Chưa có một chuyến thăm ngoại giao nào được các phương tiện thông tin đại chúng đưa nhiều như chuyến thăm của Phó tổng thống Mỹ Joe Biden tới Trung Quốc.
Từ những phát biểu tốt đẹp về chủ trương xây dựng mối quan hệ tốt đẹp Mỹ - Trung, đến những bảo đảm rằng vấn đề nợ của Mỹ không quá nghiêm trọng, thậm chí cả những sinh hoạt hàng ngày của vị phó Tổng thống tại thủ đô Bắc Kinh và các thành phố mà ông đến thăm cũng được đưa một cách khá chi tiết.
Chuyến thăm này lần đầu tiên được hai bên nhất trí khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào thăm Washington D.C hồi tháng 1/2011. Chuyến thăm đă chấm dứt t́nh trạng "đóng băng" gần một năm quan hệ quân sự giữa hai nước.
Người Trung Quốc đă lên kế hoạch tỉ mỉ cho một chương tŕnh đón tiếp trọng thị để Biden gặp gỡ tất cả lănh đạo cao cấp nhất của đảng và chính phủ Trung Quốc nhằm gây ấn tượng cho vị thượng khách Mỹ về sự chuyển giao thế hệ êm thấm hoặc đang diễn ra một sự thay đổi trong nội bộ của Trung Quốc. Đồng thời tạo điều kiện cho phía Mỹ tiếp cận với đội ngũ lănh đạo thế hệ 5 kế cận của Trung Quốc.
Chính v́ vậy mà phía chủ nhà đón và làm việc với ông Biden là Phó thủ tướng Trung Quốc Tập Cận B́nh, người đồng cấp của ông. Dự kiến ông Tập Cận B́nh sẽ có chuyến thăm Washington để đáp lễ vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2012, trước khi Đại hội Đảng toàn quốc diễn ra trong năm 2012.
Ông Joe Biden được dư luận Trung Quốc biết đến như một chính khách Mỹ có lập trường ủng hộ một nước Trung Quốc mạnh. Về vấn đề này Tân Hoa Xă giải thích rằng: “Chuyến thăm Trung Quốc lần này của ông Biden có thể được coi là sự tiếp nối và mở rộng chuyến thăm Trung Quốc của ông cách đây 32 năm. Đây là một sự tiếp tục các lỗ lực để làm sâu sắc thêm quan hệ Trung-Mỹ”.
Tân Hoa Xă muốn đề cập đến chuyến thăm đầu tiên của ông tới Trung Quốc với tư cách là thành viên của Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ mở đường cho chính sách một Trung Quốc mới của cựu tổng thống Nixon và mở cửa cho quan hệ thương mại và kinh tế Mỹ - Trung.
Ông Biden lúc đó đă nhận định: “Một Trung Quốc trỗi dậy là tích cực, một phát triển tích cực, không chỉ cho Trung Quốc mà cho cả Mỹ và toàn thế giới nói chung.”
Trong các cuộc tiếp xúc với ông trong suốt chuyến đi, các nhà lănh đạo Trung Quốc thường nhắc lại quan điểm này. Khởi đầu chuyến thăm này, phát biểu khi đến sân bay Bắc Kinh ông đă khẳng định: “Mỹ quyết tâm đưa quan hệ Mỹ Trung trở lại con đường chắc chắn và bền vững trong các thập niên tới.”
Vấn đề kinh tế trở thành chương tŕnh nghị sự hàng đầu của chuyến thăm. Ông Biden chủ trương làm cho phía Trung Quốc an tâm về t́nh h́nh kinh tế Mỹ, nhất là các khoản tài sản bằng đồng USD của họ.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo.
Mối quan tâm của người Trung Quốc là chính đáng khi các tài sản bằng tín phiếu của chính phủ Mỹ (1.200 tỷ USD) chiếm hơn 2/3 dự trữ ngoại hối của họ.
