Từ Công Phụng
Khi đến Mỹ, nơi gia đ́nh tôi đặt những bước chân đầu tiên là một ngôi làng nhỏ, có cái tên rất “X́” (Spanish): Marengo, thuộc tiểu bang Iowa, một nơi chốn mà tôi nghĩ dân Mỹ cũng chỉ một số rất ít người biết đến.
Nhạc sĩ Trần Duy Đức (trái) và nhạc sĩ Từ Công Phụng. (H́nh: Trần Duy Đức cung cấp)
Đó là những ngày cuối Tháng Mười Hai, 1980. Ngôi làng với tuyết trắng vây phủ chung quanh, những cơn gió lạnh rít từng đêm. Vợ tôi khóc hỏi, có khi nào Mỹ giống như Việt Cộng đem chúng ta đi đày ở chỗ khỉ ho c̣ gáy này. Tôi vỗ về an ủi - không có chuyện đó đâu! Vài ngày sau, khi chúng tôi bắt đầu quen dần với thời tiết và giờ giấc th́ hồn mới hoàn lại đôi chút.
Người bạn thăm hỏi chúng tôi đầu tiên, sau vài tháng đến vùng đất mới là Khánh Ly. Lúc bấy giờ tôi thực sự rất xúc động khi nghe lại tiếng nói của Khánh Ly sau nhiều năm dài xa cách. Khánh Ly khoe đang thâu âm 10 bài hát của tôi để làm cassette và tỏ ư muốn mời vợ chồng tôi sang Cali chơi. Thấm thoát thế mà đă 20 năm qua, ngày mà tôi hội ngộ với vợ chồng Khánh Ly-Nguyễn Hoàng Đoan. Đây cũng là thời điểm lần đầu tôi gặp Trần Duy Đức tại ṭa soạn báo Tay Phải hay Tay Trái ǵ đó của Du Tử Lê ở Quận Cam.
Trong chuyến đi này, tôi gặp lại Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Đức Quang tại ṭa soạn báo Người Việt. Nói ṭa soạn cho oai chứ thực sự đó chỉ là cái garage của nhà anh Đỗ Ngọc Yến. Lúc ấy nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang gơ bài bằng hai ngón tay trên bàn chữ của máy Composer - IBM, rồi h́ hục đánh dấu bằng tay. Thế mà với ư chí và sự kiên nhẫn, nhật báo Người Việt vươn vai lớn mạnh và trở thành mô thức của một tờ báo lớn trong cộng đồng Việt tị nạn tại hải ngoại. Sau hơn 20 năm gian truân gắn bó với tờ báo, Đỗ Ngọc Yến và Nguyễn Đức Quang đă lần lượt rủ nhau về bên kia thế giới. Ngày ấy, Du Tử Lê cũng làm báo. Ṭa soạn báo của Du Tử Lê là pḥng khách bừa bộn những giấy tờ, cắt dán xong tờ báo, gửi đi in, công việc dọn dẹp là phần của Thụy Châu.
Tôi gặp Trần Duy Đức tại ṭa soạn báo Tay Phải của Du Tử Lê. Khuôn mặt, dáng dấp trẻ trung, nhất là nụ cười vui luôn nở phía dưới đôi kính cận, Trần Duy Đức đă để lại cho tôi một ấn tượng mạnh mẽ. Ngày ấy Trần Duy Đức c̣n độc thân, vui tính, tràn đầy sức sống, v́ thế lúc nào cũng sẵn sàng hướng dẫn bạn bè của Lê ở xa tới, đi tham quan Quận Cam. Tôi không biết Trần Duy Đức viết nhạc. Đức cũng không biết tôi là ai, cho tới khi Lê giới thiệu tôi với Đức. Đức khoe với tôi mới phổ xong bài thơ của Lê, tựa đề “Tan Theo Ngày Nắng Vội.” Tôi xướng âm, hát nho nhỏ và nh́n thấy nét lăng mạn trong những ḍng âm thanh ấy. Khi hát to lên, những ḍng âm thanh ấy quyện vào nhau và rủ nhau ngủ vùi trong kư ức của tôi và Đức.
