Bốn bài học kinh tế từ Pháp, Hy Lạp, Nhật Bản và Zimbabwe - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 10-25-2011   #1
tonycarter
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
tonycarter's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 61
tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2
Default Bốn bài học kinh tế từ Pháp, Hy Lạp, Nhật Bản và Zimbabwe

Bốn bài học kinh tế từ Pháp, Hy Lạp, Nhật Bản và Zimbabwe





Trong lịch sử gần đây đă tồn tại những bài học kinh tế từ một số quốc gia mà không một nước nào muốn “đi vào vết xe đổ”.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đối mặt một loạt khó khăn như hiện nay, các chính trị gia và học giả tranh luận quyết liệt về việc phải làm ǵ tiếp theo để hóa giải thách thức. Nhưng trên thế giới, hiện rất khó có thể t́m được những h́nh mẫu kinh tế được đánh giá tích cực.
Mặc dù vậy, theo bài viết của Giáo sư kinh tế học Gregory Mankiw thuộc Đại học Harvard đăng tải trên tờ New York Times, trong lịch sử gần đây đă tồn tại những bài học kinh tế từ một số quốc gia mà không một nước nào muốn “đi vào vết xe đổ”, trong đó tiêu biểu là lạm phát ở Zimbabwe, nợ công ở Hy Lạp, giảm phát ở Nhật, và thuế cao ở Pháp.
Giáo sư Mankiw cho rằng, ở mỗi quốc gia trong số này, các nhà hoạch định chính sách đă vấp phải một kiểu sai lầm chính sách mà chỉ cần sơ ư một chút là dẫn đến hậu quả “chết người”. Giáo sư này khuyến nghị, nước Mỹ cần thuộc ḷng những bài học này, v́ chính sách kinh tế Mỹ hiện nay có không ít điểm “na ná” chính sách sai lầm mà các quốc gia trên từng áp dụng.
Đối với trường hợp Zimbabwe, nếu có một giải thưởng nào đó dành cho chính sách kinh tế tệ hại nhất thế giới, quốc gia này có lẽ đă nhiều lần “giật giải” trong thập kỷ qua. Đặc biệt, vào năm 2008 và 2009, Zimbabwe đă lâm vào cảnh siêu lạm phát. Giá cả khi đó ở quốc gia châu Phi này tăng với tốc độ kinh hoàng đến nỗi, Ngân hàng Trung ương Zimbabwe phải in ra loại tiền mệnh giá 1 ngh́n tỷ Đôla để thuận lợi hơn cho việc thanh toán. Sau đó, Zimbabwe đă ngừng sử dụng đồng nội tệ, nhưng những đồng tiền mệnh giá “khủng” của quốc gia này hiện vẫn có thể mua được với giá khoảng 5 USD.
Theo Giáo sư Mankiw, thật khó có thể h́nh dung kinh tế Mỹ rơi vào t́nh trạng lạm phát như Zimbabwe từng trải qua. Tuy nhiên, việc in tiền thiếu kiểm soát đang là nỗi lo của Thống đốc bang Texas, Rick Perry, người đang nuôi hy vọng trở thành ứng cử viên của đảng Cộng ḥa trong cuộc bầu cử tổng thống năm sau của Mỹ.
Hồi tháng 8 vừa qua, ông Perry nhận định, sẽ “gần như là tội mưu phản” nếu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Ben Bernanke cho in quá nhiều tiền trước khi diễn ra cuộc bầu cử vào năm 2012. Không chỉ có ông Perry, nhiều chính trị gia Mỹ thuộc cánh tả cũng lo ngại chính sách gần đây của FED nhằm chống lại tỷ lệ thất nghiệp cao có thể châm ng̣i cho lạm phát bùng nổ.
Tuy nhiên, ông Bernanke lại tỏ ra ít lo ngại hơn về việc biến nước Mỹ thành một “Zimbabwe thứ hai” hơn là một “Nhật Bản khác”.
Nhật Bản là một siêu cường kinh tế trải qua nhiều thăng trầm. Vào thập niên 1980, nhiều người từng lo ngại sự vươn lên mạnh mẽ của kinh tế Nhật sẽ đe dọa sự thịnh vượng của nước Mỹ, cũng giống như những ǵ người ta đang lo ngại ngày nay về sự nổi lên của Trung Quốc.
Tuy nhiên, những lo lắng về sức mạnh của kinh tế Nhật hồi những năm 1980 đă nhanh chóng chấm dứt khi bong bóng trên thị trường bất động sản và địa ốc của nước này nổ tung vào đầu thập niên 1990. Kể từ đó tới nay, kinh tế Nhật rơi vào t́nh trạng chật vật măi chưa t́m ra lối thoát. Các nhà quan sát có thái độ chỉ trích Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) cho rằng, BoJ đă tập trung quá nhiều vào việc chống những mối đe dọa lạm phát mà không quan tâm đầy đủ tới việc phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Nằm trong số những nhà phê b́nh này có ông Bernanke, trước khi ông trở thành Chủ tịch FED. Việc dơi theo sự thận trọng và những thất bại của người Nhật chắc chắn là một trong những lư do phía sau sự sẵn sàng của ông Bernanke trong cuộc thử nghiệm những dạng chính sách tiền tệ vào hàng “vô tiền khoáng hậu” thời hậu khủng hoảng tài chính.
