NGUYỄN TRỌNG TẠO
1. Sự kiện biểu t́nh phản đối Trung Quốc xâm phạm lănh hải, cắt cáp thăm ḍ dầu khí và khủng bố ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trên biển chủ quyền của Việt Nam đă khiến báo chí rộ lên những phát ngôn về L̉NG YÊU NƯỚC. Ở thời điểm này, ḷng yêu nước được đem ra mổ xẻ và xem ra mỗi người đều có cách “mổ” riêng của ḿnh.
Biểu t́nh trước ĐSQTQ tại Hà Nội
Những người tham gia biểu t́nh cho rằng, đó là cách thể hiện tức th́ ḷng yêu nước khi chủ quyền lănh hải, lănh thổ của Tổ quốc bị nước ngoài xâm phạm, là cách làm “ngoại giao nhân dân” mà Đảng đă từng vận dụng trong các cuộc đấu tranh chính trị trước đây. Điều đó là hiển nhiên, đến nỗi lực lương Công an bảo vệ b́nh an cho xă hội cũng khẳng định một cách đanh thép qua tuyên bố của Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh – Giám đốc công an Hà Nội: “Đây là những cuộc biểu t́nh yêu nước”.
Đó là cách nh́n thẳng vào bản chất của vấn đề, được dân ủng hộ. Nhiều người khác cũng phát ngôn trên báo, mạng xă hội khâm phục tinh thần yêu nước của người dân tham gia biểu t́nh. Nhưng từ sau khi UBNDTP Hà Nội có thông báo yêu cầu chấm dứt các cuộc biểu t́nh th́ đài báo đă làm dấy lên một phong trào phê phán và nghi ngờ ḷng yêu nước của người dân biểu t́nh. Nhiều người cho rằng, yêu nước là phải làm việc v́ nước chứ không phải là đi biểu t́nh hô hét phản đối (TQ gây hấn), dễ bị bọn phản động kích động, xúi dục.
“Yêu nước là phải làm việc v́ nước”, đúng vậy, nhưng làm việc ǵ và làm như thế nào th́ có trăm ngh́n sự khác nhau tùy vào công việc và khả năng của mỗi người. Nhưng dùng cái định nghĩa chung chung ấy để nhằm phê phán người biểu t́nh lại là phiến diện và cực đoan. Bởi người biểu t́nh không phải ngày nào cũng đi biểu t́nh như một nghề chuyên nghiệp, mà họ chỉ dành ngày nghỉ của ḿnh để thể hiện ḷng yêu nước khi có vấn đề bức xúc chung của đất nước. Họ là người dân lao đông, là nhân sĩ, trí thức, là thanh niên, học sinh hay cựu chiến binh… Họ đă và đang làm công việc hàng ngày của ḿnh v́ đất nước đó thôi. Vậy th́ phải coi họ là những người “hai lần yêu nước” mới phải.
Tôi đến một số nước, thấy nhiều cuộc biểu t́nh rất ôn ḥa như biểu t́nh đ̣i tăng lương, biểu t́nh phản đối xâm hại môi trường, biểu t́nh phản đối một chính sách chưa phù hợp nào đó của chính quyền… Lúc đầu tôi thấy lạ, sau th́ thấy đó là một nét đẹp mà luật pháp của họ cho phép và bảo vệ. Chả có ǵ là xấu, là mất trật tự công cộng cả. Nếu chúng ta nh́n đúng bản chất biểu t́nh vừa qua như Trung tướng Nhanh, th́ chúng ta cũng ủng hộ và bảo vệ biểu t́nh thôi.
Vậy th́ ḷng yêu nước có tội ǵ mà phỉ báng? Tôi nghĩ những người phỉ báng ḷng yêu nước của người khác, cũng có nghĩa là đang phỉ báng quyền lợi và nghĩa vụ của chính ḿnh.
"Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam!"
