Những sự cố khi hành hình tội phạm chiến tranh - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 05-10-2011   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 144,014
Thanks: 11
Thanked 13,506 Times in 10,791 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 43 Post(s)
Rep Power: 180
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Những sự cố khi hành hình tội phạm chiến tranh

Ngày 1/10/1946, phiên tòa xét xử những tên tội phạm chiến tranh chính của Đức Quốc xã khép lại, theo đó 12 bị cáo bị kết án tử hình bằng treo cổ, một người trong đó là Martin Bormann bị kết án vắng mặt.

Trong những ngày sau đó, người ta khẩn trương xây dựng ba giá treo cổ để thi hành án tại khu vực trại giam. Một số tử tù làm đơn xin ân xá, nhưng trong hai tuần sau đó, toàn bộ đơn xin ân xá bị quan tòa của các nước đồng minh bác bỏ.

Dù trong toàn bộ quá trình xét xử và chờ thi hành án luôn có người canh gác trước cửa mỗi xà lim, nhưng Hermann Goering, nguyên thống chế, tư lệnh không quân của Hitler vẫn đưa lậu được một ống thạch tín vào trong xà lim.

Chiều ngày 15/10/1946, Goering uống thuốc độc tự tử và chết trước thời hạn hành hình vài giờ đồng hồ, coi như là chiến thắng cuối cùng trước quân đồng minh, những người đưa y ra tòa và kết án vì những tội ác dã man của chính quyền Quốc xã. Trước đó, viên tư lệnh không quân này đưa đơn xin được xử bắn để giữ danh dự quân đội, nhưng bị từ chối.

Trước 1h ngày 16/10, cửa xà lim của Joachim von Ribbentrop, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao được mở ra. Đại tá Andrus đọc bản án. Sau đó, Ribbentrop bị trói tay ra phía sau bằng dây thừng đen và hai quân cảnh dẫn y đi 13 bậc lên giá treo cổ. Cảnh sát đưa y vào vị trí cửa lật và trói chân y lại.

Khi được cho phép nói lời cuối cùng, Ribbentrop nói: "Cầu Chúa phù hộ cho nước Đức, cầu Chúa tha tội cho tôi! Nguyện vọng cuối cùng của tôi là nước Đức sẽ có lại sự thống nhất, Đông và Tây sẽ hiểu biết lẫn nhau và hòa bình ngự trên thế giới"! Đó là lời trăng trối của một kẻ góp phần khai mào cho cuộc chiến tranh thế giới thứ Hai??

Sau đó, thượng sĩ John C. Woods, người Texas, chụp một chiếc mũ đen trùm lên đầu, đặt dây thòng lọng vào cổ. Đao phủ mở chốt chiếc cửa lật. Mặc dù Woods thực hiện trên 300 vụ hành hình, nhưng trong việc thi hành án đối với Ribbentrop và những tên trùm Quốc xã khác xảy ra nhiều sự cố. Chiếc cửa lật quá nhỏ, nên nhiều tử tù bị đập đầu vào mép cửa lật, gây ra những vết thương nặng, tụ máu, thấy rõ trên những bức ảnh những kẻ bị hành hình được lưu truyền sau đó, gây phản cảm.

Ngoài ra, độ cao để người bị hành hình rơi xuống được tính ít quá, nên khi rơi xuống, cổ của người bị kết án không bị gãy làm chết ngay, mà bị chết từ từ vì ngạt thở bởi dây thừng thít cổ. Trong trường hợp Ribbentrop phải tới 15 phút sau y mới chết. Sau đó là Wilhelm Keitel, Tổng tư lệnh quân đội Đức được dẫn tới giá treo cổ thứ hai. Y kêu lên: "Tất cả vì nước Đức", trước khi cửa lật bật ra và y rơi xuống.

