo Ngang, tức Hoành Sơn, ranh giới tự nhiên của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng B́nh ngày nay (theo Lịch Đạo Nguyên, trong Thủy Kinh Chú; Lưu Hân Kỳ, trong Giao Châu Kư). Có tác giả nghĩ nó ở vùng Huế. (Aurousseau, Claeys) Lại có người cho Mă Viện xuống tới tận núi Đá Bia (Đèo Cả), Phú Yên (theo Tân Đường Thư). Tự điển Từ Hải cũng theo thuyết này, có lẽ do mục tiêu chính trị hơn sự thực sử học. (65) Và khó thể không đồng ư với Maspéro rằng đây chỉ là một huyền thoại. (66)
cuopbank_is_offline  
Old 02-09-2011   #6
cuopbank
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
cuopbank's Avatar
 
Join Date: Jul 2008
Location: US
Posts: 2,240
Thanks: 2
Thanked 311 Times in 213 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 3 Post(s)
Rep Power: 19
cuopbank Reputation Uy Tín Level 6
cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6
Default Kết Từ:

Cho tới đầu thế kỷ XXI vẫn chưa thể h́nh dung ra h́nh dáng, kích thước, vị trí hay số lượng trụ đồng. Không hề có vết tích trụ đồng trên thực địa. Trong khi đó sách sử đương thời im lặng. Cũng không ai có thể khẳng định trụ đồng là biên giới Hán-Cổ Việt, biên giới Cổ Việt-Cổ Chàm (Lâm Ấp)–hay phía Nam cổ Chàm.
Những nỗ lực truy t́m trụ đồng cho thấy tính chất đàn hồi của biên giới và cuộc Nam tiến không ngừng—từ Cổ Sâm (Quảng Yên cũ, sau là Khâm Châu) xuống tận Núi Đá Bia (Phú Yên), dù măi tới khoảng năm 1,000 vua Champa mới dời đô vào Vijaya (Chà Bàn, B́nh Định).

Huyền thoại Mă Viện mà văn gia Hán hoang tưởng và hiệu đính gần hai ngh́n năm qua—có khả năng thuyết phục mạnh những người chỉ có vốn liếng kiến thức sơ đẳng hay lịch sử nhân dân, lịch sử nhiều người viết như Mao Nhuận Chi—là một trong những bằng chứng về thủ thuật sử dụng sách, sử làm vũ khí tuyên truyền, huyền thoại hóa sự thống trị cùng tham vọng thôn tính lân bang của Trung Nam Hải.

Lưu động tính của các vị trí dựng trụ đồng không chỉ giúp bài bác huyền thoại trụ đồng, nhưng cũng cho thấy lô-gích của nó nằm trong một âm mưu truyền kiếp “quay mặt về hướng nam” của Hán tộc. Việc Hà Lư Quang (năm 751), Trương Chu (809), hay Mă Tổng bắt chước “Mă Viện” dựng cột đồng “ở chỗ cũ” không chỉ để lưu danh. Chúng ta cũng từng ôn lại những sứ đoàn Trung Hoa được gửi sang “An Nam di” để t́m dấu tích trụ đồng. Mỗi lần vấn đề trụ đồng được nêu lên là có hiểm họa binh đao—từ Hốt Tất Liệt tới Chu Lệ.

Nhưng không thể không tự hỏi tại sao văn gia Hán đă hăng say tham dự cuộc ngụy tạo lịch sử này? Từ nhiều thế kỷ, văn gia TH thường rất tự hào về tính chất trung thực của thư tịch cổ thời TH. Một số học giả Tây Phương cũng đánh giá cao các sử liệu trên. Tuy nhiên, sự khả tín của thư tịch TH—ít nhất về cổ Việt và Champa—có nhiều dấu hỏi lớn.

