Boeing đang nghiên cứu phiên bản cỡ lớn của Phương tiện thí nghiệm quĩ đạo (OTV) X-37Bl được thiết kế để làm tàu chở hàng tiếp viện cho trạm vũ trụ quốc tế ISS.
Mẫu thử mới này nhằm hướng tới phát triển loại tàu chở hàng cỡ lớn CST-100 của Boeing và xa hơn là tàu chở được phi hành gia.
Cộng tác cùng Boeing trong dự án tham vọng này chính là Không quân Mỹ. Mẫu thử nghiệm OTV-1 diễn ra vào năm tháng 12/2010. Sau 224 ngày trên quĩ đạo, OTV-1 đă hạ cánh tại sân bay quân sự Vandenberg, California.
X-37B liệu có làm sống dậy kỷ nguyên của tàu con thoi? Trong ảnh, mẫu thử X-37B trong thực tế.
Phiên bản tiếp theo OTV-2 đang trong quá tŕnh thử nghiệm, bắt đầu từ ngày 5/3/2011 và dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 15/10/2011. Như vậy, chuyến bay thử nghiệm của OTV-2 sẽ có thời gian tương đương với OTV-1.
X-37B là một trong những nghiên cứu có tính cách mạng về công nghệ lớn, đồng thời mang các đặc điểm quân sự của OTV-1 và OTV-2.
Theo các nhà thiết kế, quá tŕnh nghiên cứu và chế tạo X-37B sẽ phân ra làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 thử nghiệm khả năng bay tới trạm vũ trụ quốc tế ISS của mẫu thử có chiều dài 8,7m.
Trong giai đoạn thứ 2, mẫu thử sẽ có kích thước tăng 1,65 lần (tương đương với chiều dài 14,1m và có khả năng mang những thiết bị thay thế cỡ lớn tới trạm ISS. Mẫu thử lớn nhất có khả năng chứa từ 5-7 du hành gia vũ trụ.
“Bước tiếp theo sẽ là một phương tiện chuyên chở có thể hoạt động tự động”, Art Grantz - giám đốc dự án X-37B cho biết trong một cuộc hội thảo ở Học viện vũ trụ của Mỹ.
H́nh vẽ kỹ thuật mô tả cấu trúc sơ bộ và kích thước của mẫu thử.
Dù Boeing cung cấp rất ít thông tin chi tiết về chuyến bay của OTV-1 và OTV2, nhưng đây hứa hẹn sẽ là một phương tiện vận chuyển không gian trong tương lai.
Về mặt kỹ thuật, dự án X-37B là một kế hoạch đầy tham vọng tái sinh tàu “kiểu con thoi” và có khả năng tự hoạt động hiệu quả, hạ cánh “êm ái” trên đường bay.
Các cuộc thử nghiệm hiện nay tập trung vào đánh giá khả năng tự điều khiển, hệ thống kiểm soát điện-cơ khí, lớp cách nhiệt của X-37B.
Ngoài ra, Không quân Mỹ cũng sẽ thử nghiệm cánh pin mặt trời trong chuyến du hành kéo dài 8 tháng của X-37B.
Theo ĐVO