R8 Vơ Lâm Chí Tôn
Join Date: Jun 2009
Location: US
Posts: 17,796
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 33
|
Rùa Hồ Gươm trong kư ức người già Hà Nội
(VNN) - Trong lúc chuyện sức khỏe của cụ rùa Hồ Gươm đang trở thành vấn đề được cả xă hội quan tâm, những người cao tuổi sống ở Hà Nội lại bùi ngùi nhớ lại những kỷ niệm của ḿnh với cụ Rùa.
VietNamNet xin được giới thiệu đến bạn đọc tâm sự của những người Hà Nội nay đă ở tuổi cổ lai hy về những kỷ niệm của họ với Hà Nội, Hồ Gươm và cụ Rùa.
Chúng tôi là những người sống ở Hà Nội từ nhỏ, lại ở loanh quanh khu Hồ Gươm, người th́ ở Hàng Đường, Hàng Đào, người th́ Hàng Nón, Lê Thánh Tông, nay tuổi đă 74 đến 76. Hàng ngày đi học, thường phải đi qua Bờ Hồ. Chiều, nghỉ ngơi cũng ra Bờ Hồ chơi v́ nhà ở phố cổ rất chật hẹp. Đánh đáo, đánh bi, câu cá (hồi ấy trẻ con chẳng có tṛ chơi ǵ khác), kể cả xuống hồ tắm gần như mỗi ngày hè.
Sức khỏe cụ Rùa đang nguy kịch?. Ảnh: Người lao động.
Hồi ấy là vào đầu những năm 50 của thế kỷ trước. Quanh hồ, ngoài con đường lát gạch hẹp, toàn là đất trống cỏ mọc, không có cả vỉa hè phía tàu điện chạy, nói ǵ kè bê tông như bây giờ. Hồ chắc là khá sâu, v́ thỉnh thoảng có người tự tử, thấy báo chí đăng tin lấy “tít” rất xáo, như “Hồ Gươm đâu phải là mồ hồng nhan”.
Ai cũng biết dưới hồ có rùa nhưng không mấy ai chú ư. Chúng tôi cũng thường căi nhau xem có ba, bốn hay năm con. Những ngày mùa đông nắng ráo, chúng thường ḅ lên băi cỏ nơi Tháp Rùa để sưởi, kích thước so với hiện nay cũng một 8, một 10. Chẳng ai để ư đến chúng, trừ bọn trẻ 13 - 14 tuổi chúng tôi (kể cả vài năm sau Hoà B́nh, Bờ Hồ khá đông đúc, nhất là vào những ngày nghỉ, cán bộ miền Nam tập kết hay dạo Bờ Hồ để t́m đồng hương), rùa vẫn lên băi cỏ sưởi nắng thường xuyên nhưng không ai nhắc đến.
Có lẽ rùa chỉ được để ư và tôn vinh sau Đổi mới, nghĩa là lúc được quan tâm th́ đă quá muộn màng, tuổi đă cao, số lượng lại giảm sut, đến nay, theo ư kiến chung chỉ c̣n một “cụ”.
Trong số bốn người chúng tôi, ngồi cùng nhau bùi ngùi nhớ lại chuyện rùa Hồ Gươm hôm nay. Ông H. (Hàng Đường) – người từ bé đến khi học hết phổ thông không vào được đại học, ngày nào cũng đi qua Bờ Hồ, lớn lên làm thợ sửa đồng hồ, sửa máy ảnh ở một cửa hàng bé xíu tại nhà ở phố Hàng Đường, sau được Sở Văn hoá cấp giấy phép chuyên “chụp ảnh dạo” quanh Bờ Hồ cho du khách với thâm niên hơn 30 năm cho đến tận hôm nay.
Có thể nói ông gắn bó với hồ Gươm đến từng ngày – đă có lần kể với phóng viên Vietnamnet trong bài “Chuyện rùa xin kể” đăng năm 2009 - nhắc lại: “Lần tôi thấy cụ rùa rơ nhất là cách đây hai năm th́ phải. Hôm ấy trời mưa rất to, nhiều khu phố của Hà Nội ngập nước.
Nước từ phố sá dồn về, đền Ngọc Sơn cũng ngập luôn, mấp mé cả sân của Trấn Ba Đ́nh. Tôi và mấy người quen không về kịp, phải trú lại trong đền. Buổi trưa, lúc 12 rưỡi ǵ đó, trời vẫn đang mưa nên rất âm u, thấy cụ nổi lên cách chỗ chúng tôi đứng không đầy chục mét, rồi cụ ́ ạch leo lên mà măi không lên được. Chừng nửa tiếng sau, cụ có vẻ chán nản, lại lặn xuống hồ.