Các chuyên gia kinh tế trong chính quyền của Tổng thống Barack Obama cũng nhận thức rơ về những điều tồi tệ mà kinh tế Nhật đă và đang trải qua. Đó là lư do v́ sao họ đang ra sức thúc đẩy hoạt động chi tiêu để kích thích nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ.
Tuy nhiên, chính sách tài khóa này đi kèm với không ít rủi ro. Một kinh kinh tế Mỹ càng phụ thuộc vào hoạt động chi tiêu của Chính phủ, th́ khả năng nước này rơi vào một cuộc khủng hoảng nợ công như đang diễn ra ở Hy Lạp lại càng lớn. Việc hăng định mức tín nhiệm Standard & Poor’s hạ điểm tín nhiệm Mỹ hồi tháng 8 vừa qua là một điềm báo cho những ǵ có thể xảy đế phía trước. Trong dài hạn, nước Mỹ cần cắt giảm nợ, hoặc đối mặt với những hậu quả không mấy dễ chịu.
Ở thời điểm hiện tại, thị trường trái phiếu dường như chưa mấy lo ngại về khả năng trả nợ của Chính phủ Mỹ. V́ thế, nước Mỹ vẫn vay được tiền vỡi lăi suất thấp. Nhưng đây cũng chính là những ǵ đă diễn ra đối với Hy Lạp 4 năm trước. Một khi thị trường trái phiếu thay đổi thái độ, t́nh thế sẽ thay đổi rất nhanh chóng, dẫn tới một ṿng xoáy tăng lăi suất chóng mặt, tăng số tiền lăi phải trả và thâm hụt ngân sách, cùng với sự giảm sút niềm tin.
Nước Mỹ đang được hưởng lợi ích từ sự hoài nghi của thị trường trái phiếu, một phần v́ nợ của các quốc gia khác có vẻ như rủi ro hơn, và một phần v́ niềm tin rằng nước Mỹ sẽ đưa t́nh trạng nợ nần của ḿnh về trật tự đúng lúc. Nhưng vấn đề chính trị lớn đặt ra là nước Mỹ sẽ làm việc này như thế nào.
Washington hiện đang đối mặt với một quyết định mang tính nền tảng về những ưu tiên kinh tế. Để duy tŕ mức thuế hiện nay, nước Mỹ cần giảm mạnh chi tiêu cho mạng lưới an sinh xă hội. Nếu không, nước Mỹ có thể duy tŕ mạng lưới an sinh hiện nay và phải tăng mạnh thuế để chi trả. Hoặc cũng có thể lựa chọn sự kết hợp giữa cắt giảm chi tiêu và tăng thuế. Mà cách làm này lại dẫn tới nguy cơ rơi vào t́nh huống như trong bài học từ kinh tế Pháp.
Có hai sự thật cần biết về kinh tế Pháp. Thứ nhất, GDP/đầu người của Pháp thấp hơn 29% so với của Mỹ, phần nhiều v́ người Pháp có số giờ làm việc trong đời ít hơn người Mỹ. Thứ hai, người Pháp bị đánh thuế cao hơn người Mỹ. Năm 2009, thuế tương đương 24% GDP của Mỹ, nhưng tương đương 42% GDP của Pháp.
Các chuyên gia kinh tế tranh căi nhiều về việc liệu có phải mức thuế cao ở Pháp và các quốc gai châu Âu khác là lư do khiến người lao động ở các quốc gia này giảm nỗ lực làm việc, và v́ thế giảm thu nhập. Tuy nhiên, nguyên nhân lại có thể nằm ở việc người châu Âu ưa hưởng thụ cuộc sống hơn là làm việc cật lực như người Mỹ.
Đâu là lư do xác thực sẽ cần phải có thời gian để xác minh. Trong những thập kỷ tới đây, nếu các nhà hoạch định chính sách Mỹ không cắt giảm chi tiêu, họ sẽ buộc phải tăng thuế tới gần mức thuế của các nước châu Âu. Khi đó, rất có thể thế hệ người Mỹ tiếp theo sẽ làm việc ít hơn, để kiếm tiền ít hơn, và dành thời gian ngồi quán café nhiều hơn.
Theo An Huy
VnEconomy
tonycarter_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	3.CiiSaigon.jpg
Views:	8
Size:	9.7 KB
ID:	327529
Old 10-26-2011   #2
vkpro
Banned
 
Join Date: Oct 2011
Posts: 683
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 0
vkpro Reputation Uy Tín Level 1
Default

thanks you!!!
vkpro_is_offline  
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC3

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 06:50.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08471 seconds with 14 queries