Một tỷ phú dầu mỏ mặc cả với cả bọn bắt cóc hay nạn nhân rơi vào tuyệt vọng sau khi được thả ra v́ cho rằng "không ai bằng hung thủ".
Vua dầu lửa mặc cả với bọn bắt cóc cháu ḿnh
John Paul Getty III - cháu nội của Vua dầu lửa người Mỹ John Paul Getty lớn lên ở Rome (Italy) trong những năm 1960. Nhưng cậu ta vốn là nghịch ngợm với đủ các tṛ quậy phá và bị đuổi khỏi trường cũng bởi những hành động của ḿnh.
Vào tháng 10/7/1973, JPG III bị một nhóm thanh niên bắt cóc. Thủ phạm đă gửi một mảnh giấy thông báo tới bố mẹ JPG III và đ̣i số tiền chuộc lên tới 17 triệu USD. Bố mẹ cậu ta ban đầu không hồi âm lại và c̣n “cười trừ” v́ tin rằng JPG III dựng chuyện bị bắt cóc để tống tiền gia đ́nh, bởi trước đó cậu ta đă đôi lần làm vậy. Không nhận được hồi âm, những kẻ bắt cóc sau đó đưa ra một yêu cầu khác nhưng trớ trêu thay, những nhân viên bưu điện tại Italy lúc đó đang đ́nh công nên thư đến chậm. Bố mẹ JPC III sau đó nhờ cha là ông John Paul Getty giúp đỡ để chuộc con về nhưng bị ông từ chối với lư do như thế sẽ càng "khuyến khích" bọn chúng bắt cóc những đứa cháu khác của ông.
Cuối cùng, vào tháng 11 năm đó, chỉ tới khi những kẻ bắt cóc gửi một đoạn tóc và mẩu tai của JPG III bị cắt rời về cho gia đ́nh và dọa sẽ gửi từng phần cơ thể nạn nhân về cho bố mẹ cậu, th́ J. Paul Getty mới chịu thương thuyết với bọn bắt cóc và kiên tŕ mặc cả cho đến khi tiền chuộc giảm xuống c̣n c̣n gần 3 triệu USD. JPG III sau đó được thả tự do nhưng t́nh trạng sức khỏe ngày một xấu đi. JPG III qua đời vào đầu năm 2011 v́ dùng thuốc quá liều.
Bênh vực cho thủ phạm
Ông Henry McElroy là Ủy viên Hội đồng thành phố Kansas, bang Missouri (Mỹ) đầu những năm 1930. Một buổi tối cuối thu năm 1933, con gái của ông là Mary McElroy (25 tuổi) đang tắm th́ bị một nhóm 4 thanh niên bịt mặt sử dụng súng xông vào nhà khống chế. Mary và những tên bắt cóc đă có một cuộc nói chuyện khá thoải mái. Khi những kẻ bắt cóc yêu cầu cô đi theo bọn hắn, Mary đáp lại rằng cho cô ấy thêm thời gian để tắm xong và mặc quần áo. Khi chúng nói sẽ thả cô ra nếu đưa cho chúng 60.000 USD nhưng Mary đáp lại: “Tôi đáng giá nhiều hơn thế”.
Kết cục là Mary đă bị đưa đi và bị giam giữ dưới tầng hầm của một ngôi nhà ở Shawnee, gần Kansas. Bố Mary sau đó thỏa thuận số tiền chuộc là 30.000 USD. Mary đă được thả ra sau một ngày và một đêm bị giam giữ. Dù là nạn nhân nhưng tại phiên ṭa xét xử những kẻ bắt cóc, Mary lại một mực biện hộ cho bọn chúng, thậm chí cô c̣n giúp cho tên cầm đầu thoát khỏi án tử h́nh.