Chiêm ngưỡng cụ, chúng tôi tự dưng thấy sợ, thấy một cái ǵ đó thiêng liêng lắm chẳng ai dám ra xem cho gần hơn. Máy ảnh đeo trước ngực, tôi cũng chẳng nghĩ đến việc “làm một pô” làm kỷ niệm. Tôi ước tính bề ngang của mai cụ ít ra cũng một mét”. Theo sự quan sát ông qua rất nhiều lần chụp ảnh cụ nổi, hiện trong hồ chỉ c̣n một cụ.
Ông Th., năm nay cũng 75 hiện ở ngơ 41 Thái Hà, quả quyết chính ông chứng kiến cảnh một con rùa rất lớn trong hồ bị chết, vào năm 1951. Ông nhở rơ chuyện này v́ nó gắn với một mốc thời gian trong đời ông. Chính năm đó gia đ́nh ông từ Hải Pḥng chuyển lên Hà Nội sinh sống, lúc đó thuê nhà ở đường Lê Thánh Tông, phía bên kia của Đại học Dược.
Cái chết của con rùa ấy là kỷ niệm đầu tiên khi ông lên định cư ở Thủ đô nên ông không thể quên. Ông bảo, những ngày đầu lên ở đây, ông chỉ biết đường từ nhà ra đến Bờ Hồ, nên ngày nào ông cũng ra xem. Con rùa này nổi lên trên mặt nước ngay chân Tháp Rùa, cứ lềnh bềnh suốt ba ngày, rồi sau ngửa bụng lên, bất động người ta mới biết là nó đă chết và mang đi.
Ông “C. Hàng Nón”, 74 tuổi, kể một sự kiện thú vị: Chính năm 1954, trước ngày tiếp quản thủ đô vài tháng, ông đang đạp xe đi học (hồi ấy học sinh có xe đạp đi học là giàu rồi. Nhà ông bán đồ thêu, trong nhà có ba, bốn người thợ) tại Trường tư thục Minh Tân, phố Trần Hưng Đạo, nay là Trường Vơ Thị Sáu, thấy đông người tụ tập quanh chỗ Tháp Báo thiên, phía bắc hồ th́ dừng xe lại xem.
Tại chỗ nứoc nông, dưới bóng cây có những rễ phụ loà xoà, hai “cụ” rủa vờn nhau (chắc lúc đó chưa lên “cụ”) rồi cùng lên chỗ doi đất nổi hẳn lên và ân ái mà chẳng để ư ǵ đến người xung quanh. Chỗ ấy cách nơi ông dựa vào gióng xe quan sát chỉ 10 mét. Ông đă mải xem, bỏ mất tiết học đầu. Rất nhiều người chứng kiến sự kiện này hôm ấy. Có người đang đi tàu điện, thấy đông người tụ tập c̣n nhảy xuống xem.
Nghe ông C. kể, ông “V. Hàng Đào”, 74 tuổi vỗ đùi đánh đét vừa cười vừa nhớ lại một câu chuyện vui. Ông bảo, chắc các cậu nhớ, hồi ấy tớ là thằng bẻm mép, hay nghe lỏm truyện cười đến kể cho các cậu rồi chứ. Nghe C. nhắc, tớ nhớ lại chuyện này v́ cũng kể cho bạn bè nhiều lần câu chuyện tớ đọc trên tờ “nhật tŕnh “ nếu tờ không nhầm th́ là tờ “Liên hiệp”.
Có lẽ cảm hứng về chuyện ấy, anh phóng viên báo không để ư đến chuyện yêu đương của hai cụ rùa – như xă hội hồi đó - mà nhân đấy bịa ra một chuyện vui. Chuyện thế này: Một cô tân thời dẫn cậu em, chừng 10 tuổi đi học, thấy hai con rùa bờ Hồ đang “phủ” nhau (tớ nhớ rơ báo dùng từ này) kéo em đi thẳng, tỏ ra ḿnh là người đứng đắn. Nhưng cậu em cứ lôi chị lại xem, c̣n thắc mắc hỏi “Hai con rùa làm ǵ nhau thế hả chị?”.
Cô ta đáp cho qua chuyện “Chúng nó căi nhau chứ làm ǵ nữa ! Đi !”. Một anh chàng đứng cạnh ngứa miệng trêu “Lớn bằng ấy tuổi mà c̣n không biết chúng nó làm ǵ. Thế mà là “căi nhau”. Ngây thơ thật hay lừa dối trẻ con chẳng biết. Đừng tin, em bé ạ”. Cô ta điên tiết: “Tôi nói ǵ mặc kệ chị em tôi, anh đừng chơ mơm vào”. Anh chàng tỉnh bơ: “Ô hay, hoá ra chính cô lại thích “căi nhau” với tôi. Tôi đang bận, để khi khác nhé”. Các cậu nhớ không? Câu chuyện ấy có lẽ phần nào chứng minh cho câu chuyện trong kư ức của ông C.
Trên đây là những lời của mấy ông già Hà Nội gốc, về rùa Hồ Gươm. Chỉ là kư ức, không có tư liệu bằng văn bản hoặc h́nh ảnh, nhưng tôi - người viết bài này - lại rất tin. Người già nhiều khi đễ quên chuyện mới xảy ra nhưng nhớ rất lâu chuyện hồi bé.
