Nghịch lư tín dụng: Kẻ ăn không hết, người lần không ra! - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 08-08-2011   #1
woaini1982
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
woaini1982's Avatar
 
Join Date: Jul 2008
Posts: 24,000
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 41
woaini1982 Reputation Uy Tín Level 1woaini1982 Reputation Uy Tín Level 1
Default Nghịch lư tín dụng: Kẻ ăn không hết, người lần không ra!

Đáng lẽ, phải lo lắng tốc độ tăng tín dụng bùng nổ làm vỡ mục tiêu 20%, th́ nay phải “phấn đấu” th́ may ra mới đạt chỉ tiêu này. Chuyện tưởng như rất hài hước lại đang là thực tế trong đời sống tín dụng hiện nay.

Theo phản ánh ở một số ngân hàng thương mại cổ phần, mặc dù đang dư dả nguồn vốn, nhu cầu vay vẫn nhiều và tập trung vào nhóm khách hàng khá an toàn nhưng họ không thể đẩy vốn ra do vướng trần tăng trưởng tín dụng 20%.

Mặt trái

Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần tính toán: khi Ngân hàng Nhà nước xác định mục tiêu tăng trưởng tín dụng của năm nay là 20% th́ con số tuyệt đối tương đương 461 ngh́n tỷ đồng. Trong 7 tháng đầu năm 2011, toàn hệ thống mới “xài” trên 7% của “room”, tức khoảng 165 ngh́n tỷ đồng. Như thế, dư địa tăng tín dụng từ nay đến hết năm vẫn c̣n gần 13%, tương ứng 300 ngh́n tỷ đồng.

Nh́n vào con số này, từ cơ quan quản lư đến các nhà hoạch định chính sách đều chắc mẩm nền kinh tế vẫn được tiếp “máu”, lạm phát vẫn được kiềm chế, mọi mục tiêu đặt ra đang nằm trong tầm kiểm soát.

Thế nhưng, sự thực không đơn giản như vậy. Qua t́m hiểu của người viết, trong số 4 ngân hàng thương mại lớn nhất hệ thống hiện nay (chiếm khoảng 50% thị phần) th́ có tới 3 đơn vị gần như không c̣n khả năng cho vay ra do các nguyên nhân sau.

Một là, về mặt kỹ thuật, cân đối nguồn của họ đang có vấn đề. Ví dụ, Ngân hàng Nhà nước quy định huy động 10 đồng chỉ được cho vay 8 đồng th́ thực tế, họ huy động được 8 đồng, cho vay tới 9 hoặc 10 đồng. Thậm chí, một đơn vị lớn nhất nh́ hệ thống đang lâm vào t́nh trạng trên và phải lấy vốn trên thị trường 2 đẩy vào thị trường 1.

Một nguồn tin cho biết, trên bảng cân đối mới đây của ngân hàng này như sau: huy động được 450 ngh́n tỷ đồng nhưng cho vay 423 ngh́n tỷ đồng. Đáng lo là ngân hàng này chỉ huy động ở thị trường 1 hơn 300 ngh́n tỷ đồng và như thế, họ đă sử dụng khoảng 123 ngh́n tỷ đồng ở thị trường 2 cho vay ra thị trường 1. Thực tế này trái với quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Hai là, việc huy động vốn từ dân cư của họ rất khó khăn. Có ngân hàng v́ trót tuyên bố “không đi đêm lăi suất, tiên phong thực hiện lăi suất huy động 14% như quy định của Ngân hàng Nhà nước nên nguồn vốn càng thiếu trầm trọng.

Lănh đạo một ban (đề nghị giấu tên) của ngân hàng này cho biết: “Năm nay, ngân hàng chị cầm chắc không thể tăng trưởng tín dụng ở mức 20%. Muốn cho vay th́ phải huy động được, trong khi giá đầu vào căng thẳng, ngân hàng không thể huy động bằng mọi giá, cộng với nguồn vốn bị chảy máu nên chỉ tiêu 20% đành để đó!”.

Trong khi những “ông khổng lồ” có nguy cơ ngă kềnh v́ thiếu nguồn th́ một nghịch lư khác đang xuất hiện. Không ít đơn vị trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần mặc dù cân đối thanh khoản tốt, nguồn vốn dư dật nhưng do “room” tín dụng ngấp nghé 20% và sắp bị Ngân hàng Nhà nước “tuưt c̣i” nên họ và doanh nghiệp đành nh́n nhau ngó lơ!

Lănh đạo một ngân hàng thương mại cổ phần “hiến kế”: “Vấn đề cấp bách đối với những ngân hàng lớn lúc này là phải thu vốn ngắn hạn về. Làm như vậy là để một mặt, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật “huy động 10 đồng cho vay 8 đồng” của Ngân hàng Nhà nước thay v́ huy động 8 đồng cho vay tới 9 - 10 đồng như hiện nay để đảm bảo khả năng thanh khoản. Hơn nữa, đó c̣n góp phần mở rộng thêm dư địa cho các ngân hàng dư dả nguồn vốn cày bừa”.