Cuộc sống của cô sau khi bị bắt cóc trở nên rất khó khăn và lúc nào cũng trong tâm trạng sầu uất. Mary đă tự kết liễu đời ḿnh và để lại ḍng thư tuyệt mệnh có nội dung: những kẻ bắt cóc cô là những người duy nhất trên trái đất này không nghĩ cô là một kẻ ngu ngốc.
Nạn nhân của "Hội chứng Stockholm"
Patty Hearst - cô cháu gái xinh đẹp của ông trùm xuất bản William Randolph Hearst đă hoàn toàn thay đổi sau khi bị nhóm bán vũ trang SLA (Symbionese Liberation Army) bắt cóc.
Tháng 2/1974, Patty Hearst bị bắt cóc khi cô 19 tuổi. SLA ban đầu đưa ra thỏa thuận sẽ thả Patty nếu các thành viên của SLA đang bị giam giữ được trả tự do. Tuy nhiên, yêu cầu đó đă không được chấp nhận. Nhóm này sau đó đă đ̣i khoản tiền chuộc lên tới hàng trăm triệu để phân phối cho mỗi gia đ́nh nghèo khó ở Calfornia (Mỹ).
Ngay lập tức, cha của Patty Hearst chi ra số tiền lên tới 6 triệu đô la để cung cấp lương thực cho các hộ dân thiếu ăn tại khu vực Bay Area. Sau khi lương thực được cung cấp đến từng nhà, nhóm SLA từ chối thả Patty Hearst v́ cho rằng số lương thực được cung cấp có chất lượng kém.
Tháng 4/1974, 2 tháng sau khi bị bắt cóc, SLA phát tán một đoạn băng ghi âm lời của Patty nói rằng cô đă tham gia vào nhóm bắt cóc. Ngày 15/4 năm đó, Patty ôm súng trường tham gia vụ cướp nhà băng Hibernia tại Sunset thuộc San Francisco. Đến tháng 9/1975, Patty Hearst bị cảnh sát bắt giữ cùng một số thành viên khác của SLA.
Tại phiên ṭa xét xử Patty Hearst diễn ra vào tháng 1/1976, luật sư của cô khẳng định Patty là nạn nhân của “chương tŕnh tẩy năo" và “Hội chứng Stockholm” (thuật ngữ mô tả một trạng thái tâm lư, trong đó người bị bắt cóc lâu ngày chuyển từ sợ hăi và căm ghét sang thông cảm và quư mến chính kẻ bắt cóc ḿnh).
Kết thúc phiên ṭa kéo dài 2 tháng, thẩm phán tuyên bố mức án 7 năm tù giam dành cho Patty Hearst với tội danh cướp nhà băng. Cô ngồi tù đến tháng 3/1976 th́ được cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter ân xá giảm bớt mức án. Ngày 1/1/1979, Patty nhận được lệnh ân xá toàn diện từ cựu TT Bill Clinton sau khi thụ án 22 tháng.
Cô bé thoát chết kỳ diệu
Tháng 12/1981, Nina von Gallwitz, 8 tuổi, con gái của một nhân viên ngân hàng tại Cologne, Đức, bị bắt cóc khi đang đi bộ tới trường. Bố mẹ cô bé chấp nhận những yêu cầu của những kẻ bắt cóc để cứu con gái. Tuy nhiên, những tên tội phạm rất cẩn trọng và “làm cao”. Sau nhiều lần thỏa hiệp không thành công, bọn chúng đă tăng số tiền chuộc lên 1,5 triệu Mác.
Cuối cùng vào tháng 5/1992, gia đ́nh nạn nhân đă thương thuyết thành công và ném số tiền chuộc từ một chuyến tàu tốc hành theo yêu cầu của bọn bắt cóc. Ba ngày sau đó, Nina được phát hiện trong t́nh trạng sức khỏe suy kiệt, đi lang thang trên một đoạn đường cao tốc gần b́a rừng. Cô bé được cho là đă bị nhốt trong một chiếc sọt nhỏ hay thùng trong thời gian dài. Kẻ bắt cóc có thủ đoạn rất tinh vi và tới giờ bọn chúng vẫn chưa bị bắt.
