Gần đây, tại một số "vựa chè" phía Bắc, người trồng và chế biến chè đă trộn cả xi măng, phân bón, bột gio, bột đá… vào chè để tăng trọng lượng và “làm đẹp” chè. Để làm rơ hơn công nghệ chế biến hăi hùng này, PV đă đột nhập vào các điểm chế biến chè như vậy.
Trưởng thôn cũng làm chè bẩn
Dọc quốc lộ 2 từ TP Tuyên Quang lên huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) các ḷ sơ chế chè thủ công mọc lên như nấm. Các ḷ sấy hoạt động hết công suất, hai bên đường người ta phơi chè tươi từ sân nhà ra tận ngơ.
Theo thông tin của NNVN nắm được, các xă Đức Ninh, Tứ Quận (huyện Yên Sơn), Thái Ḥa (huyện Hàm Yên) là những nơi chế biến chè bẩn nhiều nhất ở Tuyên Quang.
Xă Thái Ḥa chỉ có khoảng 340 ha diện tích trồng chè, không cao so với nhiều địa phương khác ở thủ phủ chè Tuyên Quang. Nhưng độ mấy năm nay, đây là xă có sản lượng chè khô thuộc diện lớn ở huyện Hàm Yên. Nhà nhà sắm máy chế biến rồi nhập chè từ nhiều địa phương khác về sơ chế biến. Để mục sở thị công nghệ chế biến chè bẩn, PV vào vai người mua chè đến thôn Lũng Khê, một trong những thôn theo phản ánh th́ “đa số dân lấy nghề sản xuất chè bẩn kiếm lời”.
|
Công nghệ chế biến chè bẩn ở ngay chính nhà trưởng thôn Lũng Khê
|
Thôn Lũng Khê chỉ c̣n 8 ha chè trồng rải rác ở các quả đồi. Nếu chỉ nh́n vào con số ấy mà bảo 121 hộ dân ở đây sống chủ yếu nhờ chè th́ không ai dám. Vậy mà ông Dũng bảo “sống được” là nhờ những bộ máy sấy chè. Nhà trưởng thôn Lũng Khê Lâm Tiến Dũng nằm trên một quả đồi. Chỉ riêng gia đ́nh ông đă chiếm ¼ diện tích chè của cả thôn khi có đến 2ha chè trồng.
Nhưng vị trưởng thôn này cứ một mực phân tích ở đây dân người ta không ai tính thu nhập từ lượng chè tươi cả. Ông cũng chẳng thèm giấu giếm ǵ khi khẳng định: Nói thẳng luôn chứ chẳng ngại ǵ, nói chung ở thôn này, xă này và mấy xă lân cận đều sản xuất chè theo tiêu chí mà các thương lái đưa ra cả. Tiêu chí ǵ? Th́ nói thẳng ra là chè bẩn, không phải là chè sạch đâu.
Chuyện sản xuất chè bẩn ở Lũng Khê bắt đầu từ những năm 2007, khi mà cơn sốt sản xuất chè vàng đem lại lợi nhuận rất lớn. Ngay từ khi xuất hiện công nghệ sản xuất chè vàng th́ dân Lũng Khê đă lao theo. Đó là công nghệ chế biến kiểu sau khi đi cắt lá chè về đem ra luộc, sau đó phơi rồi vứt ra sân nửa âm nửa dương. Nếu thương lái bảo lấy vàng th́ cho bùn ruộng, nếu lấy đen th́ nước bùn, cần đánh bóng th́ dùng nước lân, xi măng…
|
Máy trộn chè với các chất phụ gia như xi măng, phân bón ở nhà trưởng thôn
|
Từ dạo ấy, ông Dũng đă biết rằng chè sạch là là chè không trộn chất phụ gia vào chế biến. Nhưng khổ nỗi, nhà ông và bao gia đ́nh khác ở xă Thái Ḥa này được các thương lái hướng dẫn từng li từng tí việc trộn như thế nào là ..hợp lư. Thậm chí muốn làm chè sạch cũng khó v́ tốn kém và sợ người ta không mua.
Lúc chúng tôi đến, nhà ông trưởng thôn đang chế biến chè. Cạnh ḷ sấy đang quay liên tục là một máy ṿ chè xung quanh miệng dính đầy xi măng lởm nhởm. Một bao phân bón, một bao xi măng đang dùng dở đặt ngay cạnh chỗ tuồn chè vào. Vờ thắc mắc hỏi công dụng của đống phụ gia này, ông Dũng thừa nhận: “Cho vào làm chè hết đấy”.
Đang sấy chè nhưng bị giật ḿnh bởi ông chồng nói lộ ra "bí kíp chế biến chè bẩn", bà vợ trưởng thôn chống chế: “Xi măng th́ để xây, c̣n phân lân để bón ruộng đấy. Không phải cho vào trộn với chè đâu”. Cứ tưởng ông Dũng chối theo, nào ngờ vị trưởng thôn tiếp tục thể hiện sự thẳng thắn: "Làm chè th́ cứ nói làm chè sợ ǵ ai mà không nói".
Rồi ông tường tận chỉ cho chúng tôi quy tŕnh khép kín để sản xuất một mớ chè bẩn. “Đầu tiên phải xào chè tươi lên rồi ṿ bằng máy. Trong quá tŕnh ṿ th́ chế biến bằng cách trộn phụ gia vào rồi quay đến lúc chè và xi măng, phân bón trộn đều vào nhau th́ mang ra phơi. Phơi một nắng lại cho vào máy quay khô rồi đóng bao b́ chờ thương lái đến tận nhà thu gom. Khỏe lắm. Cứ đóng vào b́ thương lái đến tận nhà lấy. Sáng sao chè th́ chiều bán được, tiền tươi thóc thật luôn”.