Nên “mấp mô”?

Đứng trước thực tế này, trước đây, một số ngân hàng dư vốn đă nhanh chân thỏa thuận với doanh nghiệp phát hành trái phiếu công ty mà bản chất là đẩy tín dụng ra. Tuy nhiên, “chiêu” này hiện không c̣n hữu dụng v́ sắp tới, có nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ xếp chúng vào khoản mục tín dụng.

Một lựa chọn khác là mua trái phiếu Chính phủ nhưng lăi suất trái phiếu Chính phủ quá thấp so với lăi suất thị trường và lạm phát, ngân hàng khó cân đối lời lăi nên không hào hứng với thứ hàng hóa này.

Đáng lưu ư, hiện có rất nhiều doanh nghiệp là khách hàng lâu năm của ngân hàng sẵn sàng chấp nhận giá vốn từ 20% - 22%/năm; trong đó, có nhiều doanh nghiệp làm ăn có lăi nhưng thiếu vốn nên sẵn sàng giảm lăi để được vay tiếp.
Một số khác gặp khó khăn nhưng nếu dừng sản xuất sẽ bị phá sản nên rất cần vốn để duy tŕ hoạt động và chờ thời cơ phục hồi.

Cán bộ kinh doanh vốn ở một ngân hàng than thở: “Chúng tôi rất muốn cho vay nhưng v́ rào cản nên ngân hàng và doanh nghiệp chỉ biết nh́n nhau”.

Xuất phát từ thực tế “kẻ ăn không hết, người lần không ra”, có ư kiến rằng, đối với những đơn vị không thể cho vay ra nhưng hạn mức tăng trưởng tín dụng vẫn c̣n th́ nên thu hẹp hạn mức của họ để lấy thêm “dư địa” cho những ngân hàng có khả năng cho vay ra nền kinh tế. “Không nên cào bằng, phải có mấp mô th́ nền kinh tế mới ngốn hết được khoảng 300 ngh́n tỷ đồng tín dụng từ này đến cuối năm”, giám đốc kinh doanh nguồn vốn một ngân hàng thương mại cổ phần nói.

Theo vị này, những ngân hàng dư vốn khả dụng hiện nay chiếm thị phần không lớn và dù có cho họ thêm chỉ tiêu th́ vẫn nằm trong giới hạn tăng trưởng tín dụng 20% của năm nay, không ảnh hưởng đến kiềm chế lạm phát.

Ngoài ra, đối với những ngân hàng lớn “thừa đất nhưng thiếu trâu cày” th́ trước hết, cần yêu cầu họ đảm bảo chỉ số kỹ thuật huy động/cho vay theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước thông qua việc thu nợ các khoản vay ngắn hạn. Nhờ đó, không gian tín dụng c̣n lại của năm nay sẽ lớn hơn con số tạm xác định hiện nay khoảng 13% để các ngân hàng dư vốn đẩy tín dụng ra nền kinh tế.

Với mong muốn thông tin nhiều chiều, người viết mang ư kiến này hỏi giám đốc khối một ngân hàng thương mại nhà nước, vị này giẫy lên như “đỉa phải vôi”: “Chúng tôi chấp hành nghiêm chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, không dám lách trần lăi suất 14% nên chuyện thiếu nguồn vốn là khó tránh. Nay, nếu hạ chỉ tiêu tăng tín dụng xuống th́ chúng tôi thiệt đơn thiệt kép à?”.

Điều ông này nói không phải không có lư. Sau khi trần lăi suất huy động 14%/năm được Ngân hàng Nhà nước xác lập, lănh đạo Vietcombank, BIDV đều tuyên bố “không đi đêm lăi suất”. Một thời gian dài, hai ngân hàng này vừa rất khó huy động, vừa bị chảy máu vốn, trong khi kênh giao dịch OMO bị thu hẹp nên hoạt động rất chật vật. Đến nỗi, có thời điểm, lănh đạo Vietcombank phải kêu với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: “Nếu kéo dài t́nh trạng này thêm một tuần, thanh khoản Vietcombank sẽ bị đe dọa”.

Nay, sự thể đến mức như vậy, hành xử theo hướng nào cũng khó hài ḥa lợi ích cho bên này hay bên kia. V́ thế, nếu không nhanh chóng điều chỉnh th́ nỗi lo của Ngân hàng Nhà nước không phải là tín dụng tăng quá mà là nền kinh tế bị khô máu do tín dụng tăng không đủ 20% như mục tiêu.

Theo vneconomy
woaini1982_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	8
Size:	52.4 KB
ID:	307220
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC5

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 01:28.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06274 seconds with 14 queries