Thứ nhất, là sử quan, những người chép sử không dám phạm thượng. Đa số đều muốn dùng văn tài ḿnh để tô hồng hay cung văn chế độ cho một mục đích nào đó. Thứ hai, sử quan và Nho gia định hướng Khổng Giáo không dám vượt qua những khuôn khổ như Thiên mệnh, “thánh giáo” do Khổng Khâu và các đệ tử “truyền lại.” Thứ ba là hiện tượng mọi rợ văn hóa: Được làm vua, thua làm giặc. Tiêu hủy di sản văn hóa các nước nhỏ hay các tộc dân bị cướp nước, ngụy tạo sử kiện, địa danh, nhân danh để biện minh cho tham vọng “thôn tính thiên hạ,” “đặt vào ṿng lễ giáo,” v.. v.. Dư luận dân chúng th́ được hâm nóng bằng hệ thống tuyên truyền tham vọng thực dân, và sự ưu việt Hán tộc [Han supremacy].

Việt Nam là bằng chứng hùng hồn nhất về hành động mọi rợ văn hóa Hán tộc—bên cạnh chủ trương “tằm ăn dâu” hay “vết dầu loang”: Lấn đất, di dân, rồi công khai xâm lăng, giết lănh đạo, đồng hóa một thiểu số thổ dân làm giai tầng trung gian. Nếu chưa thành công, lại khởi đầu trở lại chu tŕnh “thông hiếu” hay “cống lễ” [tributory networks] định kỳ. Ban mũ áo, đặt tên, dạy học chữ để đồng hóa. Chờ một cơ hội khác. Thời gian thường nằm về phía kẻ mạnh. Dân tộc Việt thường trực bị đe dọa bởi hiểm họa xâm lăng, đồng hóa của những người cầm quyền Bắc Kinh, bất kể màu sắc ư thức hệ, từ chuyên chính quân chủ, phong kiến tới quân phiệt “Tam Dân,” rồi dân chủ tập trung “định hướng xă hội chủ nghĩa.”

Lễ Nghĩa hay những nguyên tắc cao thượng, lư tưởng được nêu ra trong tứ thư, ngũ kinh hay sách vở của bách gia và tư tưởng Mao hay lư luận Đặng Tiểu B́nh chỉ là những tṛ chơi của trí tuệ—được trưng dẫn khi cần thiết. Doanh [Lă] Chính chôn nho sinh. Hạng Vũ hỏa thiêu Hàm Dương. Chu Lệ tịch thu hết sách vở Đại Việt mang về Kim Lăng, thay bằng sách sử nhà Tống. 320,000 Hồng quân đột ngột tràn qua biên giới Hoa-Việt mờ sáng ngày 17/2/1979, san thành b́nh địa hàng chục thị xă và thị trấn, hung hăn mở cuộc tàn sát thường dân để dạy cho tập đoàn Lê Duẩn một bài học. Chủ yếu luôn là thứ luật kẻ mạnh kiểu trung cổ và “nguyên thủy”: luật pháp và chính nghĩa nằm trong tay những kẻ mạnh nhất, và đủ nhẫn tâm giết người, cướp đoạt đất đai, tài sản người khác.

Từ hạ bán thế kỷ XX—tạm thời nghỉ ngơi để tiêu hóa cho xong những vùng lănh thổ khổng lồ của Manchuria, Tibet, Mongol—cơ quan tuyên truyền Bắc Kinh đưa ra thuyết “tổ hợp” [to incorporate] những đất đai và dân chúng mới chiếm đoạt để đồng hóa các nạn nhân. Những việc làm biểu kiến như xóa tên Yue Fei (Nhạc Phi, 1103-42) khỏi danh sách những anh hùng dân tộc [minzu yingxiong] trong sách giáo khoa lịch sử bậc tiểu và trung học (Beijing Youth Daily, Dec 2002) —cùng những khẩu hiệu như đoàn kết dân tộc [minzu tuanjie], hay đa dân tộc quốc gia [duominzu guojia], ngũ tộc cộng ḥa [wuzu gonghe], đại Trung Hoa dân tộc [Da Zhonghua minzu] —chỉ là những lớp bọc đường cho liều thuốc độc tiêu diệt bản sắc những sắc dân đă và đang bị thôn tính, đồng hóa. (67)