Thế có biết làm chè bẩn như thế là vi phạm Luật ATTP không? Tôi hỏi, và điều này ông Dũng cũng biết luôn, nhưng ông lại “nói thẳng một câu vuông đét” rằng: “Cứ cái ǵ có lợi th́ ḿnh làm, thương lái họ đ̣i hỏi sao th́ ḿnh làm như vậy. C̣n việc họ bán đi đâu chúng tôi không cần biết. Kể cả khi họ bán lại cho ḿnh cũng nên, biết làm sao được”. Nói rồi ông Dũng cứ th́ thụt cảm ơn Cty TNHH Trung Dũng, một DN thu mua chè ở xă Thái Ḥa v́ “từ trước đến nay, họ lúc nào cũng thu mua chè cho chúng tôi, kể cả chè bẩn”.
Trưởng thôn “đi đầu” làm chè bẩn nên chẳng trách đến Lúng Khê có cảm giác “mỗi nhà một máy sấy” và cuộc sống của vùng quê này chỉ dựa chủ yếu vào sản xuất chè bẩn.
|
Bao phân bón để ngay ḷ chế biến nhà trưởng thôn
|
1 kg chè khô chứa 1/3 chất thải
Kết quả này được ông Đào Quyết Thắng, PGĐ Cty TNHH Chè Hưng Anh đúc rút trong quá tŕnh t́m hiểu công thức chế biến “siêu lợi nhuận” đang trở thành cơn sốt tại các xă Thái Ḥa, Đức Ninh, Tứ Quận….
Dân sấy chè gọi thông số chênh lệch giữa chè khô và chè tươi là tỷ lệ K. Thông thường, để có được một kg chè khô cần tới 4-5 kg chè tươi. Nhưng với “công nghệ bẩn” hiện tại, các ḷ sấy chè ở Hàm Yên chỉ cần chưa đầy 3kg chè tươi là đă "đủ đô" cho một kg chè khô. Ông Thắng cũng không ngần ngại khẳng định: “Chẳng có ǵ khó hiểu, dân sấy chè trong vùng sử dụng xi măng, phân bón trộn vào vừa tăng trọng lượng vừa “làm đẹp” cho chè. Tôi biết v́ nh́n thấy trực tiếp họ làm và bản thân gia đ́nh có con em làm công nhân của công ty này tiết lộ”.
|
Sự khác biệt của chè bẩn |
Sự khác biệt của chè bẩn Để chứng minh sản phẩm của công nghệ sản xuất chè bẩn bẩn đến mức nào, ông Thắng làm một thí nghiệm. Hai nhúm chè chừng 5g cho vào hai cốc khác nhau rồi đổ nước sôi vào pha. Cốc chè bẩn có nước đục như nước xi măng, đáy cốc đọng lại cặn có thể vón thành cục. C̣n bă chè sờ bằng tay thấy sạn lổm nhổm, lật đi lật lại có màu đen ś như bị cháy. “Nh́n thế này có ai dám uống không”.
|
Cũng theo ông Thắng, chuyện làm chè bẩn ở đây bắt đầu từ những năm 2007, khi cơn sốt “chế biến” chè vàng với công thức “chè + bùn đất” đem lại lợi nhuận lớn cho các chủ cơ sở. Lâu dần thành lệ, cứ độ từ tháng 5 đến tháng 7, các chủ ḷ lại gom chè tươi chế biến thành chè bẩn kiếm lời. “Lời lăi th́ kinh khủng lắm. Nếu đủ chè, đủ máy có thể giàu lên từ làm chè bẩn chứ chẳng chơi”.
Để chứng minh nhận định “lăi kinh khủng” của ḿnh ông Thắng phân tích: Một tạ chè tươi có giá 300 ngàn, nếu không cho phụ gia vào mà sản xuất theo kiểu thông thường th́ chỉ được chừng 18,5 kg chè khô. Lợi nhuận chỉ được khoảng 100 ngàn. Nếu làm đúng công nghệ sạch này th́ có lẽ chẳng gia đ́nh nào đầu tư máy móc làm ǵ. Trong khi đó, cũng một tạ chè tươi nếu cho thêm chất phụ gia vào như cách làm phổ biến hiện nay ở các chủ ḷ sấy sẽ chế được hơn 30 kg chè khô. Nhân với giá thị trường tầm 28 ngàn/kg sẽ được gần 800 ngàn, lăi ṛng 500 ngàn nên chả trách dân cứ lao vào.
“Đầu vào” của công nghệ sản xuất chè bẩn cũng cực kỳ đơn giản. Một máy ṿ và trộn chè, một máy quay tổng cộng hết khoảng 5 triệu đồng đă được xem là đầy đủ. Mỗi bộ máy như thế có công suất tầm 2 tạ chè/ngày, có thể mang lại cho gia chủ khoản lăi lên đến 2 triệu đồng.
Vậy lượng chè bẩn này đi đâu? Ông Thắng bảo rằng ở Thái Ḥa có một cơ sở chuyên thu gom tất cả các loại chè trong dân. Đó là cơ sở mà ông trưởng thôn Lũng Khê cứ th́ thụt cảm ơn. Vào vụ chè như hiện nay, b́nh quân cứ hai ngày th́ cơ sở này xuất đi Trung Quốc một xe chừng 20-25 tấn chè khô.
Theo Nongnghiep