R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 61
|
Cuộc sống tù túng trong nơi tạm trú ở Nhật
Với nhiều người mắc kẹt tại trung tâm tạm trú Tagajo, thời gian kéo dài vô tận, cuộc sống đơn điệu như trong nhà tù.
Toàn bộ thế giới của Tsutomu Suzuki chỉ bao quanh khoảng không dài 1,2 mét và rộng 3,6 mét. Chốn dung thân sơ sài của gia đ́nh 5 người nhà ông ở hành lang trên gác của trung tâm văn hóa Tagajo, tỉnh Miyagi. Họ ngủ cạnh nhau trên sàn lát đá, giống như đi cắm trại, nhưng là cắm trại trong nhà, dù đôi khi bên trong cũng lạnh không kém ngoài trời.
Tuy nhiên, họ sở hữu một thứ sang trọng, khác biệt hẳn với tất cả những người trong trung tâm: một chiếc ghế sofa. Chiếc ghế này cũng chẳng phải cái ǵ đẹp đẽ, nó chỉ là đồ vật rẻ mạt mà họ nhặt được từ một nhà nghỉ. Tuy nhiên, với người thợ mộc 52 tuổi như Tsutomu, nó giúp ông nhớ lại về thời xa xưa tươi đẹp.
| Hai chị em gái chơi đùa với con chuột hamster trong khu tạm trú Tagajo. Ảnh: Jiji Press.
| Vợ ông, Kuniko, 50 tuổi, và mẹ vợ Kimiko Takahasi, 78 tuổi, thường nằm trên đó và giả vờ như đang nằm trong pḥng khách ở nhà ngày xưa. Thế nhưng, cái sự vui sướng này cũng không mấy hoàn hảo. "Chiếc ghế quá nhỏ, ban đêm vợ tôi hay lăn qua, lăn lại và cuối cùng lại ngă trúng người tôi", Tsutomu nói.
Chỉ sau một giờ trong ngày 11/3, Kuniko và bà mẹ đă t́m tới nơi trú ẩn tại trung tâm văn hóa này. Hôm sau, ông Tsutomu đưa con gái họ, Ikue, 18 tuổi, và em gái vợ Chikako tới. Ăn, ngủ, nghỉ trên nền đá không phải là điều tồi tệ nhất, mà là không biết phải sống thế này trong bao lâu nữa, họ nói.
Toàn bộ trung tâm chứa 550 người, trong tổng số 160.000 người mất nhà cửa do thảm họa động đất, sóng thần. Mới đây, Tsutomu đi thăm thú trung tâm cùng một số người. Chăn màn rải rác khắp nơi, ở hành lang, trong pḥng họp, pḥng trưng bày. Nhiều người trùm khăn lên ghế hay dựng b́a carton để ngăn cách họ với những người xung quanh.
Khi có quá nhiều người trong không gian chật hẹp, sự riêng tư được coi là món quà quư. Sáng sáng, Kuniko giương mành, che cho Ikue mặc áo. Bà của Ikue khẳng định t́nh trạng này vẫn c̣n khá hơn nhiều so với những điều họ đối mặt sau Thế chiến II. Tuy nhiên, t́nh thế của họ vẫn rất khó khăn. Bà đôi khi "văi ra quần" trong lúc t́m toilet.
Cả 5 người trong gia đ́nh họ chưa tắm một lần nào trong vài tuần nay. Ở nhà tắm cũng chỉ có nước lạnh. "Khi không có nước nóng, anh mới thấy nhớ nó thế nào", Tsutomo nói.
Ban đêm họ cũng chẳng được nghỉ ngơi tử tế. Đèn trên đầu họ lúc nào cũng sáng. Trong trung tâm chỉ có hai máy sưởi. Nhiều người phải mặc áo khoác nằm trong chăn mà vẫn rét run khi nhiệt độ xuống thấp. Xung quanh, có người co chân, cựa quậy, người th́ ḥ hét, người th́ ngáy và ho liên hồi.
Nhiều người thức dậy lúc 5h sáng sau một đêm không tṛn giấc, mắt đảo quanh những ḍng chữ trên bảng tin. Một mẩu giấy gắn trên đó có ghi: "Yuriko, tôi đến t́m mà không gặp anh. Đừng lo, tôi sẽ trở lại. Hy vọng anh vẫn an toàn".
