Tại sao 2 năm qua không kịch bản nào được duyệt làm phim. Có phải Cục Điện ảnh không có tiền tài trợ ?
Mỗi năm, ngân sách Nhà nước chi cho hoạt động điện ảnh, trong đó có tiền tài trợ sản xuất phim cho các hăng phim Nhà nước là không nhỏ, trong lúc các hoạt động của ngành điện ảnh Việt Nam đang rất cần tiền, Cục Điện ảnh vẫn nín thinh.
Không kịch bản nào được duyệt?
Dân trong giới kháo nhau Cục Điện ảnh đă hết tiền. Tiền này đi đâu mà sao 2 năm qua không kịch bản nào được duyệt sản xuất? Số kịch bản cuối cùng được duyệt cách nay cũng hơn 2 năm, thậm chí 3 năm, có kịch bản hiện vẫn chưa được khởi quay: Nếu anh c̣n được sống (kịch bản: Việt Linh).
Thế rồi, mới đây, bỗng dưng Cục Điện ảnh lại… tổ chức duyệt kịch bản. Ban đầu là duyệt kịch bản phim hoạt h́nh; tiếp đó là 11 kịch bản phim truyện được đưa ra mổ xẻ. Giới điện ảnh truyền tai nhau có 4 kịch bản sẽ “đấu” giai đoạn cuối để giành “vé” vào sản xuất. Mọi người lại “sôi sùng sục”. Tại sao Cục Điện ảnh lại khắt khe với sản xuất phim, chỉ với lư do thiếu tiền.
Được biết, trong số 4 kịch bản được cho là “vào chung kết”, có kịch bản đă từng xuất hiện trên bàn duyệt cách nay hơn 10 năm. Nói về kịch bản này, phó giám đốc một hăng phim cho rằng: “Kịch bản này cứ âm âm, u u thế nào. Tôi cũng chẳng hiểu hội đồng duyệt thấy nó hay ở đâu” (?).
Bộ phim Long thành cầm giả ca được sản xuất bằng kinh phí tài trợ của
Cục Điện ảnh ra đời giữa năm 2010. Đến nay, điện ảnh quốc doanh chưa có
phim truyện nào khởi quay. ẢNH DO ĐOÀN LÀM PHIM CUNG CẤP
Lại nói về bộ phim Nếu anh c̣n được sống. Ban đầu, dự án phim này được giao cho Hăng phim Truyện 1. Sau gần 2 năm nhận dự án nhưng không triển khai, dự án này bị Cục Điện ảnh thu lại giao cho Trung tâm Điện ảnh Chiều thứ bảy trực thuộc Cục Điện ảnh sản xuất. Đạo diễn Lê Ngọc Linh được mời từ Đà Nẵng ra gánh vác dự án trong vai tṛ đạo diễn.
Dự án được khởi động lại, lúc đó đă có nhiều câu hỏi đặt ra là tại sao Cục Điện ảnh, đơn vị quản lư ngành có trách nhiệm duyệt kịch bản, duyệt phim lại kiêm luôn khâu… sản xuất theo lối “vừa đá bóng vừa thổi c̣i” như vậy? Băn khoăn thế, nhưng là việc cục đă quyết nên mọi người chỉ “bàn ra, tán vào”. Phim chuẩn bị bấm máy, sau khi đă tiêu kha khá tiền cho giai đoạn chuẩn bị tiền kỳ th́ phải ngưng v́ thiếu tiền. Hăng phim Truyện Việt Nam được bàn giao sản xuất phim này. Lại mất thêm 2 tháng chờ đợi, đến nay… dự án này vẫn án binh… chờ tiền.
Cần chuyển đổi cơ chế
Những người quan tâm đến điện ảnh nước nhà không khỏi chạnh ḷng khi ngay một đơn vị sản xuất được xem là “anh cả đỏ” của điện ảnh Việt – Hăng phim Truyện Việt Nam - đang thiếu trầm trọng đội ngũ trẻ làm phim. Đạo diễn Vũ Xuân Hưng nói: “Nếu không có giải pháp kịp thời, chỉ 5-7 năm nữa, Hăng phim Truyện Việt Nam không c̣n người để làm phim. Bởi lẽ, người trẻ th́ không về, người của hăng th́ phần lớn chỉ 5-7 năm nữa là nghỉ hưu”.
Cũng theo ông Hưng, giải pháp để cứu điện ảnh quốc doanh bây giờ là quyết liệt chuyển đổi cơ chế. Nghĩa là thay bằng việc tồn tại ba cơ chế như hiện nay: công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên, sự nghiệp có thu… nên chuyển tất cả sang doanh nghiệp. Cần xây dựng tập đoàn điện ảnh Việt Nam như cách mà Hàn Quốc, Trung Quốc đă làm.
Theo đó, công việc sản xuất phim phải gắn kết với hàng loạt hoạt động có tính chất thương mại khác: phát hành (các cụm rạp), trung tâm văn hóa đa năng, trung tâm thương mại… Điều này từ lâu đă được nhiều người xới lên nhưng đến nay vẫn chỉ là ư tưởng và điện ảnh vẫn tiếp tục hoạt động nửa bao cấp, tụt hậu.
Nếu hỏi tại sao điện ảnh Việt kém phát triển, thường được các nhà chức trách trả lời … thiếu tiền. Chẳng hiểu mỗi năm hàng chục tỉ đồng ngân sách rót cho ngành điện ảnh đi về đâu?
Lấy phim đâu để dự liên hoan ?
Hoành tráng như Hăng phim Truyện Việt Nam, năm 2010 cũng chỉ có một phim truyện được sản xuất và đến giờ vẫn chưa hoàn thiện. Số lượng ít, chất lượng cũng chẳng cao nên cứ nghĩ đến cái đích Liên hoan Phim (LHP) Việt Nam 17 tổ chức tại Phú Yên vào cuối năm, nhiều người lại thở dài. Đạo diễn Vũ Xuân Hưng, Phó Giám đốc Hăng phim Truyện Việt Nam, cho rằng: “Với giới làm nghề, LHP là một sinh hoạt nghề nghiệp cần thiết. Tuy nhiên, v́ rất nhiều lư do, các LHP trước nay không làm được việc khuyến khích điện ảnh phát triển ở một tầm mới. V́ thế, chỉ những ai có phim dự thi mới hào hứng với LHP”.
Sản xuất phim lại èo uột, số lượng phim ít, chất lượng không cao, đầu ra không có… nên nói đến liên hoan chẳng ai thấy vui.
Theo NLĐ