Cảnh sát Anh 'tổng phản công' những kẻ nổi loạn - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 08-12-2011   #1
woaini1982
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
woaini1982's Avatar
 
Join Date: Jul 2008
Posts: 24,000
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 41
woaini1982 Reputation Uy Tín Level 1woaini1982 Reputation Uy Tín Level 1
Default Cảnh sát Anh 'tổng phản công' những kẻ nổi loạn

Lực lượng an ninh Anh đang đột kích lần lượt nhà của những kẻ nổi loạn để bắt giữ, trong khi chính phủ công bố các biện pháp mới để ngăn chặn làn sóng bạo loạn và xem xét việc khôi phục lệnh giới nghiêm.

Thủ tướng Anh David Cameron hôm qua cho biết cảnh sát thừa nhận đã thất bại về chiến thuật khi đối phó với những kẻ nổi loạn vừa qua. Ông khẳng định những vụ bạo loạn tại nhiều thành phố Anh "hoàn toàn là hành động phạm tội" nhưng lại "có quá ít cảnh sát trên đường phố" để trấn áp.


Đám cháy do bạo loạn tại Tottenham, London. Ảnh: PA.

Theo BBC, trong phiên họp khẩn cấp của quốc hội, ông Cameron công bố các biện pháp an ninh mới để bảo vệ các doanh nghiệp và chủ sở hữu nhà trước làn sóng phá hoại. Đó là một cuộc trấn áp trên quy mô lớn những kẻ tham gia bạo loạn và xem xét việc tái sử dụng lệnh giới nghiêm, vốn vắng bóng tại Anh trong nhiều năm.

Những biện pháp khác bao gồm ngăn chặn các liên lạc thông qua những trang mạng xã hội nếu đó là âm mưu bạo loạn và phạm pháp. Toà án cũng có thể tuyên các bản án nghiêm khắc hơn cho hành vi bạo loạn. Kể từ khi bạo loạn nổ ra thứ bảy tuần trước, có hơn 1.500 người bị bắt và 464 trong số này đã bị kết án tù.

Thủ tướng Anh loại trừ khả năng đưa quân đội vào dẹp loạn tại các thành phố, nhưng nhấn mạnh mọi lực lượng đều được tính đến trong các tình huống có bạo loạn. Ông còn xác nhận việc lực lượng tăng cường gồm 16.000 cảnh sát sẽ tiếp tục được triển khai trên các đường phố London trong cuối tuần này.


Các nghị sĩ Anh thảo luận trong suốt 7 tiếng để đi đến thống nhất rằng bạo loạn do những kẻ phạm pháp hình sự gây ra chứ không phải người biểu tình, đồng thời sẽ không có sự nhân nhượng nào đối với hành động của một nhóm người coi thường pháp luật.

Trong khi đó, nhịp sống tại Anh vẫn chưa hết xáo trộn sau những ngày bạo loạn vừa qua. Toà án ở những thành phố như London, Manchester và Solihull đang phải hoạt động hết công suất để xét xử những kẻ nổi loạn, trong đó một số toà án phải tăng cường làm việc cả ban đêm. Hàng trăm cảnh sát từ Scotland được điều động tới vùng trung và bắc nước Anh để hỗ trợ lập lại trật tự.

Bạo loạn bùng nổ từ khu Tottenham của London đêm 6/8, sau đó lan ra nhiều thành phố lớn như Manchester, Salford, Liverpool, Wolverhampton, Nottingham, Leicester và Birmingham, đẩy nước Anh chìm vào vụ bạo loạn tồi tệ nhất nhiều năm qua trên quy mô quốc gia.

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến làn sóng bạo loạn tại Anh là từ cái chết của một người lái taxi da màu 29 tuổi có tên Mark Duggan, hôm 4/8 tại Tottenham, London. Cảnh sát xác nhận Duggan không nổ súng trước và bị cảnh sát bắn chết tại chỗ. Các nhân chứng cho biết, nạn nhân bị cảnh sát tạm giữ và dù đã phục tùng yêu cầu của cảnh sát nhưng vẫn bị bắn chết.

Đây chính là nguyên nhân khiến người nhà của người đàn ông có 4 con nhỏ này nổi giận và đi đòi công lý. Thân nhân của Duggan cùng nhiều người địa phương đã kéo đến đồn cảnh sát ở Tottenham đòi có câu trả lời về cái chết. Trước sự im lặng của cảnh sát, đám đông bắt đầu trút cơn giận bằng cách đốt phá xe cảnh sát, châm ngòi cho đợt bạo động tồi tệ trên khắp nước Anh.

Tuy nhiên, theo các nhà xã hội học, nguyên nhân sâu xa cho sự bất ổn ở Anh là các vấn đề xã hội và cộng đồng vốn âm ỉ từ lâu. Một bộ phận giới trẻ các thành phố Anh bị tách khỏi sinh hoạt của cộng đồng chung và có quá nhiều thời gian thừa thãi. Bên cạnh đó là nạn thất nghiệp cao và tình trạng các gia đình không kiểm soát được con cái đã khiến bất ổn phát sinh "từ nhà ra phố".

Các chuyên gia kinh tế thì nhìn nhận nguyên nhân của bạo loạn ở Anh bắt nguồn từ chính sách "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ dẫn đến khó khăn trong cuộc sống của một bộ phận người dân. Hầu hết những người tham gia bạo loạn đến từ các khu vực nghèo tại những đô thị lớn, nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao và dịch vụ xã hội bị cắt giảm khiến cuộc sống ngày càng bi đát.

Đình Nguyễn - VNE
woaini1982_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	7
Size:	4.4 KB
ID:	308481
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC5

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 05:09.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06503 seconds with 14 queries