Song song với chiêu bài đạo đức giả trên—sẽ bị vứt bỏ khi cần thiết—là những chiêu bài quen thuộc khác khi muốn cướp bóc hay thôn tính lân bang, thứ chính nghĩa tự nhận “chinh thảo” [trừng phạt hay “dạy cho một bài học”]. Với vua quan Hán, như Lưu An đă nhắc nhở Lưu Triệt: không hề có chiến tranh, mà chỉ có trừng phạt những dân tộc không thờ kính thiên tử như con với cha theo lẽ trời [thiên mệnh] “sự đại” [thờ nước lớn]. Bài Chiếu đánh Đại Việt của Triệu Quang Nghĩa (976-997) vào tháng 9-10/980 [tháng 8 Canh Th́n] là một trong những văn kiện tiêu biểu:

Thanh giáo và oai linh của nước nhà vang dội khắp nơi [Quốc gia thanh giáo sở đàm, oai linh hàm kị.]

Gần đây, đất Diên Chỉ chưa [chịu] nhập vào bản đồ, tự đứng một phương, gần Ngũ Lĩnh. [Cố năi Diên Chỉ chi cảnh, vị qui dư địa chi đồ, thẩn tư nhất phương, cận tiếp Ngũ Lĩnh]

Cuối đời Đường loạn lạc, đất đai bị chia xẻ, chúng tiếm xưng làm một nước [bang], tách xa phong giáo, khiến phong hóa như của kẻ mù, đứa điếc [Đường mạt li loạn, khu nội phẫu phân, toại vi tiếm ngụy chi bang, tư thành lung cổ chi tục.]

Từ khi b́nh định Phiên Ngung, ban cho lịch sách mà tuân hành, tuy nhận làm phiên thuộc, mà vẫn lo việc binh bị, có ư tự cường [Cập Phiên Ngung đề định, chính sóc thủy ban, tuy khế thủ dĩ xưng phiên, phả thiện binh nhi tự cố.]

Phép thờ nước lớn, lẽ nào như thế? [Sự đại chi lễ, đương như thị hồ?]

Để cứu dân, chẳng đặng đừng ta phải đưa quân chinh phạt để thay đổi xứ mọi rợ; nay sai bọn Tôn Toàn Hưng qua đánh [Điếu dân chi hành, cái bất đắc dĩ, nghi cung hành ư thiên thảo, dụng phi biến ư man trâu, nghị dĩ Tôn Toàn Hưng đẳng xuất như tấn thảo.”]. (68)

Hạ bán thế kỷ XVIII, năm 1788-1789, Hoằng Lịch [Qian Long] định pḥ Lê đánh Tây Sơn để khôi phục một số quận huyện. Qua thế kỷ XIX, năm 1882-1885, Từ Hi Thái hậu cũng muốn “pḥ Nguyễn” chống di địch Pháp, để chiếm đoạt vùng phía bắc sông Hồng; nhưng cuối cùng bị thảm bại, phải kư thêm hiệp ước cắt đất và bồi thường chiến phí cho Pháp, khiến Đường Đ́nh Canh chịu chết trong ngục.

Hiện t́nh thế giới—sau bao thập niên bị cường quốc Tây phương và Nhật lăng nhục—khiến Bắc Kinh bớt kiêu ngạo, chấp nhận một thứ quan hệ “vừa là đồng chí vừa là anh em” trong “thế giới thứ ba.” Nhưng tham vọng cầm đầu khối những nước nghèo, bành trướng đất đai hầu chiếm đoạt tài nguyên thô, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa nhái và rẻ tiền, nhiễm độc, đồng thời chiếm đất di dân—thành lập những đạo quân thứ năm khắp thế giới—hầu tránh nạn nhân măn, và “thôn tính thiên hạ” vẫn nguyên vẹn nếu không phải ngày thêm thôi thúc.

