Tàu sân bay Varyag của Trung Quốc tiếp tục chạy thử ở Biển Đông và Hoàng Hải, nơi “mạng lưới” của Mỹ c̣n mỏng; Sau đó, một tàu sân bay hoàn toàn do Trung Quốc đóng được đưa tới vùng biển xa. Đó là “kịch bản” mà Mỹ, Nhật Bản đang đối phó.
Nhật Bản lo ngại Trung Quốc đang đặt mục tiêu đến năm 2015 đảm bảo quyền kiểm soát vùng biển trong tuyến đảo thứ nhất từ Kyushyu cho tới Đài Loan và Philippines.
Theo giới phân tích quân sự Mỹ, cho tới thời điểm Trung Quốc “tung” chiếc tàu sân bay “tự chế” đầu tiên ra biển - mà theo thông tin rùm beng hiện nay là Bắc Kinh đang đóng mới 2 chiếc chứ không phải 1 - th́ tàu Varyag cũng sẽ được cải tiến để tham gia tác chiến.
Và với hai tàu sân bay này, Trung Quốc sẽ biến vùng biển bên trong tuyến đảo thứ nhất thành “biển của Trung Quốc” và thực hiện “ngăn chặn sự tiếp cận” của hạm đội tàu sân bay của Mỹ.
Và cũng tới khi đó, để đảm bảo ưu thế trên vùng trời xung quanh tàu sân bay, Trung Quốc cần có sự hỗ trợ của máy bay chiến đấu được triển khai trên đất liền. Không quân Trung Quốc dự kiến sẽ triển khai các máy bay tàng h́nh mới nhất mà rađa khó phát hiện vào năm 2017.
Trong khi đó, một quan chức quân sự cao cấp của Lực lượng pḥng vệ trên biển của Nhật Bản cho rằng Trung Quốc đang đặt mục tiêu đến năm 2015 đảm bảo quyền kiểm soát vùng biển trong tuyến đảo thứ nhất từ Kyushyu cho tới Đài Loan và Philippines.
V́ vậy, nước này coi tàu sân bay tự đóng trong nước có vai tṛ quan trọng trong chiến lược biển này. Tàu sân bay tự đóng của Trung Quốc sẽ được đưa vào sử dụng sớm nhất là vào năm 2014.
Cho đến thời điểm đó, Nhật Bản và Mỹ có thể xây dựng lực lượng đối phó như thế nào?
Song song với việc Nhật Bản cần lấy quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ là trụ cột để liên kết với các nước xung quanh, “trước hết, tàu ngầm sẽ là con bài chủ chốt để phong tỏa tàu sân bay trong vùng biển ven bờ của Trung Quốc”, tờ Sankei của Nhật Bản dẫn lời giới phân tích quốc pḥng khẳng định.
Lực lượng pḥng vệ trên biển của Nhật Bản có kế hoạch tăng số tàu ngầm từ 16 chiếc hiện có lên 20 chiếc, nhưng theo Sankei “việc liệu Mỹ và Nhật Bản có nâng cao được năng lực tác chiến của tàu ngầm hay không mới là ch́a khóa giải quyết vấn đề”.
Về phía Lầu Năm Góc, để đối phó với chiến lược ngăn chặn tiếp cận của Trung Quốc, quân Mỹ sẽ tiến hành “một trận chiến tổng lực trên không và trên biển”, trong đó sử dụng đồng thời sức mạnh không quân và hải quân.
Để “chặn đà” ảnh hưởng của hải quân Trung Quốc, không quân Mỹ đang tiến hành xây dựng Guam thành căn cứ chiến lược và triển khai máy bay chiến đấu tàng h́nh F-22 và F-35. Quân Mỹ cũng tính đến việc triển khai máy bay F-22 ở căn cứ Kadena (Okinawa) và F-35 ở căn cứ Misawa (Aomori).
Lực lượng pḥng vệ trên không của Nhật Bản cần phải nâng cao năng lực hỗ trợ tác chiến cho không quân Mỹ, thực hiện tiếp dầu trên không.
Vấn đề khiến Nhật Bản, cũng như các đồng minh của Mỹ ở châu Á, lo ngại hiện nay là nợ công chồng chất đă buộc Mỹ phải cắt giảm ngân sách nhà nước, trong đó có phần liên quan đến quốc pḥng, có thể lên đến cả trăm tỷ USD mỗi năm. Sự kiện này đă làm dấy lên mối lo ngại là vai tṛ của Mỹ trên thế giới, nhất là tại châu Á, có thể bị tác động.
Phải nói là hiện nay, chi phí quân sự hàng năm của nước Mỹ lên đến 700 tỷ USD, nhiều hơn bất kỳ quốc gia khác trên thế giới. Theo một số ước tính, ngân sách quốc pḥng của Mỹ tương đương với hơn 40% chi phí quân sự của toàn thế giới cộng lại. Ngay cả khi tính tỷ lệ ngân sách quốc pḥng so với Tổng sản phẩm quốc nội GDP, Mỹ vẫn là nước giữ kỷ lục về mức chi cho quân sự.
Trong tuyên bố trước báo giới lần đầu tiên với cương vị Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ, ông Leon Panetta đă phản đối điều bị ông coi là “không thể chấp nhận được” vào lúc mà theo ông, nền an ninh Mỹ đang gặp nhiều thách thức. Dù không nói trắng ra, ông Panetta hàm ư chỉ Trung Quốc, đang không ngừng tăng cường ngân sách quốc pḥng để đánh bật ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi châu Á.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, do tính vượt trội của quân đội Mỹ, việc giảm ngân sách quốc pḥng sẽ không gây ra nhiều ảnh hưởng.
Riêng tại vùng châu Á, Mỹ không chỉ tiếp tục duy tŕ sự hiện diện của lực lượng Hải quân của họ, mà lại c̣n tăng cường các mối quan hệ với các quốc gia đồng minh, từ Thái Lan cho đến Philippines, và mở rộng liên lạc với các nước khác như Indonesia.
Điều rơ ràng là Trung Quốc - nước trong thời gian gần đây không ngần ngại dùng uy thế của ḿnh để áp đặt các đ̣i hỏi chủ quyền của họ từ vùng biển Hoa Đông đến vùng Biển Đông - cho đến nay vẫn c̣n chưa dám hành động quá trớn v́ c̣n e dè trước sự hiện diện của Hải quân Mỹ trong vùng.
Nguyễn Viết
Tổng hợp (Dân trí)