R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 108
|
Chuyện ǵ sẽ đến nếu Trung Quốc “mua lại” Châu Âu ?
Courrier International : Đang lặn hụp trong cuộc khủng hoảng nợ công nghiêm trọng, Châu Âu trải thảm đỏ chào đón Trung Quốc. Nước này tiến hành mua lại nợ công, công ty, đất nông nghiệp, và ưu tiên ở những nước vành đai Châu Âu. Chính sách đang thuận buồm xuôi gió trong khi Liên Hiệp Châu Âu thiếu một chiến lược đối phó chung.
Sự “xâm nhập” của Trung Quốc vào nền kinh tế Châu Âu có ba h́nh thức: 1) Đầu tư từ nhà nước Trung Quốc thông qua CIC (China Investment Corporation) và Cục quản lư ngoại hối quốc gia Trung Quốc (Safe); 2) Đầu tư từ các tập đoàn, 3) Đầu tư bởi các cá nhân người giàu có.
Loại h́nh đầu tư thứ nhất nằm trong chính sách đa dạng hóa kho dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc hiện tại chủ yếu bằng đô la Mỹ, và đồng euro là một lựa chọn tối ưu. Theo một chuyên gia, Trung Quốc đă mua lại trái phiếu nợ của các nước lâm khủng hoảng ở Châu Âu cũng bằng với Ngân hàng Trung ương Châu Âu.
Đầu tư của các cá nhân đến từ Trung Quốc th́ mới gần đây. Theo thống kê, các cá nhân Trung Quốc gửi tiền tiết kiệm khoảng 6 700 tỷ euro, trong đó 600 000 người sở hữu hơn 1 triệu euro. Nhiều nhà giàu nước này muốn đầu tư tài sản của ḿnh ở ngoại quốc. Từ năm 2009, tỷ lệ đầu tư ở nước ngoài của họ đă tăng từ 10% lên 20%.
Ở Châu Âu, họ quan tâm nhiều nhất đến lĩnh vực bất động sản và ưu tiên cho Luân Đôn , trước tiên là do thuế khóa dễ dăi, do nguyên nhân tiền tệ và cũng do họ muốn cho con em đến đó du học. Ngoài ra, nhà giàu Trung Quốc cũng đầu tư cho nhà hàng, khách sạn.
Loại h́nh đầu tư thứ ba và cũng là loại chính của Trung Quốc là các doanh nghiệp. Hiện tại, họ tập trung chủ yếu ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh, để t́m nguồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên. Châu Âu chủ yếu là đầu ra của sản phẩm Trung Quốc. Châu Âu hiện tại chỉ chiếm 3,5% nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc.
Thế nhưng, số liệu không nói lên tầm ảnh hưởng thật sự của Trung Quốc. Một chuyên gia nghiên cứu về nguồn vốn đầu tư của Trung Quốc tại Châu Âu xác nhận, các vụ sáp nhập và mua lại của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Châu Âu diễn ra liên tiếp trong thời khủng hoảng. Nhiều cuộc đàm phán cũng đang diễn ra về việc các tập đoàn Trung Quốc nhận điều hành những dự án năng lượng và hạ tầng ở đông Âu. Các ngân hàng Châu Âu th́ liên tiếp đề suất giao dịch với các tập đoàn Trung Quốc, một sự việc mà cách đây 5 năm không hề có.
Những đầu tư này có nhiều nguyên nhân. Trước tiên, các ngân hàng Trung Quốc muốn phục vụ cho các tập đoàn của nước ḿnh hoạt động ở nước ngoài, kế đến là cho các công ty Châu Âu t́m ngân hàng để hoạt động ở Trung Quốc. Mặt khác, Trung Quốc cũng tiếp cận được với công nghệ mũi nhọn và hưởng được uy tín sẵn có của các tập đoàn Châu Âu. Như việc mua lại Volvo cho phép cạnh tranh cạnh tranh với các nhăn hiệu uy tín của các hăng sản xuất ô tô Châu Âu tại Trung Quốc. C̣n trong lĩnh vực công nghệ, Trung Quốc nhắm vào Đức, nhất là trong lĩnh vực công nghệ xanh.
Tại Hy Lạp, th́ 11 thỏa thuận đă được doanh nghiệp hai nước kư kết, nhất là trong lĩnh vực hàng hải, bất động sản, thương mại, văn hóa và du lịch. Sự xâm nhập vào Hy Lạp bắt đầu từ năm 2008, khi hăng tàu Trung Quốc đă mua lại một trạm đến ở cảng Pirée với giá 35 triệu euro. Mới đây tập đoàn này lại giành quyền điều hành cảng thương mại ở Pirée.