Chúng tôi trở thành thân quen từ đó. Hơn 20 năm qua, tôi có nhiều dịp xuống Quận Cam để cùng sinh hoạt văn nghệ với anh em. Tôi vẫn thường xuyên ghé thăm vợ chồng Đức. Lần nào Đức cũng khoe với tôi, những vần thơ của Lê mới được Đức ghép nốt nhạc vào. Tôi thấy thủy chung những ḍng nhạc ấy vẫn giữ được những nét lăng mạn trong thơ của Lê. Từ “Tan Theo Ngày Nắng Vội” trong những ngày đầu tôi gặp Trần Duy Đức, cho tới “Trong Tay Thánh Nữ Có Đời Tôi,” “Chỉ Nhớ Người Thôi Đủ Hết Đời,” “Ḍng Suối Trăm Năm,” của những ngày tháng sau này. Trần Duy Đức đă mang đến cho thơ Du Tử Lê hơi ấm nồng nàn của những đôi t́nh nhân.
Vợ chồng Trần Duy Đức rất hiếu khách. Có một thời gian dài Du Tử Lê tá túc tại nhà Trần Duy Đức sau cuộc t́nh gẫy vụn. Và căn nhà ấy đă để lại nhiều chứng tích một thời bi lụy v́ t́nh của Lê. Khoảng hơn 10 năm trước, mỗi lần tôi xuống Quận Cam tham dự sinh hoạt văn nghệ cùng bạn bè, tôi vẫn ghé ở lại nhà Đức. Anh em tôi lại có dịp kể lể cho nhau nghe những mẩu chuyện vụn vặt trong đời sống. Đối với anh em, Đức rất có t́nh, đối bạn bè, Đức rất cởi mở.
Những tháng năm gần đây, khi xuống Quận Cam, tôi vẫn ghé thăm vợ chồng Đức, nhưng không tá túc tại nhà Đức nữa, v́ từ khi ông cụ của Đức mất, vợ chồng Đức phải cho share pḥng. Những lần ghé thăm này, tôi không được nghe những bài ca mới của Đức. Có thể Đức viết xong rồi để đó, cũng có thể Đức bận rộn v́ mưu sinh không có nhiều th́ giờ để viết nhạc. Nhưng tôi tin một điều: Đức không thể rời khỏi âm nhạc, dù bất cứ một lư do ǵ.
Rồi bỗng một hôm, trong buổi thu h́nh của Trung Tâm Thúy Nga, tôi nghe một bài thơ đă được Trần Duy Đức tháp cho đôi cánh nhạc bay bổng lên trời xa. Nhạc phẩm đă gây được chú ư rộng răi của khán thính giả khắp nơi. Lần này, không phải là bài thơ của Du Tử Lê, mà là của Ngô Tịnh Yên. Trần Duy Đức đă diễn tả nỗi niềm u uẩn của Ngô Tịnh Yên một cách khá trọn vẹn bằng nhịp Swing sôi động. Niềm tin của tôi đă trở thành sự thật! Không có một lư do nào trong đời sống có thể tách Trần Duy Đức ra khỏi thế giới của âm thanh.
Rốt cục, rồi anh cũng vùng vẫy thoát ra khỏi hàng rào ngăn cách để đến với âm nhạc, dù trong một khoảnh khắc. Và bản “Nếu Yêu Tôi Th́ Hăy Yêu Bây Giờ,” bài hát đă mang đến cho tôi một niềm vui bất ngờ, một bài thơ đầy ư nghĩa của Ngô Tịnh Yên đă được Trần Duy Đức gắn vào những nốt nhạc, chắp nên đôi cánh bay thật xa.
Và tôi hy vọng cuộc chơi của Đức không phải ngừng ở đây. Sẽ có rất nhiều nốt nhạc nữa của Đức được gắn vào những vần thơ, tháp cánh bay cao, xa măi, xa măi, tận ngàn sau.
THEO NV