Chuyến thăm Trung Quốc của ông Biden diễn ra đúng vào một thời điểm hỗn loạn khi kinh tế Mỹ đang gặp sóng gió với một cuộc suy thoái kép lảng vảng ở phía chân trời và công ty tài chính S&P, lần đầu tiên từ năm 1917, đă hạ thấp tín nhiệm xuống c̣n AA+.
Nhiều người coi tin dữ này như sự sụp đổ của một lâu đài, có ư nghĩa sống c̣n đối với sức mạnh kinh tế thế giới. Khi đồng USD bị sụt giá, người ta hốt hoảng không tin vào khả năng của chính quyền Mỹ có thể duy tŕ được ổn định tài chính.
Về tài sản bằng đồng USD, ông Biden nói: “Chính quyền của Tổng thống Obama kiên quyết cam kết duy tŕ những căn bản của nền kinh tế Mỹ để bảo đảm an toàn, tính thanh khoản và giá trị của những cam kết về ngân khố Mỹ với tất cả các nhà đầu tư.”
Trong các cuộc tiếp xúc cấp cao và phát biểu trong cuộc mít tinh ở trường ĐH Thành Đô, ông Biden kêu gọi người Trung Quốc nên hiểu rằng “không ai quan tâm đến vấn đề nợ này bằng chính phủ Mỹ v́ người Mỹ nắm giữ 87% nguồn tài chính và 69% tổng giá trị trái phiếu kho bạc của Mỹ.”
Thủ tướng Ông Gia Bảo đă bày tỏ “tuyệt đối tin tưởng” rằng kinh tế Mỹ sẽ vượt qua khó khăn và trở lại phồn vinh, và những cam kết của phía Mỹ “chắc chắn sẽ làm gia tăng ḷng tin của giới đầu tư.”
Tỷ giá đồng nhân dân tệ đă không được chính thức đề cập. Ông Biden chỉ nêu vấn đề với phía Trung Quốc một cách chung chung, chủ yếu để gây ấn tượng với các nghị sĩ trong nước.
Trong mấy tháng qua vấn đề này đă không c̣n giữ được tầm quan trọng. Thứ nhất, đồng nhân dân tệ đă tăng giá so với đồng USD. Thứ hai là các cuộc chiến tranh về tiền tệ đă trở nên phổ biến hơn giữa các nước và trở thành một cớ để bảo vệ thương mại để các nước giành lợi thế trong cạnh tranh.
Quan trọng hơn, những thống kê về thương mại không minh chứng được là sự thâm hụt thương mại của Mỹ giảm thiểu khi tỷ giá của đồng nhân dân tệ tăng lên so với đồng USD Mỹ.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), trong báo cáo tháng trước, đă chỉ ra rằng “một đồng nhân dân tệ mạnh không nhất thiết sẽ tạo ra thêm công ăn việc làm ở Mỹ.”
Cuối cùng, vào thời điểm đồng USD suy yếu do hậu quả của chính sách tiền tệ của Cục dự trữ liên bang đưa ra trong Quư 2 (QE2) th́ việc đưa ra gợi ư nâng giá đồng nhân dân tệ là không có lợi cho Mỹ.
Chủ tịch Hội đồng Mỹ - Trung Erin Ennis đă nói với ông Biden rằng “Các thành viên của Hội đồng không cho vấn đề tiền tệ là vấn đề hàng đầu trong quan hệ 2 nước. Những vấn đề lớn hơn là vấn đề “tạo sân chơi b́nh đẳng” như mở cửa thị trường Trung Quốc cho hàng xuất khẩu của Mỹ và bảo vệ quyền phát minh sáng chế.”
Phía Trung Quốc trong dịp này cũng nêu vấn đề những hạn chế của các mặt hàng công nghệ cao và những khó khăn trong việc đa dạng hóa đầu tư của Trung Quốc tại thị trường Mỹ do ảnh hưởng của nợ công của Mỹ.
