Hội thảo Điện ảnh phản ánh hiện thực cuộc sống do Hội Điện ảnh và Saigon Media tổ chức ngay trước thềm lễ trao giải Cánh diều 2010, có vẻ “nóng” hơn lễ trao giải khi chủ đề chính - hiện thực - bị lấn lướt bởi chủ đề phụ: t́nh dục.
Ba bộ phim được BTC chọn chiếu giới thiệu: Cánh đồng bất tận, Bi, đừng sợ! và Rừng Na Uy (chỉ có Cánh đồng bất tận tham gia tranh giải Cánh diều) với mật độ cảnh nóng dày đặc này đă tạo tiền đề cho những tranh luận thú vị: khi t́nh dục phản ánh hiện thực cuộc sống.
GS.TS Mai Quốc Liên (Tổng biên tập Tạp chí Hồn Việt) đă tỉnh táo nhắc nhở: “Không thể lấy Rừng Na Uy ra để tham khảo được.
Đó là sản phẩm của điện ảnh Nhật, phản ảnh khủng hoảng của giới trẻ Nhật vào thập niên 60 - 70 thế kỷ XX, nói về những con người cô đơn phải trốn vào sex, tự tử… Những cái đó th́ dính dáng ǵ tới Việt Nam?”.
Cái các nhà làm phim cần “tham khảo” ở đây có lẽ là cách thể hiện “sex” trên phim chứ không phải đồng nhất chuyện ở Nhật với chuyện ở Việt Nam. Đă có những sự “ngưỡng mộ” dành cho Bi, đừng sợ! (tác giả, đạo diễn: Phan Đăng Di) ở cả hai khía cạnh đối lập. Có khán giả lắc đầu: “Bi, đừng sợ! nhưng tôi th́ quá sợ!”.
Cảnh trong phim "Bi, Đừng sợ!"
PGS.TS Trần Trọng Đăng Đàn cho rằng vấn đề thể hiện t́nh dục, khao khát tính dục, nhiều cảnh khỏa thân trong phim xưa nay không hiếm, cả Việt Nam lẫn thế giới, nhưng đến cái mức của Bi, đừng sợ! th́ ngay cả những người cùng thời với nhân vật chính cũng thấy “quá sức chịu đựng!”.
Ngược lại, đạo diễn Vinh Sơn đánh giá khá cao bộ phim: “Phan Đăng Di đă nhập được vào ḍng phim hiện thực với Bi, đừng sợ!. Bộ phim thể hiện một ḍng chảy hiện thực cuộc sống trong veo nhưng cũng đầy kịch tính, sự ẩn dụ”. Ông cũng cho rằng: “Thể hiện t́nh dục là một khía cạnh quan trọng của ḍng phim hiện thực”, nhưng ở Việt Nam th́ đấy là “vùng cấm” và người làm phim Việt Nam ít nhiều đă bị “tước đi thứ vũ khí hạng nặng” là “t́nh dục”.
Cùng chia sẻ quan điểm này, nhà biên kịch Hùng Tú nh́n nhận: “Sex rơ ràng là một phần của hiện thực cuộc sống th́ phải được quyền hiển hiện trên màn ảnh. Tại sao lại phải né tránh? Quan trọng là liều lượng như thế nào cho đủ, cách tiếp cận, góc quay như thế nào để tạo tính thẩm mỹ, đem lại giá trị nghệ thuật cao…”. Nhà biên kịch Đinh Thiên Phúc thận trọng hơn: “T́nh dục đúng là “vũ khí hạng nặng” trên phim nhưng “bắn” vào đâu, “bắn” chỗ nào, “bắn” như thế nào để không hại sức khỏe lại là việc hoàn toàn khác…”.
Có lẽ sẽ phải có thêm những hội thảo khác để bàn bạc cho thấu đáo: “sex” trên phim bao nhiêu là đủ, “sex” chỗ nào là hợp lư, “sex” như thế nào là nghệ thuật…, nhưng có thể xem sự xuất hiện với tần số ngày càng dày các cảnh nóng, cả điện ảnh lẫn truyền h́nh, là một tín hiệu đáng… mừng cho điện ảnh Việt Nam.
Khi “vùng cấm” đang được mở rộng, tức là hội đồng kiểm duyệt đă thông thoáng hơn, nghĩa là những nội dung khác lạ, táo bạo, những vấn đề gai góc sẽ có nhiều cơ hội hơn trên màn ảnh, và hiện thực trên phim Việt cũng có cơ hội sống động hơn, gần gũi hơn? Không chắc, chỉ mong là các nhà làm phim Việt sẽ nhận thấy hoặc có hứng thú khai thác những vấn đề đáng quan tâm khác hơn là chỉ chuyện… t́nh dục!
Theo Thể thao Văn hóa