Tôi cứ tạm tính như thế này: Ngoài cụ rùa đă chết một cái chết tự nhiên v́ già hồi năm 1951, cho đến giưa thế kỷ trước, hồ Hoàn Kiếm c̣n 4 “cụ” rùa. Sau đó, các cụ lần lượt quy tiên. Thi hài của hai cụ th́ một nằm trong tủ kính đến Ngọc Sơn. Một tại Bảo tàng Hà Nội vừa khai mạc nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long ở Mỹ Đ́nh.
Một cụ nữa bị xẻ thịt trong thời gian chiến tranh, khi cụ ḅ lên bờ, băng qua đường tàu điện th́ bị bắt, giết mổ, mà nhà văn Nguyễn Dậu - người có thời gian dài làm nghề cắt tóc và tạm trú trong đền Ngọc Sơn - đă kể lại và đăng báo. Được biết trong thời chiến tranh biết bao nhiều việc phải làm lại là thời bao cấp, trước mắt ngổn ngang bao nỗi lo cuộc sống, gần như chẳng ai để ư đến rùa Hồ Gươm, nhưng bác sĩ Trần Duy Hưng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân hồi đó khi nghe tin những cụ rùa bị chết, lập tức ra lệnh bảo quản thi hài các cụ, thành mẫu vật để lại những tiêu bản cực quư, chứng tỏ tầm nh́n văn hoá rất xa của ông.
Nếu đúng vậy th́ cụ c̣n lại là cụ cuối cùng.
Hiện nay cụ đang bị thương nhưng được sự quan tâm của toàn xă hội. Đích thân Chủ tịch Uỷ ban nhân dân chủ tŕ những buổi họp để cứu cụ khỏi t́nh trạng thương tích, để xử lư nơi ở của cụ bị ô nhiễm nặng nề.
Hy vọng những biện pháp để cứu cụ, tuy muộn nhưng vẫn đạt hiệu quả, không những duy tŕ được cuộc sống cho cụ mà c̣n có cách tạo cho cụ có được một truyền nhân.
“Trả lại tên cho … cụ”
Trong thế giới sinh học, mỗi loài có một tên. Nói “trả lại” th́ không đúng lắm nhưng phải đặt cho mỗi loài, căn cứ vào những dữ liệu khoa học. Cụ rùa Hồ Gươm vẫn c̣n nhiều tên, chưa tên nào được thừa nhận chung.
Sách đỏ Việt Nam, Nhà xuất bản KHKT, xuất bản năm 1992 có thể đă không đúng khi gọi “cụ Rùa” là con giải Hồ Gươm và viết “Về mùa đông con giải ở Hồ Gươm đôi khi ṃ lên mô đất Tháp Rùa để phơi nắng” và cho rằng ở “Việt Nam có ở Lai Châu (sông Đà), Hà Nội (Hồ Gươm), Hà Tây (hồ Đồng Mô, hồ Ngải Sơn), Thanh Hoá” với 4 tên khoa học khác nhau của 4 tác giả.
PGS Hà Đ́nh Đức bằng những nghiên cứu của ḿnh, chứng minh cụ rùa Hồ Gươm là loài hoàn toàn mới, cho biết 3 chuyên gia nghiên cứu rùa là GS Kraig Adler, TS William P. McCord và Patrick J. Baker đă đề nghị đặt tên laafetuss hanoiensis hoặc Rafetus hoankiemensis nhưng ông đặt la Rafetus leloii., v́ “mang đậm ư nghĩa lịch sử văn hoá hơn”.
GSTS Lê Trần B́nh nghiên cứu h́nh thái hộp sọ và tŕnh tự giải mă gen của rùa mai mềm nước ngọt (có thể được hiểu là cả rùa hồ Gươm không ? – NV) được quan sát và thu thập mẫu vật ở nhiều địa điểm khác nhau trên sống Hồng, sông Mă, sông Đà ở miền Bắc Việt Nam tạo thành một nhóm riêng biệt, gần Rafetus swinhoei và Rafetus euphraticus và đề nghị có thể đặt tên là Rafetus vietnamensis.
Trong khi đó chuyên gia nghiên cứu rùa thuộc Chương tŕnh bảo tồn rùa châu Á vẫn luôn nói rằng rùa hồ Gươm là 1 trong 4 cá thể cùng loài, 2 ở Việt Nam (hồ Hoàn Kiếm và hồ Đồng Mô), 2 được t́m thấy ở Trung Quốc (vườn thú Trường Sa tỉnh Hồ Nam). Phải chăng ông vẫn muốn nói cụ Rùa của chúng ta cũng là Rafetus swnhoei?
Thôi, sự tranh căi sẽ nói sau. Cứu cụ Rùa hồ Gươm là việc cấp bách trước đă.
Song Hà
|