Chiến dịch quân sự của phương Tây nhằm vào chính quyền lănh đạo Gaddafi mang mỹ danh “B́nh minh Odyssey” bước sang tháng thứ 6 nhưng chưa hề thấy “ánh mặt trời” ló rạng trong lúc các nước tham gia bắt đầu chán nản, dần dần rút quân.
Khẳng định “Pháp cam kết với sứ mệnh quân sự tại Libya” nhưng hành động rút tàu sân bay duy nhất Charles de Gaulle, tàu chiến lớn nhất của châu Âu về nước để bảo dưỡng với thời gian lên tới … vài tháng rơ ràng đang đặt ra câu hỏi cho các đồng minh cùng tham gia chiến dịch.
Là căn cứ thực hiện tới 25% số phi vụ xuất kích và 30% số lần không kích của liên quân nhằm vào Libya, rơ ràng việc tàu sân bay Charles de Gaulle ngừng tham gia chiến dịch quân sự sẽ để lại một khoảng trống không hề nhỏ cho các đồng minh. Hơn nữa, tuyên bố của Bộ trưởng quốc pḥng Pháp Longuet được đưa ra chỉ ba ngày sau khi Na Uy rút máy bay chiến đấu cuối cùng khỏi chiến dịch không kích Libya về nước. Lư do Na Uy đưa ra là lực lượng không quân nước này không thể duy tŕ sự đóng góp lâu hơn nữa cho một chiến dịch không kích lớn kéo dài rơ ràng không chỉ là ư nghĩ của riêng Oslo mà c̣n của nhiều quốc gia khác khi các nước đều phải cắt giảm chi tiêu Chính phủ.
Pháp rút tàu sân bay duy nhất về “bảo dưỡng”.
Trong lúc này, vai tṛ và sức mạnh của Hội đồng dân tộc chuyển tiếp Libya (NTC), nhân tố được coi là có thể thay thế chính phủ của ông Gaddafi đang bị nghi ngờ hơn bao giờ hết sau cái chết của Abdel Fattah Younis, một lănh đạo quân sự phe nổi dậy. Một số ư kiến cho rằng, Younis bị lực lượng bí mật trung thành với ông Gaddafi sát hại trong khi các nguồn khác nói, ông này bị giết bởi các phần tử vũ trang hoạt động ngoài tầm kiểm soát của NTC.
Theo mạng phân tích t́nh báo Stratfor, dù là ai là thủ phạm th́ thực tế cho thấy NTC dường như không thể kiểm soát được chính căn cứ địa của ḿnh ở miền đông Libya, chứ chưa nói đến quản lư toàn bộ đất nước. Trong lúc nhiều nước phương Tây liên tiếp công nhận NTC th́ không ít quốc gia vẫn bày tỏ nghi ngại. Hồi tuần trước, Ngoại trưởng Czech ông Karel Schwarenzberg nói, có thể thấy lực lượng nổi dậy là tốt, nhưng “sẽ không chính thức công nhận cho đến khi họ giành được quyền kiểm soát toàn bộ đất nước”.
Không chỉ vậy, Mỹ, quốc gia thường dẫn đầu trong các chiến dịch quân sự của NATO ngày càng thể hiện quan điểm can dự kinh tế hơn là trực tiếp về chính trị và quân sự đặc biệt đối với các quốc gia khu vực Trung Đông và Bắc Phi trong quá trính xác định lại vị thế chiến lược của Washington. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với chính sách của Tổng thống Obama hiện nay, khi tập trung đối phó với các vấn đề trong nước ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc bầu cử Tổng thống vào năm tới. Với tất cả các yếu tố trên, có lẽ vấn đề mà nhiều người quan tâm hiện nay không phải là “B́nh minh Odyssey” bao giờ ló rạng mà là quốc gia nào tiếp theo sẽ tuyên bố rút quân khỏi chiến dịch Libya.
Ngày 4/8, NATO xác nhận quân đội trung thành với lănh đạo Libya Gaddafi trong một vụ tấn công hiếm hoi bắn một tên lửa nhằm vào tàu chiến Bersagliere của Italy. Tàu chiến Bersagliere đang hoạt động cách bờ biển thành phố Zlitan (Libya) khoảng 19 km trong khi tên lửa nổ cách tàu khoảng 2km và không gây thiệt hại ǵ.
Chi Hà
(DV/tổng hợp)