Những vấn đề kinh tế và tài chính như vậy đă được hai bên trao đổi trong Diễn đàn chiến lược và kinh tế Mỹ - Trung (SED) vừa qua và sẽ được trao đổi sâu hơn ở cấp cao trong cuộc gặp riêng giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào bên lề cuộc gặp cấp cao APEC tại Hawaii tổ chức vào tháng 11.
Một trong những vấn đề nhậy cảm nhất ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ - Trung là vấn đề Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, nhất là việc cung cấp các máy bay tiêm kích F-16 C/D tiên tiến của Mỹ. Năm 2010 khi vấn đề này nổi lên nó gần như đưa quan hệ ngoại giao Trung Mỹ đến đổ vỡ và đ́nh chỉ các quan hệ quân sự giữa 2 nước. Cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế Trung Mỹ (SED) năm nay chứng kiến sự trở lại b́nh thường của quan hệ quốc pḥng.
Tuy các quan chức Mỹ khẳng định rằng vấn đề bán máy bay tiêm kích F-16C/D không được nêu ra trong chuyến thăm của Biden, vấn đề vẫn chưa kết thúc ở đây. Tại Mỹ, giới vận động hành lang của Đài Loan rất năng động và không muốn vấn đề đưa ra thương lượng với Trung Quốc. Họ muốn Mỹ phải giữ vững “6 bảo đảm” đưa ra với Đài Loan năm 1982 trong đó Mỹ hứa sẽ không thảo luận hay tham khảo với Trung Quốc trước khi quyết định bán vũ khí cho Đài Loan.
Tờ Nhân dân Nhật báo th́ cảnh báo rằng “Đă đến lúc Trung Quốc sử dụng “vũ khí tài chính” để dậy cho Mỹ một bài học nếu Mỹ thực hiện kế hoạch bán vũ khí cho Đài Loan.”
Tin tức cho hay là phía Trung Quốc đă chính thức nêu vấn đề bán vũ khí cho Đài Loan, coi đây là một vấn đề nghiêm trọng và đề nghị phía Mỹ xem xét một cách nghiêm túc. Ông Biden đă giải thích lập trường của Mỹ, rất có thể là Mỹ chỉ quyết định nâng cấp các máy bay F-16 chứ không bán máy bay mới cho Đài Loan, và Mỹ hoan nghênh những tiến bộ đạt được trong quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan, hy vọng rằng những tiến bộ quan trọng sẽ tiếp tục trong tương lai. Lập trường này có lẽ đă làm hài ḷng nước chủ nhà Trung Quốc.
Nh́n tổng thể, chuyến thăm đă thu được những kết quả nhất định, xét đến cố gắng của cả hai bên muốn đưa quan hệ trở lại b́nh thường sau một thời gian dài băng giá và việc nước chủ nhà bỏ qua hoặc giảm nhẹ những sự cố xảy ra trong chuyến đi như tuyên bố về vấn đề nhân quyền hay trao đổi với cư dân mạng tại một nhà hàng của khách, hoặc cuộc ẩu đả chân tay giữa hai đội bóng rổ của một trường đại học Mỹ với đội đại diện cho Giải phóng quân, cũng như trục trặc về an ninh trong cuộc họp báo đầu tiên giữa hai Phó thủ tướng và Phó tổng thống tại Bắc Kinh.
Tiến sĩ Elizabeth C. Economy b́nh luận trên tạp chí của Council on Foreign Relations như sau: “Phó tổng thống (Mỹ) rất có thể không nghe được những ǵ ông chưa từng nghe về Trung Quốc.”
C̣n ông Kandaswami Subramanian, nhà b́nh luận chính trị Ấn Độ đă nhận xét: “Đây là chuyến thăm không b́nh thường của một người không b́nh thường vào thời điểm không b́nh thường để gặp một người không b́nh thường.” Xét trong bối cảnh hiện tại “không b́nh thường” ở đây có nghĩa là “đặc biệt”.
Phạm Ngọc Uyển/Baodatviet