Credit Suisse tư vấn cho Vietcombank chào bán cổ phần
Credit Suisse đă được tái chỉ định làm nhà tư vấn cho Vietcombank, một trong những ngân hàng quốc doanh lớn nhất và lâu đời nhất của Việt Nam, trong đề xuất chào bán 20% cổ phần của ngân hàng này cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Năm 2007, chính ngân hàng Thụy Sĩ này đă tư vấn cho Vietcombank lúc đó do Nhà nước sở hữu 90,7% vốn điều lệ nhưng kế hoạch t́m kiếm cổ đông chiến lược này đă thất bại khi giá do chính phủ đưa ra đă khiến cho các nhà đầu tư tiềm năng phải hoảng sợ bỏ chạy.
Kế hoạch bán cổ phần của Vietcombank, nay đă chính thức là Ngân hàng Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, giống như là chính phủ đang đạp cần khởi động lần chót cho cái chương tŕnh tư nhân hóa một phần dây dưa từ bao lâu nay [tức cổ phần hóa theo cách gọi của Việt Nam].
Nếu Vietcombank hoàn thành được kế hoạch bán cổ phần như đă đề ra th́ đây sẽ là một trong những thương vụ đầu tư nước ngoài lớn nhất từ trước tới nay ở một công ty Việt Nam có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Nền kinh tế của Việt Nam đă tăng trưởng với tốc độ nhanh trong hai thập niên vừa qua khi nước này chuyển đổi từ cách làm kế hoạch hóa từ trung ương sang một cách tiếp cận linh hoạt hơn, hướng nhiều hơn tới thị trường. Mặc dù Việt Nam, một đất nước có 87 triệu người dân, có một tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh nhất ở châu Á, nhưng theo ước tính của các ngân th́ cứ 5 người mới chỉ có một người có tài khoản ngân hàng. Điều này khiến cho khu vực ngân hàng đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, miễn là cái giá để gia nhập làm ăn ở đất nước này phản ánh đúng thực chất.
Hơn 10 ngân hàng nước ngoài đă mua cổ phần của các ngân hàng của Việt Nam, trong đó HSBC hiện đang sở hữu 20 phần trăm cổ phần của ngân hàng Techcombank; Standard Chartered sở hữu 15 phần trăm cổ phần của Ngân hàng Thương mại Á Châu; c̣n ngân hàng ANZ của Australia th́ đang sở hữu 10 phần trăm cổ phần của ngân hàng Sacombank. Cả ba ngân hàng nước ngoài này cũng đă mở các ngân hàng đăng kư hoạt động tại Việt Nam.
Người hiểu rơ t́nh h́nh th́ cho rằng Credit Suisse đang thăm ḍ khả năng các ngân hàng của châu Âu và châu Á, các tập đoàn chuyên mua bán các công ty [private equity groups] và các quỹ kinh doanh công sản [sovereign wealth funds] có quan tâm tới Vietcomnbank hay không. Ngày 23 tháng 5 là hạn cuối cùng để gửi thư bày tỏ quan tâm tới các thủ tục tiến hành một vụ mua bán cổ phần được nhiều người cho là sẽ thử thách ḷng mong muốn của các nhà đầu tư nước ngoài định mua cổ phần của các công ty quốc doanh của Việt Nam to kềnh càng nhưng lại thường hoạt động kém hiệu quả.
Tại cuộc họp thường niên vào tháng trước, Vietcombank công bố sẽ bán cổ phiếu của họ tương đương với 20% vốn pháp định đă được tăng thêm cho các cổ đông chiến lược nước ngoài như là một phần của nỗ lực nhằm tăng vốn và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Giá cổ phiếu của Vietcombank vào lúc đóng của phiên giao dịch hôm thứ Hai là 29,500 đồng (1,43 đô la), giúp cho ngân hành này có số vốn huy động trên thị trường chứng khoán là 51 883 tỉ đồng. Nhiều ngân hàng đă đề nghị giá khởi điểm để đàm phán với các nhà đầu tư chiến lược sẽ là giá trị trường hiện hành, tức là thấp hơn một phần ba giá mua vào b́nh quân của cổ phiếu Vietcombank được phát hành ra công chúng lần đầu [IPO] hồi năm 2007.
Việc Credit Suisse được tái chỉ định làm nhà tư vấn cho Vietcombank là một phần thưởng dành cho ngân hàng đầu tư này bởi họ đă làm việc chăm chỉ mới giành được những hợp đồng làm ăn với các công ty quốc doanh ở Việt Nam. Năm ngoái, Hans-Ulrich Doerig, chủ tịch của Tập đoàn Credit Suisse, đă bay sang Việt Nam để kư một thỏa thuận để thực hiện đề án của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm đào tạo các cán bộ quản lư cho các công ty nhà nước.
Nhưng Việt Nam hiện đang mắc phải nạn dịch tham nhũng, quan liêu hành chính và thiếu minh bạch tài chính, và giống như các nhà đầu tư khác, Credit Suisse cho tới nay vẫn thấy Việt Nam là một nơi không dễ làm ăn.
Năm ngoái, Vinashin, một tập đoàn lớn của nhà nước đang nợ đầm đ́a đă không thể thực hiện đợt hoàn trả nợ đầu tiên là 600 triệu đô la do Credit Suisse từng thu xếp và giúp đỡ. Các cuộc đàm phán giữa cái tập đoàn đang bị rối loạn này và các chủ nợ, trong đó có Credit Suisse, đă tiến triển chậm chạp dây dưa kể từ dạo đó mà vẫn chưa đạt được bất kỳ sự nhất trí nào về một kế hoạch tái cấu trúc cho tập đoàn này.
Ben Bland, Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 16 tháng 5 năm 2011
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
|