Hạ bán thế kỷ XX, Trung Cộng gây chiến với Burma [Myanmar], Mongolia và India về biên giới. Bắc Kinh c̣n đ̣i Liên Sô Nga phải trả lại hơn 1.5 triệu cây số vuông lănh thổ mà Nga Hoàng chiếm đoạt trong thế kỷ XIX. Mao Nhuận Chi cho lệnh Vệ Binh Đỏ tŕnh diễn một màn “thanh giáo Mao” bằng cách xếp hàng dài theo biên giới, rồi tụt quần chổng mông về phía Nga. Cơ quan tuyên truyền Nga đối phó bằng cách trương h́nh Mao chủ tịch vĩ đại mỗi khi có màn tŕnh diễn “lễ giáo chổng mông” trong kinh điển tư tưởng Mao. (69)

Mao Nhuận Chi, người tự xưng là lănh tụ CS vĩ đại của “Thế Giới thứ ba,” năm 1936 than thở với Edgar Snow về việc bị thực dân Tây phương chiếm đoạt chư hầu, trong đó có Đông Dương; và từ năm 1949, “cống hiến vô tư” cho Hồ Chí Minh cùng Đảng CSVN. Nếu tin được Luo Guibo [La Quí Ba], mùa Hè năm 1950, khi tiếp đại diện phái đoàn cố vấn quân sự Trung Cộng trên đường qua Cao Bằng, Nhuận Chi căn dặn thuộc hạ đừng nên có tinh thần tự tôn nước lớn [big-state chauvinism]. Rồi, nhấn mạnh Hồ và Đảng CSVN đă mời họ qua giúp, không giống như Ma Yuan [Mă Viện] ngày nào. Mao chỉ không tiết lộ rơ âm mưu của ḿnh: dùng xương máu người Việt để bảo vệ cửa ngơ chiến lược Đông Nam, trước sự vây hăm của Liên bang Mỹ và Đồng Minh. Năm 1979, những tác giả lừng danh Việt Nam như Trường Chinh, Nguyễn Ngọc Minh, v.. v .. sau nhiều năm nung nấu, đă một lần được tự do thoá mạ tư tưởng Mao Trạch Đông phản động, thâm độc cùng cách sử dụng viện trợ theo kiểu “cà rốt và cây gậy,” trong chủ trương bành trướng, bá quyền nước lớn, “tọa sơn quan hổ đấu,” chống Mỹ đến “người Việt Nam cuối cùng.” (70)

Từ năm 1947, chính phủ Tưởng Giới Thạch rồi chế độ Mao Nhuận Chi đ̣i sửa lại các hoà ước bất b́nh đẳng kư với Pháp năm 1885 và 1887 bằng những ḥa ước bất b́nh đẳng Hoa-Việt khác. Sách giáo khoa sử địa vẽ bản đồ lănh hải TH chạy xa về phía biển Nam. Ngày 4/9/1958, Bắc Kinh công bố một bản đồ có lănh hải phía Nam gồm những gạch đứt đoạn. Ngày 19-20/1/1974, để trở lại với thế giới văn minh, Nhuận Chi và Ân Lai cho lệnh xâm chiếm Hoàng Sa bằng vơ lực, trước sự quay mặt làm ngơ của Cố vấn ANQG Henry A. Kissinger. (71) Ngày 17/2/1979, Deng Xiao-ping [Đặng Tiểu B́nh] mượn chiêu bài biên giới để dạy Lê Duẩn và Đảng CSVN “một bài học” luật kẻ mạnh, sử dụng hơn 320,000 Quân Giải Phóng [QGP] cùng tăng pháo tàn phá sáu [6] tỉnh biên giới suốt 30 ngày Xuân Kỷ Mùi [1979]. Rồi chiếm cứ một số cao điểm chiến lược ở biên giới. (72) Sau đó, bắt Hà Nôi cắt đất, cắt biển năm 1999 và 2000, hiệu lực từ năm 2004. Qua năm 2009, lại áp lực kư hiệp ước “tay đôi” về Hoàng Sa [Paracels] và Trường Sa [Spratlys]. Ngày 7/5/2009, Bắc Kinh nộp cho LHQ một bản đồ lănh hải, tự nhận chủ quyền 80% biển Đông, bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, và lănh hải chia làm 9 điểm đứt quăng, sát với VN, Malaysia, Brunei, và Philippines. Ngày 8/5/2009, Việt Nam gửi công hàm số 86/HC-2009 lên Tổng thư kư LHQ bác bỏ nó “không có giá trị v́ không có cơ sở pháp lư, lịch sử và thực tiễn.” (73)

