Liên Âu họp khẩn để giải quyết cơn khủng hoảng nợ nần
BRUSSELS - Tại Brussels, thủ phủ của Liên Hiệp Âu Châu (EU), các nhà lănh đạo của các nước thành viên trong EU chiều hôm qua đă hiện diện đông đủ trong một phiên họp bất thường để giải quyết cơn khủng hoảng nợ nần ở Âu Châu.
Theo chương tŕnh, 27 nhà lănh đạo quốc gia trong EU đă gặp gỡ nhau vào lúc 5 giờ (giờ Âu Châu) Thứ Tư để cùng thảo luận về cơn khủng hoảng kinh tế nguy cấp trong EU. Buổi họp kéo dài khoảng gần hai tiếng đồng hồ, tiếp theo là cuộc họp báo ngắn ngủi vào lúc 7 giờ 15. Sau đó vào lúc 7giờ 30, các nhà lănh đạo của 17 quốc gia euro (gồm 17 nước thành viên của EU sử dụng đồng euro: Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Cyprus, Đức, Estonia, Ireland, Ḥa Lan, Hy Lạp, Luxembourg, Malta, Phần Lan, Pháp, Slovakia, Slovania, Tây Ban Nha và Ư) đă hội họp riêng để t́m phương thức xây dựng những kế hoạch chung cho vùng euro.
Nữ thủ tướng Đức quốc, bà Angela Merkel, người chiếm giữ vị thế quan yếu nhất trước buổi họp này, đă nhấn mạnh đến tầm nghiêm trọng của cơn khủng hoảng nợ nần này qua lời tuyên bố rằng: “Hoặc là bây giờ hay sẽ chẳng bao giờ nữa”.
Thế giới đ̣i hỏi là những lời hứa hẹn về việc giải quyết cơn khủng hoảng nợ nần ấy trong vùng euro, phải được thực hiện đầy đủ, tuy nhiên các chuyên gia tài chánh tỏ ra nghi ngờ là hội nghị này vẫn sẽ không mang lại những giải pháp rơ rệt cho cơn khủng hoảng này.
Chủ đề chính của cuộc họp thượng đỉnh là làm cách nào để giảm thiểu được món nợ của “quốc gia nạn nhân” Hy Lạp mà tính cho tới hôm nay món nợ này đă leo thang tới 149,6 phần trăm của ngân sách quốc gia.
Theo thông tấn xă Reuters, giải pháp thứ nhất là hăy để các ngân hàng nào đă cho Hy Lạp mượn tiền, phải gánh chịu một sự thua lỗ là 60 phần trăm - tuy nhiên các chuyên gia không chắc là các ngân hàng ấy lại hồ hởi “t́nh nguyện” thi hành một sự hy sinh lớn lao như vậy.
Giải pháp thứ hai là củng cố mạnh mẽ hơn quỹ của EU ứng dụng khi xẩy ra cơn khủng hoảng: European Financial Stability Facility (EFSF) vốn đă được sử dụng vào việc giải quyết cho các “con nợ” Bồ Đào Nha, Ái Nhĩ Lan và cả Hy Lạp nữa.
Được biết EFSF hiện có số vốn khoảng 440 tỉ euro - và EU lệ thuộc vào các việc đầu tư để có khả năng mà cứu vớt các quốc gia thành viên đang lâm vào cơn khủng hoảng nợ nần.
Các nhà lănh đạo EU trong mấy ngày qua đă đặt áp lực mạnh mẽ trên Thủ Tướng Silvio Berlusconi của nước Ư để ông này cắt bớt món nợ quốc gia khổng lồ của đất nước này. Niềm lo sợ của họ là Ư quốc sẽ rơi vào cùng cảnh ngộ như Hy Lạp, một quốc gia thành viên vốn không trả nổi được món nợ của ḿnh.
Thông tấn xă NTB viết trên bản tin ngày 26 tháng 10: Măi tới chiều tối Thứ Ba (giờ Âu Châu), ông Berlusconi mới thành công được ở trong nước là đạt tới một thỏa hiệp về việc qui định đưa mức tuổi hồi hưu từ 65 lên 67 tuổi. Thế nhưng vấn đề là liệu các nhà lănh đạo EU có thỏa măn hay không với thỏa hiệp ấy.
