Cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima khiến cho Chính phủ Nhật Bản phải có nhiều biến hóa trong chính sách năng lượng và xem xét nghiêm túc nguyện vọng phi hạt nhân hóa của người dân nước này. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần nhỏ trong hàng loạt thách thức liên quan đến việc cung cấp điện mà Tokyo đang phải đối mặt.
Thảm họa động đất, sóng thần tại Nhật ngày 11/3 vừa qua là nhân tố chính kích hoạt cho kế hoạch đóng cửa 11 ḷ phản ứng hạt nhân trong tổng số 54 ḷ phản ứng hạt nhân mà nước này sở hữu. Việc đóng cửa các ḷ phản ứng hạt nhân gây ra thách thức lớn đối với Nhật Bản khi mà nguồn cung cấp điện ở Nhật phần lớn đến từ các nhà máy điện hạt nhân.
Tại thời điểm này tại Nhật chỉ c̣n 18 ḷ phản ứng hạt nhân đang sản xuất điện.
Những ḷ phản ứng hạt nhân đóng cửa làm thâm hụt của Nhật tổng công suất là 9.7GW.
Ngoài ra, nhà máy nhiệt điện với tổng công suất 9,4 GW cũng đóng cửa sau thiên tai. Điều này dẫn đến khả năng cung cấp điện tại khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất và sóng thần của Nhật giảm 40% gần bằng sản lượng điện của Thụy Sỹ và Australia.
Việc chính phủ Nhật có cùng tiếng nói người dân để đóng cửa các ḷ phản ứng hạt nhân khiến gánh nặng t́m kiếm nguồn năng lượng thay thế trở thành thách thức không nhỏ đối với nước này.
Chính v́ thế, khu vực phía Đông Nhật Bản bao gồm Tokyo đang đối mặt với t́nh trạng thiếu điện nghiêm trọng. Điều này dẫn tới việc các công ty điện của Nhật sẽ phải bằng mọi cách thu hẹp khoảng cách giữa cung và cầu bằng cách tăng năng lực sản xuất điện ở các nhà máy nhiệt điện.
Song song với việc cắt điện nhằm cân bằng cán cân cung cầu, sửa chữa các nhà máy nhiệt điện bị hư hỏng sau thảm họa kép, Chính phủ Nhật Bản cũng kêu gọi người dân nên sử dụng tiết kiệm điện. Điều này tránh cho Nhật Bản phải thực hiện chính sách cắt điện trên quy mô lớn.
Tuy nhiên, thách thức thật sự đến với Nhật Bản trong những tháng mùa hè này v́ đây là thời kỳ đỉnh cao về nhu cầu điện của nước này khi mà nhiệt độ ở Tokyo luôn vượt quá 30C.
Đối phó với vấn đề này, Chính phủ Nhật Bản kêu gọi mọi người sử dụng thiết bị điện tiết kiệm. Đồng thời, Chính phủ vẫn đảm bảo việc cắt giảm này sẽ không ảnh hưởng đến việc phục hồi kinh tế của Nhật.
Song song với các kế hoạch ngắn hạn Chính phủ Nhật cũng đang xem xét lại các chính sách năng lượng dài hạn. Tại thời điểm này, các nhà máy điện hạt nhân đang đóng góp cho nước này tổng sản lượng điện là 30%.
Tuy nhiên, việc cam kết đóng cửa các ḷ phản ứng hạt nhân theo nguyện vọng của người dân đang đẩy Chính phủ Nhật vào t́nh cảnh tiến thoái lưỡng nan.
Các nhà máy nhiệt điện, đặc biệt là các nhà máy điện chạy bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) được yêu cầu tăng năng lực sản xuất điện để bù đắp cho sự thiếu hụt điện năng do các nhà máy điện hạt nhân bị đóng cửa.
Tuy nhiên, việc sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng để sản xuất điện sẽ đẩy giá điện lên cao hơn nhiều đồng thời lượng khí thải CO2 từ các nhà máy này cũng sẽ cao hơn. Điều này thực sự khiến cho Chính phủ Nhật đau đầu v́ với lượng khí thải CO2 tăng lên như vậy sẽ không thể đáp ứng được mục tiêu giảm thiểu lượng khí thải CO2 mà Nhật cam kết trong nghị định thư Tokyo với mức giảm 6% trong giai đoạn đầu từ năm 2008 – 2012 và 25% vào năm 2020.
Chính phủ Nhật hi vọng vào nguồn năng lượng tái tạo để bù đắp sự thiếu hụt điện năng do việc đóng của các nhà máy điện hạt nhân mang lại
Chính phủ Nhật Bản cũng đặt hy vọng vào nguồn năng lượng điện tái tạo để bù đắp cho lượng điện thiếu hụt và khyến khích việc sử dụng các nguồn điện này. Tại Hội nghị thượng đỉnh G8 ở Pháp, Thủ tướng Nhật Naoto Kan công bố kế hoạch để tăng năng lượng điện tái tạo lên tới hơn 20% trong tổng toàn bộ nguồn cung cấp điện cho Nhật vào đầu những năm 2020. Chính phủ cũng có kế hoạch lắp đặt 10 triệu mái nhà phủ các tấm điện mặt trời.
Tuy nhiên, do điều kiện địa lư và khí hậu, tiềm năng tài nguyên năng lượng tái tạo ở Nhật Bản tương đối thấp so với các nước phát triển khác.
Trước t́nh trạng thiếu điện trong sinh hoạt lẫn trong phát triển kinh tế, tin rằng người Nhật sẽ tạo nên những kỳ tích bằng các phát minh trong tương lai.
Lê Dung (theo BBC)