2. Hệ thống truyền thông Trung Quốc lợi dụng việc CAVN ngăn chặn bắt người biểu t́nh để xuyên tạc bản chất của các cuộc biểu t́nh phản đối họ. Đó là thuật tuyên truyền xảo trá truyền thống của ông bạn láng giềng. Họ nói rằng, thực chất những cuộc biểu t́nh đó là chống chính quyền VN chứ không phải chống TQ. Thật là một sự xuyên tạc trắng trợn, ngược lại với nhận định chân thành và chính xác của Giám đốc CAHN. Họ nói vậy để che chắn cho âm mưu đen tối của họ mà nhân dân và chính quyền VN đă vạch mặt chỉ tên bằng tuyên bố của Bộ Ngoại giao và những cuộc biểu t́nh phản đối những hành động TQ xâm phạm chủ quyền VN. Nhưng sự xuyên tạc của họ khi nói cuộc biểu t́nh đó là “chống chính quyền VN” cũng khiến cho đôi người lúng túng, nghi ngờ và cuối cùng là quay lại chống lại ḷng yêu nước của dân biểu t́nh. Đó là thắng lợi của xảo thuật tuyên truyền xuyên tạc của TQ.
Một lúng túng và nghi ngờ nữa là đằng sau những cuộc biểu t́nh đó có sự xúi dục kích động của bọn phản động trong và ngoài nước, mà cụ thể là đảng Việt Tân. Chưa thấy CA công bố bằng chứng về các đảng phái phản động này tác động vào các cuộc biểu t́nh như thế nào. Nhưng có thể đó cũng là một sự cảnh giác, pḥng xa không thừa; nhưng khi chưa có điều đó xảy ra th́ vô t́nh đă xúc phạm vào ḷng yêu nước tự nguyện của người dân. Điều này phải hết sức thận trọng, th́ mới tạo ra được sức mạnh yêu nước của khối đại đoàn kết toàn dân. Nếu cứ căi nhau măi về ḷng yêu nước, th́ vô t́nh lại gây chia rẽ, làm giảm sức mạnh tự thân của dân tộc vốn có truyền thống yêu nước từ ngh́n xưa.
Sự lúng túng, thiếu minh triết về các vấn đề xă hội nóng hổi dễ dẫn đến các nhận định trái ngược về hiện tượng và bản chất sự việc. Và theo tôi, điều đó đă xảy ra: 10 cuộc biểu t́nh ban đầu được cho là yêu nước, ôn ḥa, đến cuộc biểu t́nh thứ 11 th́ lại được cho là gây rối trật tự công cộng. Đó là một sự lúng túng mà ai cũng nh́n thấy.
Trẻ em cũng đi biểu t́nh yêu nước
3. Lịch sử nước ta cũng ghi lại chuyện một em bé đứng ngoài cuộc họp của vua quan bàn việc chống giặc ngoại xâm, v́ căm thù giặc em đă bóp nát quả cam lúc nào không biết. Sau đó em đă tự thêu lên lá cờ 6 chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” (phá giặc mạnh, báo ơn vua) và trở thành một anh hùng nhỏ tuổi chống xâm lược, đó là Hoài văn hầu Trần Quốc Toản.
Ḷng yêu nước không là độc quyền của ai. Câu này quen nhưng không cũ. Không ai có quyền tự cho ḿnh là yêu nước hơn người khác. Dù tôi là một người lính thế hệ chống Mỹ, th́ tôi vẫn măi măi nghiêng ḿnh trước những người đă hi sinh xương máu, tính mạng cho Tổ quốc vẹn tṛn. Dù anh là người có chức vụ to nhất nước th́ anh vẫn phải khâm phục một em bé biết nhường nửa chiếc bánh ḿ cho một em bé nhỏ hơn giữa cơn băo lụt nhà tan cửa nát.
Tôi thú nhận rằng, tôi mới chỉ là người quan sát một số cuộc biểu t́nh vừa qua với tư cách một nhà văn, một nhà báo, một công dân, nhưng tôi khâm phục những người biểu t́nh yêu nước, họ đă thắp lên trong tôi ngọn lửa yêu nước, họ truyền điện vào b́nh ac-qui vốn sống của tôi, để tôi có thể viết nên những câu chữ mang tâm hồn và nhiệt huyết của dân tộc tôi. Đó là ḷng yêu nước Việt Nam không bao giờ vơi cạn.
Hà Nội, 27.8.2011
Bắt người biểu t́nh - Hà Nội 21.8.2011
nhathonguyentrongtao .wordpress.com