Việc chính phủ Mỹ cử Cố vấn an ninh quốc gia Tom Donilon tới Trung Quốc và Ấn Độ, và tuyên bố coi hai nước này đều là những đối tác quan trọng ở châu Á Thái B́nh dương, là một tín hiệu đáng chú ư.
Kư giả Chidanand Rajghatta, người Ấn làm việc ở Washington, chuyên theo dơi các vấn đề đối ngoại và chiến lược, nhận xét như vậy trên The Economic Times.
Người phát ngôn Nhà Trắng khi công bố chuyến thăm nói: “Chuyến thăm của Donilon nhấn mạnh cam kết của chính quyền với việc tăng cường vai tṛ lănh đạo của Mỹ ở châu Á, và quan hệ của chúng tôi với các cường quốc mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ, như là một thành phần cốt lơi của cam kết này.”
Tuyên bố này nhấn mạnh quyết tâm của Washington nhằm tăng cường sự lănh đạo của Mỹ ở châu Á trong khi đối xử với Trung Quốc và Ấn Độ ở vị thế ngang hàng, gạt sang một bên trường phái t́m cách khoanh Mỹ và Trung Quốc vào công thức G-2, trong khi hạn chế Ấn Độ vào một vai tṛ phụ ở khu vực.
Khái niệm về G-2 lần đầu tiên được nhà kinh tế người Mỹ, Fred Bergsten đưa ra năm 2005, chủ yếu trên phương diện quan hệ kinh tế v́ Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế và là bạn hàng lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, các nhà tư tưởng khác như chiến lược gia thời Chiến tranh Lạnh, Zbigniew Brzezinski, và sử gia Niall Fergusson đă gắn thêm ư nghĩa địa chính trị vào đó, ngụ ư rằng Mỹ và Trung Quốc có thể hợp nhất với nhau để giải quyết những vấn đề của thế giới.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và đồng nhiệm Ấn Độ Somanahalli Mallaiah Krishna hồi tháng 7. Ảnh: Southasiamail.
Thời đầu nhiệm kỳ, cũng như thời Clinton, chính quyền Obama dường như ủng hộ khái niệm G-2 này, nhưng sự thay đổi đang đến trong các tháng gần đây. Tổng thống Obama đă cho thấy chính quyền Mỹ công nhận lợi ích của Ấn Độ tại Đông Á cũng như lợi ích của Trung Quốc ở Nam Á, và đang lặng lẽ củng cố quyết tâm của New Delhi lấy lại ảnh hưởng và vai tṛ trong khu vực.
Thực tế, chương tŕnh chuyến đi và lịch làm việc của Donilon tuần qua đă làm rơ quan điểm này của Mỹ. Tại Bắc Kinh, Donilon sẽ gặp các nhà lănh đạo và hoạch định chính sách Trung Quốc, bao gồm Phó thủ tướng Vương Kỳ Sơn và Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc, và “trao đổi về một loạt các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.”
Sau đó Donilon sẽ đến thăm Ấn Độ để gặp gỡ và trao đổi với lănh đạo nước này, gồm người đồng nhiệm Ấn Độ là Shankar Menon, để “kiểm điểm những phát triển gần đây trong đối tác chiến lược Mỹ-Ấn, và trao đổi cách thức nhằm thúc đẩy các nhân tố chủ chốt trong quan hệ hai nước, bao gồm sự tham gia của hai bên trong hội nghị cấp cao Đông Á sắp tới.”
Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) sẽ diễn ra vào tuần thứ 3 tháng 11 tới ở Bali, Indonesia. Tổng thống Obama, Thủ tướng M. Singh và Thủ tướng Ôn Gia Bảo cùng 16 nguyên thủ quốc gia khác, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, sẽ tham dự.
Việc kéo Ấn Độ vào tổng thể an ninh và kinh tế châu Á được khởi xướng bởi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, trong một bài phát biểu mang tính bước ngoặt tại Chennai đầu năm nay. Bà đă không giấu diếm kỳ vọng của Washington về việc Ấn Độ sẽ đóng một vai tṛ quyết đoán hơn ở khu vực. Trong b́nh luận của bà trên Tạp chí Foreign Policy số tháng 11, bà Clinton nói rằng Washington đang nhắm vào việc “tăng cường điều phối và can dự giữa ba người khổng lồ ở châu Á-Thái B́nh Dương: Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ.”
Thừa nhận là “c̣n nhiều trở ngại cần vượt qua và nhiều câu hỏi cần trả lời ở cả hai phía”, bà Clinton khẳng định: “Mỹ đang đặt cược chiến lược vào tương lai của Ấn Độ -- chắc chắn vai tṛ lớn hơn của Ấn Độ trên trường quốc tế sẽ tăng cường ḥa binh và an ninh … và một Ấn Độ sống động, một nền dân chủ đa dạng sẽ đem lại những kết quả và sự cải thiện to lớn cho người dân nước họ và khích lệ các nước khác theo con đường tương tự về cởi mở và khoan dung” .
Bà nhấn mạnh: “V́ vậy chính quyền Obama đă mở rộng quan hệ đối tác song phương, tích cực ủng hộ nỗ lực của Ấn Độ trong chính sách hướng Đông, bao gồm một cơ chế đối thoại ba bên với Ấn Độ và Nhật Bản; và đă vạch ra một tầm nh́n mới cho một Nam và Trung Á gắn kết hơn về kinh tế và ổn định hơn về chính trị, trong đó Ấn Độ là một trục chính”.
Trong những năm qua, tại các Hội nghị cấp cao Đông Á, một số nhà chiến lược đă gợi ư rằng cả Trung Quốc và Ấn Độ, cùng với Mỹ, Nga và Nhật Bản cần trở thành một phần của “Nhóm các cường quốc” đóng vai tṛ ổn định ở châu Á.
Phạm Ngọc Uyển/VNE