Người thứ 3 là Ernst Kaltenbrunner, trùm cảnh sát của nhà nước SS. Y cũng khá bình tĩnh. Trái lại, Julius Streicher, Chủ bút báo Der Stuermer (Người tấn công), tờ báo chuyên kích động bài trừ Do Thái, thì dường như mất trí, y luôn mồm kêu "Heil Hitler" cho tới khi dây treo cổ thít lại và Fritz Sauckel, Tổng đại diện của Hitler, kẻ chịu trách nhiệm về việc cưỡng bức 5 triệu người lao động cho nước Đức thì tới khi đó vẫn kêu mình vô tội, trong khi đó Alfred Rosenberg, kẻ thực hiện chính sách German hóa các vùng miền đông bị chiếm đóng, diệt trừ Do Thái thì im lặng cho tới khi chết. Y cũng là người duy nhất không muốn có linh mục làm lễ rửa tội.

Việc thi hành án diễn ra dưới sự chỉ đạo của một ủy ban bốn bên gồm bốn vị tướng của Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô. Các vị tướng từ chối không cho các công tố viên tham gia ủy ban này, vì khi tuyên án, họ không được xếp chỗ ngồi danh dự. Nhưng 8 đại diện của báo chí, mỗi khu vực chiếm đóng có hai đại diện, được phép tham dự các cuộc hành hình, bất chấp sự phản đối của Anh. Thủ hiến bang Bavaria Wilhelm Hoegner (đảng SPD) và Công tố viên cao cấp của thành phố Nuernberg, Jakob Meistner, được tượng trưng đại diện cho nhân dân Đức tham dự quá trình thi hành án.

Sáng ngày 17/10, xe tải của quân đội Mỹ chở quan tài tới lò thiêu của nghĩa trang miền Đông ở Munich. Họ nói rằng đây là xác những người lính Mỹ hy sinh, nhưng thực ra là thi hài những tên tội phạm chiến tranh bị hành hình ở Nuernberg. Sau khi bị hỏa thiêu, tro của chúng bị rắc xuống nhánh của con sông Isar tại một vị trí bí mật, tránh cho những kẻ có tư tưởng Quốc xã biến thành nơi hành hương.

Khi đó, ảnh của những kẻ bị hành hình gây ra những cuộc tranh luận dữ dội, vì những sự cố trong quá trình thi hành án làm cho tử thi bị dính máu, trông rất phản cảm.

Công tố viên trưởng Robert Jackson thậm chí là một người về nguyên tắc phản đối án tử hình. Ông đứng đầu một phái đoàn gồm 200 người tới Nuernberg. Phiên tòa đã xét xử công khai, theo nguyên lý của nhà nước pháp quyền với những bản án khác nhau. Thậm chí có ba bị cáo được tuyên bố trắng án.

Tuy nhiên, ba tên tội phạm chiến tranh lớn nhất là Hitler, Himmler và Goebbels tự kết liễu đời mình trước khi chiến tranh kết thúc, tránh bị đưa ra xét xử với kết quả chắc chắn sẽ bị tử hình. Đây có lẽ cũng là một điều tốt, vì thế giới có lẽ không thể chịu nổi một tên Adolf Hitler hàng tháng trời đưa ra những lời kích động, lăng mạ các dân tộc khác trước một tòa án.

Cho đến nay, dư luận Đức và thế giới vẫn cho rằng, dù người ta có thể phản đối án tử hình, nhưng người ta cũng không cần phải thương hại những tên tội phạm chiến tranh bị hành hình ở Nuernberg. Chúng phải chịu trách nhiệm trước cái chết của hàng triệu người và đứng đầu một chính quyền mà trong nhiều năm trời, hành hình đã trở thành chuyện thường nhật. Và hầu hết các vụ hành hình này không có một phiên tòa xét xử một cách công bằng như chúng được hưởng.

Theo baotintuc
vuitoichat is_online_now  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	tg_9.5_Duc1.jpg
Views:	9
Size:	10.0 KB
ID:	283889
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC3

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 17:28.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09506 seconds with 14 queries