Ngày dài lê thê, sự đơn điệu giống như trong nhà tù. Các bữa ăn ít ỏi. "Chúng tôi chẳng có cách nào cung cấp đủ thức ăn cho họ", Satou Tadamichi, phó giám đốc trung tâm, cho biết.
Thực đơn cho bữa sáng là hai lát bánh mỳ, bữa trưa là một nửa quả táo, một lát bánh mỳ. Bữa tối có cơm, bánh mỳ, một chút salad và một quả trứng luộc.
Căi cọ về thức ăn rất hay xảy ra. Nhiều người than phiền đă bị lừa gạt, người khác th́ chỉ trích lẫn nhau v́ lấy quá phần. "Họ khổ đau quá nhiều, tôi sợ rằng một ngày nào đó họ sẽ phát điên chỉ v́ những thứ như bát cơm", Tadamichi nói.
Masuko Iwai, 72 tuổi, gặp ác mộng thường xuyên. Mỗi khi nhắm mắt, bà nghe thấy một giọng nói vang lên, cầu cứu. Đó là tiếng khóc của người hàng xóm đă bị sóng thần cuốn trôi. "Bà ấy hét lên: 'Masuko, cứu tôi, cứu tôi với'", bà Iwai kể. "Tôi trả lời: Tôi sẽ đến, bà hăy nói cho tôi biết bà ở đâu!". Nhiều người bảo tôi phải tĩnh dưỡng nhưng tôi không thể nào thoát ra khỏi giọng nói đó".
Bác sĩ Jyunya Minohata phải chăm sóc bệnh nhân tại một khu y tế tạm thời trong trung tâm. Ông điều trị cho họ bệnh cảm lạnh và cảm cúm song không thể giúp xoa dịu nỗi đau trong ḷng họ. "Ai nấy ở đây đều căng thẳng", Minohata, 35 tuổi, nói. "Họ đă mất mát quá nhiều, những tổn thương về tinh thần giờ đây bắt đầu lộ diện".
Ở gần đó, một người đàn ông gầy, ngoài 40 tuổi, đang c̣ng lưng, ôm bụng. Một y tá đưa ông tới ghế ngồi, xoa lưng cho ông trong khi vị bác sĩ th́ thầm điều ǵ đó vào tai ông.
Trong nhiều tuần nay, cảnh tượng này thường xuyên tiếp diễn. Người bệnh nhân khẳng định ai đó đă tráo thuốc của ông. "Chúng tôi không thể nào thuyết phục ông ấy rằng chuyện đó không xảy ra", Monohata nói. "Hôm nay ông ấy xuôi rồi nhưng ngày mai lại thế".
Kiko Iwamoto, một công chức chuyên giúp đỡ người bị chấn thương tâm lư, lo rằng nạn nhân sóng thần không được tư vấn tâm lư đầy đủ. "Những trung tâm này cần một nơi cho bệnh nhân chia sẻ về sự mất mát của họ và được trấn an rằng họ không phải là người duy nhất", cô nói.
Bà Iwai đă bắt đầu học cách làm quen với cơn ác mộng của ḿnh. Bà nhanh chóng kết bạn với những người trong trung tâm. Một nhóm phụ nữ lớn tuổi tập hợp cùng nhau, họ chia sẻ đồ ăn và hỗ trợ lẫn nhau. "Chúng tôi tự nhắc ḿnh rằng mọi người ở đây đều là nạn nhân cả", Iwai nói.
9h30 tối, nhân viên an ninh tắt chiếc TV duy nhất ở trung tâm. Loa phóng thanh phát ra thông điệp cuối cùng của ngày yêu cầu mọi người đi ngủ. Một phụ nữ cất tiếng: Xin hăy im lặng.
Tsutomu hôn vợ và nằm lên sàn. Đêm nay tới lượt vợ ông nằm trên ghế. Ở cách đó không xa, Iwai cũng lên giường, biết rằng giọng nói đó sẽ lại vang lên bên tai bà.
Hải Ninh (theo LA Times)
|