Hàng loạt học giả, nhân sỹ quốc tế lên tiếng chỉ trích quan điểm về đường lưỡi ḅ của Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ cùng nhau lên tiếng kêu gọi Trung Quốc hành xử có trách nhiệm, tai nạn máy bay thảm khốc tại Nga... là những tin hấp dẫn nhất trong 24 giờ qua.
Kịch liệt phê phán
Tại Hội thảo quốc tế về an ninh Biển Đông do Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ tổ chức, hàng loạt nhà nghiên cứu, quan chức ngoại giao quốc tế đă lên tiếng phản bác lập luận của học giả Trung Quốc, đặc biệt là "cơ sở lịch sử" của tuyên bố chủ quyền đường lưỡi ḅ 9 đoạn.
Ông Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc phụ trách chính trị và an ninh của Ban thư kư ASEAN, nói: "Tôi không cho rằng, Công ước của Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) công nhận lịch sử là cơ sở để tuyên bố chủ quyền".
Giáo sư Peter Dutton thuộc Đại học Hải quân Mỹ, cho rằng, "về quyền tài phán đối với các vùng biển, lịch sử không liên quan ǵ cả, mà phải tuân theo UNCLOS". Theo ông, việc dùng lịch sử để giải thích chủ quyền làm xói ṃn các quy tắc của UNCLOS.

Theo Giáo sư Carlyle Thayer từ Học viện Quốc pḥng Australia, việc học giả Trung Quốc sử dụng "di sản lịch sử" để giải thích về tuyên bố chủ quyền một lần nữa bộc lộ việc thiếu cơ sở pháp lư theo luật quốc tế trong tuyên bố chủ quyền này.
Cũng liên quan đến khía cạnh luật quốc tế, bà Caitlyn Antrim, Giám đốc Ủy ban Pháp quyền Đại dương của Mỹ, khẳng định tuyên bố đường 9 đoạn không có cơ sở theo luật quốc tế bởi cơ sở lịch sử là rất yếu và rất khó bảo vệ.
C̣n theo Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain nói: "Một trong nhưng nguyên nhân chính làm xấu thêm những căng thẳng tại Biển Đông và khiến cho việc giải quyết ḥa b́nh các tranh chấp tại đây trở nên khó khăn hơn, là thái độ hiếu chiến của Trung Quốc và tuyên bố chủ quyền mà Trung Quốc muốn thúc đẩy".
Thượng nghị sĩ McCain chỉ trích "thái độ hung hăng" và "những tuyên bố chủ quyền không có cơ sở" của Trung Quốc. Ông kêu gọi Washington tăng cường hỗ trợ các nước Đông Nam Á về quân sự và chính trị để đối phó với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ông cho rằng, Mỹ cần cho các nước khác biết "Mỹ chấp nhận hoặc không chấp nhận những tuyên bố nào, cũng như chúng ta sẵn sàng ủng hộ hành động nào", đặc biệt là để bảo vệ Philippines, một nước đồng minh có hiệp ước pḥng thủ chung với Mỹ.
Cũng liên quan tới Trung Quốc, tại phiên họp 2+2 diễn ra ngày 21/6, các bộ trưởng quốc pḥng, ngoại giao của Nhật Bản và Mỹ ra tuyên bố chung kêu gọi Trung Quốc hành xử một cách có trách nhiệm đối với sự ổn định tại khu vực.
Tuyên bố cho hay, thực lực quân sự của Trung Quốc có thể làm mất ổn định t́nh h́nh an ninh khu vực, đồng thời cho rằng hai nước cần hạn chế Bắc Kinh trong việc theo đuổi các đ̣i hỏi chủ quyền của họ.
Phát ngôn ấn tượng

"Cách hiểu của Trung Quốc về luật quốc tế sẽ làm xói ṃn nguyên tắc lâu nay về tự do lưu thông hàng hải – vặn méo nó từ một khái niệm thúc đẩy đi lại mở, sang một khái niệm hạn chế đi lại", Thượng nghị sỹ Jonh McCain phát biểu tại Hội thảo quốc tế về an ninh Biển Đông.
Các tin nóng khác:
Tai nạn thảm khốc

Sáng sớm 21/6, một vụ tai nạn thảm khốc đă xảy ra đối với chiếc máy bay Tu-134 của Nga khi chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Petrozavodsk, tại nước Cộng ḥa Karelia, làm 44 hành khách thiệt mạng, 8 người bị thương nặng.
Nổ bom kép

Ít nhất 25 người thiệt mạng và 34 người khác bị thương trong hai vụ nổ xe bom nhằm vào dinh thự của tỉnh trưởng tỉnh al-Qadsiyah ở thành phố Diwaniyah, cách thủ đô Baghdad của Iraq 150km về phía Nam.
Thử tàu sân bay

Nhật báo thương mại Hồng Kông hôm 21/6 dẫn các nguồn tin quân sự giấu tên cho biết, Trung Quốc sẽ thực hiện chạy thử nghiệm trên biển với tàu sân bay đầu tiên – Varyag vào ngày 1/7, nhưng sẽ không hạ thủy chính thức cho đến tháng 10 năm nay.
Ảnh ấn tượng
Những đứa trẻ người Palestine chơi đùa trong khu trại tỵ nạn Jabalia, phía bắc Gaza, hôm 20/6/2011. Ảnh của Wissam Nassar/THX.
Ngày này năm ấy
Ngày 22/6/1953, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ban hành chính sách dân tộc. Chính sách dân tộc ra đời đă góp phần tăng thêm sức mạnh đoàn kết kháng chiến của các dân tộc trên đất nước Việt Nam.
Rạng sáng 22/6/1941, phát xít Đức bất ngờ tấn công trên khắp biên giới phía Tây của Liên Xô. Mặc dù khó khăn ban đầu, nhưng nhân dân Liên Xô đă kháng cự dũng cảm, chỉ trong hai tháng đầu phát xít Đức đă tổn thất vô cùng nặng nề.
Thanh Vân
(VNN /Tổng hợp)