Vụ mất tích dài kéo dài được giải mă
Ngày 4/8/1987, khi Carlina White, một bé gái mới 19 ngày tuổi, được cha mẹ đưa đi khám bệnh th́ bị một phụ nữ giả dạng y tá bắt cóc tại Bệnh viện Harlem ở thành phố New York (Mỹ). Các nhân viên y tế phát hiện người phụ nữ đó lởn vởn tại bệnh vài tuần trước đó nhưng không biết cô ta là ai.
Carlina sau đó được một phụ nữ nghiện ngập tên là Ann Pettway nuôi dưỡng ở bang Connecticut và gọi cô bé với cái tên Nejdra Nance. Sau đó, cả hai chuyển tới sống ở Atlanta, bang Georgia.
Khi trưởng thành, Carlina ngày càng nghi ngờ Ann không phải mẹ ruột của ḿnh v́ thấy ḿnh không giống mẹ. Cô c̣n phát hiện bức ảnh của một em bé sơ sinh trên mạng giống hệt tấm h́nh của do bà Ann chụp lúc cô bé và hồi tháng 12 năm ngoái, cô đă liên lạc với Trung tâm quốc gia về trẻ em bị bóc lột và mất tích để t́m cha mẹ ruột.
Trung tâm sau đó liên lạc với cha mẹ ruột của cô. Vào tháng 1 vừa qua, cô Carlina đă được đoàn tụ với người mẹ ruột Joy White sau 24 năm biệt tăm, trở thành một trong những vụ mất tích bí ẩn và dài nhất trong lịch sử nước Mỹ đă được giải mă.
Sau khi sự lừa bịp bị phanh phui, bà Ann đă ra đầu thú sáng ngày 23/1. Ann cho biết có ư đồ bắt cóc sau nhiều lần bị sẩy thai và khát khao làm mẹ.
Nạn nhân của tội phạm "Báo đen"
Neilson - tên tội phạm có biệt danh “Báo đen” đọc báo và biết cô sinh viên Lesley Whittle (17 tuổi) vừa được thừa kế gia sản kếch xù từ người cha là một doanh nhân giàu có. Trước khi hành động, “Báo đen” đă t́m hiểu kinh nghiệm bắt cóc và chuẩn bị nơi giam giữ nạn nhân.
Vào đêm hôm 14/1/1975, Neilson đột nhập vào nhà Lesley và bắt cóc cô. Hắn để lại một mảnh giấy có những ḍng chữ đánh máy yêu cầu gia đ́nh Lesley phải nộp tiền chuộc là 500.000 bảng. Người thân của Lesley một mặt vẫn tuân thủ mọi yêu cầu của tên bắt cóc nhưng kín đáo mật báo cho cảnh sát.
Một kế hoạch bắt giữ tên bắt cóc tống tiền được bí mật vạch ra. Thế nhưng vào phút cuối đă xảy ra một t́nh huống bất ngờ khi một nhân viên bảo vệ nhà ga xe lửa phát hiện một chiếc xe hơi lạ đậu sát hàng rào nhà ga liền tiến hành kiểm tra. Một cuộc chạm súng xảy ra sau đó khiến nhân viên bảo vệ bị thương nặng. Riêng chủ nhân chiếc xe đă bỏ xe lại và trốn mất. Kiểm tra chiếc xe, cảnh sát t́m thấy một cuộn băng ghi âm giọng nói của Lesley, một túi xách có chứa một bộ áo quần màu đen mà sau đó cảnh sát khẳng định chính là trang phục khi hành sự của Neilso.
Lesley sau đó được phát hiện chết dưới một mương cạn nước. Gần một năm sau, Neilson bị cảnh sát tóm gọn sau khi hắn đang chuẩn bị tiến hành một vụ cướp bưu điện và bị ṭa án kết án tù chung thân.
Minh Khuê
(VNN/tổng hợp)