Nhân viên ở quán rửa xe ngay con dốc ở cuối đường Hàng Bún (Hà Nội) không nói một lời nào. Họ chỉ thầm lặng làm việc, cười tươi hoặc ra hiệu với khách hàng. Họ là những nhân viên bị câm, điếc bẩm sinh.
Những anh chàng "xịt, xả"
Quán rửa xe nhỏ này lúc nào cũng đông vui tấp nập. Bác Nguyên, chủ quán cho biết quán đă có từ hơn 3 năm trước. Ban đầu bác chỉ định mở với quy mô nhỏ, cần thêm một hai người giúp việc là đủ. T́nh cờ hai anh chàng câm điếc ghé qua tỏ ư xin thử việc, bác đồng ư. Không ngờ, hai nhân viên đặc biệt này rất nhanh nhẹn, tháo vát, đảm đương mọi việc đâu vào đấy.
Tuy không nghe, nói được nhưng các nhân viên đều làm việc rất cẩn thận, tỉ mỉ
V́ thế, chỉ một tuần sau, bác Nguyên nhận họ vào làm chính thức luôn. Dần dần, những người hoàn cảnh tương tự t́m đến đây để mưu sinh, bác cũng không nỡ từ chối.
“Các cháu dù khuyết tật nhưng đều tu chí làm ăn, tận t́nh với công việc, bác chẳng có lí do phàn nàn điều ǵ” – bác Nguyên phân trần.
Đến nay quán có cả thảy 8 nhân viên. Họ c̣n rất trẻ, đến từ nhiều miền quê khác nhau: Thái B́nh, Hải Dương, Hải Pḥng…
Bác Nguyên cười vui nói về các nhân viên:
“Trước giờ chỉ nhớ từng người theo đặc điểm rồi gọi theo. Có cậu hay quét nhà, cậu cao, cậu gầy… gọi miết thành quen nên giờ chẳng c̣n nhớ nổi tên ai nữa”.
Một ngày làm việc của các nhân viên đặc biệt thường bắt đầu từ 6 giờ sáng cho tới chiều muộn. Mỗi tháng, các anh kiếm được hơn 2,5 triệu thu nhập chưa kể tiền thưởng. Chi tiêu tiết kiệm, c̣n dư lại cũng gửi về quê đuợc một khoản kha khá.
Vừa luôn tay miệt mài xịt, xả nước, kỳ cọ thật sạch xe cho khách, anh “kều” vừa tươi cười ra hiệu tôi chờ chút xíu. Xong việc, anh hồ hởi giơ giơ chiếc thẻ hội viên hội người khuyết tật Việt Nam để khoe với tôi. Anh "kều" tên thật là Nguyễn Mạnh Tuấn, quê* ở huyện Hưng Hà, Thái B́nh; anh “gầy” tên Lê Trí Vĩnh quê ở Khoái Châu, Hưng Yên; anh “siêng việc nhà” tên Vũ Văn Tĩnh, quê An Lăo, Hải Pḥng… Người lớn tuổi nhất 28, trẻ nhất mới có 21 tuổi.
Hỏi chuyện gia đ́nh, khuôn mặt các anh như chùng xuống. Các anh lấy ra mấy tờ giấy nhỏ, rồi cặm cụi ghi:
“Ở quê chỉ làm ruộng thôi. C̣n khó khăn lắm nên phải ra Hà Nội".
Tṛ chuyện bằng ngôn ngữ kư hiệu
"Điểm hẹn người câm"
Khách hàng đến đây phần lớn là khách quen, hầu như ai đă tới rửa xe một lần đều v́ cảm mến mà quay lại. Anh Phan Thanh Lâm – nhân viên ngân hàng BIDV cho hay:
“Một tháng ít cũng đôi lần ḿnh ghé quán rửa xe này. Các bạn ở đây làm cẩn thận, lịch sự và thân thiện nữa, dù họ không nghe và không nói được”.
Lúc rảnh rỗi, các chàng trai "xịt, xả" lại tụ tập bên quán nước nhỏ của bác Xuân ngay cạnh, tṛ chuyện bằng ngôn ngữ kí hiệu vui đáo để.
Bác Xuân cứ tấm tắc khen
: “Thanh niên khỏe mạnh, điều kiện đầy đủ chưa mấy người cần cù chịu khó được như mấy cậu đây. Bác ngồi bán hàng suốt mà chưa thấy ai nghỉ một buổi công nào”.
8 người, 8 hoàn cảnh nhưng thương yêu nhau như ruột thịt.
“Quán bác chẳng khác nào một đại gia đ́nh, mấy cháu gắn bó nhường nhịn nhau như anh em vậy” – bác Nguyên không giấu niềm tự hào.
Ngày Chủ nhật rảnh rang, các anh tranh thủ đi học thêm tại trường câm điếc Xă Đàn, quen biết và giao lưu với nhiều bạn bè cùng cảnh ngộ. Lâu dần, quán rửa xe nơi các anh làm việc trở thành “điểm hẹn người câm”, nơi hội họp của những người bạn câm, điếc trong thành phố.
Họ thường gặp nhau vào cuối tuần, tâm sự về cuộc sống, về công việc, t́m lấy sự đồng cảm, sẻ chia.
“Ḿnh đă may mắn t́m được người thương từ những lần họp mặt như thế đấy” – anh Tĩnh "siêng việc nhà" "múa tay" kể chuyện.
Huệ Vân - VNE