IMF và tầm quan trọng đối với hệ thống tài chính ngân hàng
Hệ thống tài chính ngân hàng thế giới trong những năm qua liên tục chứng kiến nhiều vụ bê bối lớn, nhiều cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đă xảy ra trong phạm vi lớn cũng như ở một vài nước. Hậu quả là rất lớn, nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Và chỉ những lúc như thế này, các nhà kinh tế cũng như toàn thế giới lại trông đợi vào vai tṛ của một tổ chức trung gia tài chính lớn nhất toàn cầu đó là IMF. Theo sự đánh giá của nhiều chuyên gia th́ nếu IMF hoạt đông năng động và có hiệu quả hơn th́ hẳn thế giới không phải trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Á năm 1997.
IMF được thành lập trên cơ sở nghị quyết của hội nghị quốc tế về tiền tệ-tài chính của Liên Hiệp Quốc thàng 7/1944 tại Bretton Wood với đại diện của 44 nước tham gia. IMF là một tổ chức tiền tệ tín dụng liên chính phủ. Từ ngày 1/3/1947 IMF bắt đầu đi vào hoạt động chính thức như là một cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc với 49 nước hội viên thành lập và đến nay đă có trên 150 nước hội viên.
Mục tiêu của IMF là điều chỉnh quan hệ giữa các nước hội viên và cấp các khoản tiền tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn cho các nước hội viên khi họ gặp khó khăn về tiền tệ do cán cân thanh toán quốc tế bị thâm hụt.
Vốn của IMF gồm 2 bộ phận: Vốn pháp định và vốn tích luỹ, trong đó vốn pháp định được h́nh thành trên cơ sở đóng góp ban đầu của các thành viên. Phần vốn do các hội viên đóng góp được xem xét điều chỉnh theo định kỳ 3 năm 1 lần.
Mức vốn đóng góp của mỗi thành viên được xác định trên cơ sở tiềm năng kinh tế và vị trí của mỗi nước trong nền kinh tế thế gới, nên mức vốn góp của các thành viên rất khác nhau. Năm 1985 Hoa Kỳ là 20,1%. các nước trong khối EU là 27,9%, các nước đang phát triển chỉ chiếm 32,4% tổng vốn pháp định của IMF.
Khi mới hoạt động tổng vốn đóng góp là 7,7 tỷ SDR đến nay đă tăng lên 11 lần.
Mức tiền đóng góp vào vốn pháp định giới hạn nguồn vốn mà nước đó được sử dụng dưới h́nh thức tín dụng do IMF cấp. Đồng thời đó cũng là tiêu thức liên quan tới số lượng phiếu của mỗi nước khi thông qua những vấn đề tại cơ quan quản lư của IMF. Mỗi nước điều có 250 phiếu công thêm 1 phiếu cho mỗi 100.000 SDR của phần đóng góp.
Các nước đang phát triển chiếm 80% tổng số hội viên mà chỉ có 34,4% tổng số quyền bỏ phiếu, trong khi Mỹ và các nước EEC chiếm 46% tổng số quyền bỏ phiếu.
Hội đồng quản trị là cơ quan lănh đạo cao nhất. Hôi đồng này gồm đại diện các nước hội viên và do mỗi nước bổ nhiệm 5 năm 1 lần.
Chính sách của IMF có liên quan đến tỷ giá hối đoái, ngoại hối và vàng:
Theo điều lệ của IMF các nước thành viên điều áp dụng ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái cố định. Cụ thể là các nước thành viên bắt buộc phải quy định ngang giá đồng tiền nước ḿnh với USD hoặc giá vàng và không được phép thay đổi tỷ giá hối đoái vượt quá 1% so với ngang giá đó. Song nhiều nước không giữ được như vậy mà đă duy tŕ chế độ nhiều tỷ giá. Cho nên từ những năm 70 IMF đă từ bỏ hệ thống ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái cố định, cho phép mỗi nước thành viên có quyền tự do lựa chọn chế độ tỷ giá.
IMF cũng đă loại bỏ vai tṛ vàng làm cơ sở của ngang giá tiền tệ và tỷ giá trung tâm và đồng thời quy định sử dụng đơn vi SDR hoặc đơn vị tiền tệ thanh toán nào đó làm chức năng này.
Lúc mới thành lập IMF coi vàng có vị trí quan trọng trong nguồn dự trữ thanh toán cho nên quy định một nước khi gia nhập IMF phải có 25% số tiền phải đóng là bằng vàng.
Kể từ tháng 4/1978 th́ băi bỏ. Phần đóng góp bằng vàng được thế bằng ngoại tệ dự trữ và đơn vị SDR không dùng vàng để thanh toán giữa IMF và các thành viên.
Nghiệp vụ tín dụng của IMF:
Khi có nhu cầu bù đắp thiếu hụt của cán cân tín dụng tối đa không qua 125% số tiền đă đóng góp.
Mỗi nước cũng có thể lấy tiền ra mà không cần điều kiện ǵ và không phải chịu lăi bằng ngoại tệ, chuyển đổi được trong phạm vi 25% mức đóng góp.
Ngoài ra mức thành viên cũng có thể nhận được một khoản tín dụng ngoại tệ bằng số ngoại tệ mà trước đó họ đă cho IMF vay. Nghiệp vụ tín dụng này chỉ áp dụng đối với khoản tiền dự trữ của quỹ IMF của các nước hội viên.
Các nước hội viên cũng có thể nhận được các khoản tín dụng theo các loại h́nh như sau:
- Tín dụng dự pḥng
- tín dụng mở rộng
- Tín dụng bù trừ
- Tín dụng từ các quỹ đặc biệt
IMF đóng vai tṛ là người điều phối chủ yếu trong quan hệ tín dụng quốc tế. Song chính sách tín dụng của IMF đă bị các nước tư bản sử dụng nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của các nước đang phát triển.
(Theo Finance Times)
__________________
Welcome to the Forum VietBF
|