Hy Lạp có vị trí quan trọng : là điểm liên kết quan trọng giữa phương Tây và phương Đông, và cũng là cửa ngơ vào Châu Âu. Cảng Pirée có thể trở thành giao lộ giữa Châu Phi, Châu Á và Châu Âu. Bởi thế đầu tư của Trung Quốc tại nước này c̣n liên quan đến lĩnh vực đường sắt, giao thông, sắp tới có thể c̣n cả nghiên cứu, giáo dục, công nghệ…
C̣n tại Bulgaria, th́ các doanh nghiệp Trung Quốc có thể sẽ đầu tư đến 51 triệu euro để khai thác vùng đất nông nghiệp miền Tây Bắc nước này. Quyết định nói trên là kết quả của cuộc hội kiến hồi tháng 5 rồi giữa thủ tướng Bulgaria và đoàn doanh nghiệp Trung Quốc.
Vụ giao dịch này có lợi cho cả hai phía. Bulgaria là nước đang khuyến khích đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, trong khi đó, Trung Quốc muốn khai thác vùng này để có thể tự cung tự cấp sản phẩm cần thiết trong ngành chăn nuôi nhằm thóat khỏi hiện tượng bị lệ thuộc mặt hàng này vào Mỹ.
Bắc Kinh đến Châu Âu để t́m lợi ích
Courrier International cũng dẫn lại bài của một tờ nhật báo tại Quảng Châu thể hiện quan điểm của Trung Quốc, theo đó Bắc Kinh không ngại tuyên bố việc t́m đến Châu Âu không phải với tư cách anh hùng cứu nguy, mà để t́m lợi ích. Liên Hiệp Châu Âu hiện tại là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Bởi thế, sự ổn định của nền kinh tế Châu Âu sẽ tốt cho hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc và ích lợi cho sự tăng trưởng kinh tế của nước này. Bắc kinh cũng thừa nhận việc đầu tư bằng đồng euro sẽ giúp Trung Quốc đa dạng kho dự trữ ngoại tệ của ḿnh.
Bên cạnh đó, Trung Quốc hy vọng Châu Âu sẽ dễ dăi hơn trong việc xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao, xóa lệnh cấm vận vũ khí hiện hành do Châu Âu áp đặt từ sau vụ thảm sát Thiên An Môn 1989, và thừa nhận nền kinh tế thị trường của Trung Quốc….
Trong lĩnh vực chính trị và quốc pḥng, xưa nay Bắc Kinh không hợp tác với nước khác. Việc đưa đến gần 36 000 lao động đă cần đến sự giúp đỡ kỹ thuật của nhiều nước. V́ thế, Trung Quốc thấy cần có sự hợp tác như vậy, không phải để chống nước khác, mà để giải quyết các t́nh huống bất ngờ.
Lí luận cho “duyên số” giữa Trung Quốc và Châu Âu, tờ báo tập trung vào góc nh́n chính trị. Theo tờ báo, trên diễn đàn quốc tế, có ba lực lượng chính đại diện cho ba nền chính trị khác nhau : Châu Âu, Trung Quốc và Mỹ. Tại các nước Châu Âu, xă hội hài ḥa, người dân sống thoải mái, nhưng khả năng hành động của nhà nước bị hạn chế, trong khi đó tại Trung Quốc, nhà nước mạnh mà xă hội yếu giống như anh khổng lồ có đôi chân bằng đất sét. C̣n Mỹ th́ khá hài ḥa giữa xă hội và nhà nước. Từ đó, Châu Âu và Trung Quốc sẽ có thể bổ sung cho nhau, chứ không giống như Mỹ đặt hết điều kiện này đến điều kiện khác.
Như vậy giúp Châu Âu vượt cạn cũng là cách để Trung Quốc t́m lợi cho ḿnh.
Đa phần người Châu Âu phản cảm với Trung Quốc
Trong chuyến công du Châu Âu vừa rồi, thủ tưởng Ôn Gia Bảo đă chấp nhận cho Hungary khoảng tín dụng 1 tỷ euro và nhiều đầu tư giá trị khác. Thủ tướng nước chủ nhà đă ca ngợi Trung Quốc hết lời, và lên tiếng phản đối những người Tây Tạng. Báo chí Hungary chạy tựa mỉa mai “Hạ ḿnh v́ một tỷ euro”. Tờ báo cho rằng, có thể thủ tướng Hungary v́ lợi ích dân tộc mà ca ngợi Trung Quốc, nhưng cũng không nên gây mất ḷng người Tây Tạng như vây.
C̣n tờ báo El Pais Tây Ban Nha th́ tập trung vào việc sự chia rẽ của Châu Âu. Tờ báo cho rằng, trước tham vọng bành trướng của Trung Quốc, Liên HiệpChâu Âu thiếu một sách lược đối phó chung.
Theo thống kê báo chí năm 2011 hiện tượng lớn mạnh của nền kinh tế Trung Quốc là một quan ngại: Tại Ư, Canada, Pháp, Đức, Anh hơn 50% người có quan điểm này, tại Mỹ cũng xấp xỉ 55%, tại Hàn Quốc gần 50% và tại Nhật Bản là 30%.
RFI
|