Mới đây, tờ Tuổi Trẻ ở Sài G̣n đi tin Đại sứ Nguyễn Văn Thơ họp báo ở Bắc Kinh ngày 8/1/2010, tuyên bố quan hệ 16 chữ vàng—láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, tiến tới tương lai—nhưng cũng xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thông tấn xă và báo chí Trung Cộng chỉ nói đến phần hữu nghị, hoàn toàn im lặng về lănh hải. Báo Tuổi Trẻ in thêm vào, hay báo chí Trung Cộng cắt bỏ?
cuopbank_is_offline  
Old 02-09-2011   #7
cuopbank
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
cuopbank's Avatar
 
Join Date: Jul 2008
Location: US
Posts: 2,240
Thanks: 2
Thanked 311 Times in 213 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 3 Post(s)
Rep Power: 19
cuopbank Reputation Uy Tín Level 6
cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6
Default Hết

Một trong những nguyên nhân của chính sách bành trướng-xâm lược của Trung Nam Hải là sự tăng trưởng dân số. Đảng CSTH hay bất cứ giới cầm quyền nào cũng phải lo t́m chỗ cư trú và sản xuất lương thực cho khối lượng 1.3 tỉ đầu người có sổ hộ khẩu này. Bởi thế, Bộ Chính Trị Đảng CSTH từng ra nghị quyết coi Đông Nam Á là “vùng trời chiến lược sinh tồn” của Hán tộc. Di dân, cướp đoạt đất đai, trộm cướp tài nguyên thiên nhiên ở rừng núi và thềm lục địa, là điều đă, đang và sẽ xảy ra. Lănh đạo Trung Hoa thường tuyên bố chiến tranh là điều khó tránh, dù có thể tŕ hoăn được. Nhưng với ư thức hệ tận dụng “bạo lực cách mạng” kiểu Maoist, cộng với tinh thần thôn tính, làm cỏ thiên hạ truyền thống, Bắc Kinh sẽ duy tŕ ḥa b́nh được bao lâu?

Không thể không rùng ḿnh ớn lạnh. V́ thật khó để thuyết phục những đệ tử tự nhận của thứ học thuyết “cách mạng là tấn công, không tấn công là thất bại” tự kềm chế tham vọng bành trướng xă hội chủ nghĩa kiểu Mao-it [Maoist hegemonism]. Nếu lịch sử có thể giúp rút ra một bài học hữu ích, Cộng đồng yêu chuộng ḥa b́nh thế giới—và đặc biệt hơn 1.3 tỉ dân Trung Hoa—nên có thái độ và hành động cần thiết để ngăn cản viễn ảnh Trung Hoa sẽ là nguồn gốc của Thế Chiến thứ Ba, cuộc chiến mang sức hủy diệt cả nhân loại và địa cầu.

“Justice for all”–Công lư cho mọi và mỗi người. Đó là tâm niệm và hoài băo của những người mong muốn một thế giới ḥa b́nh, tiến bộ, đáng sống hơn của nhân loại. Nhưng ngày ấy c̣n xa vời. Thế hệ chúng ta đang c̣n bị đe dọa, khủng bố bằng những tên tội phạm chiến tranh trong các dinh thự. Trong số đó, có những kẻ đang sống huy hoàng tại Trung Nam Hải như Hồ Cẩm Đào [Hu Jintao] và Ôn Gia Bảo [Wen Jabao]—kẻ từng vu cáo một nhà sư đạo hạnh như Đạt Lai Lạt Ma của Tibet là “khủng bố.” Ai sẽ đưa chúng ra trước những ṭa án quốc tế h́nh sự, cũng như lương tâm nhân loại?

Houston, 1/2-18/1/2011

Chính Đạo

©2011, Copyright by Van Hoa Publishing Co.

All Rights Reserved.
cuopbank_is_offline  
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC3

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 04:59.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.30934 seconds with 14 queries