Được biết, báo chí Ư hôm qua cũng đă đồng loạt loan tin là Thủ Tướng Silvio Berlusconi đă tuyên bố trước các thành viên chính phủ là ông quyết định sẽ rút lui vào khoảng thời gian cuối tháng Chạp - đầu năm mới sắp tới đây.
* Cơn khủng hoảng này phải được giải quyết!
Hiện nay EU đứng trước một trong những cơn khủng hoảng lớn nhất của ḿnh. Kinh tế gia trưởng Knut Anton Mork phát biểu: “Cuộc họp thượng đỉnh bất thường của EU hôm nay bắt buộc phải phác họa được một giải pháp nhằm tài trợ cho các vấn đề của Hy Lạp. Quốc gia này đă thật sự không thể trả được món nợ của ḿnh. Ngoài ra, xét tổng quát th́ Pháp và Đức đă đồng thuận một phương cách là phát triển quỹ EFSF mà hai quốc gia này đă thành lập”.
Thông tấn xă NTB viết, niềm lạc quan trước hội nghị khẩn cấp này vốn không phải là của thế giới. Thế giới trông chờ sự đáp ứng cho cơn khủng hoảng nợ nần ở vùng euro, tuy nhiên viễn ảnh xem ra tồi tệ đối với một giải pháp chung cuộc trong hội nghị thượng định chiều Thứ Tư này. Các nhà lănh đạo euro có thể sẽ thất vọng thêm một lần nữa.
Như trên đă kể, Hy Lạp hiện mang món nợ khổng lồ tương đương 150 phần trăm của ngân sách quốc gia. Đồng thời các ngân hàng bị áp lực giảm nợ cho Hy Lạp, nhưng theo nhận định của chuyên gia Anton Mork: “Các ngân hàng này nay được yêu cầu giảm bớt những 60 phần trăm. Việc này có thể góp phần vào việc cứu giúp Hy Lạp, nhưng sẽ có thể lại gây nên cơn khủng hoảng ngân hàng lần thứ hai ở Âu Châu. Hy Lạp chỉ là khởi điểm. Nếu người ta giải quyết Hy Lạp, công việc c̣n lại là phải ngăn chận không để cơn khủng hoảng lan rộng. Thế nhưng Ư là quốc gia tiếp theo mà nay món nợ đă quá quá lớn lao khả dĩ quỹ EFSF không thể ‘gánh nợ’ nổi cho nước này”.
Sự bất trắc chung quanh cơn khủng hoảng nợ nần ở Âu Châu vẫn làm cho trị giá cổ phần trong thị trường chứng khoán ở Âu Châu xuống dốc đều đều. Điển h́nh như hôm qua: FTSEurofirst 300, chỉ số giá cả ở thị trường chứng khoán London hạ xuống 0,41 phần trăm - ở Paris, CAC 40 xuống 1,43 phần trăm - DAX ở Frankfurt (Đức) mất 0,14 phần trăm.
Phân tích gia Philippe Gijels đă nói với thông tấn xă Reuters: “Các thị trường này mong ước một giải pháp hữu hiệu cho cơn khủng hoảng ở Hy Lap, tái tư bản hóa các ngân hàng và mở rộng quỹ cứu nguy (EFSF)”.
Tuy nhiên theo thông tấn xă AFP, nhiều nhà buôn bán cổ phần nghi ngờ việc các nhà lănh đạo chính trị của EU sẽ có thể đồng thuận với các ngân hàng về mức độ giảm bớt cho gánh nặng nợ nần của Hy Lạp. Mặt khác cũng có thể sẽ xảy ra vụ bất đồng về những ǵ phải làm để ngăn ngừa nước Ư trở thành “nạn nhân” kế tiếp của cơn khủng hoảng nợ nần.
* Gần được một thỏa ước cứu nguy Hy Lạp?
Chiều hôm qua Thứ Tư, đài truyền h́nh CNBC loan tin là một thỏa hiệp giữa EU và các chủ nợ tư nhân (ngân hàng) về mức giảm 50 phần trăm cho món nợ của Hy Lạp. Đài CNBC đă dựa vào các nguồn gần gũi với những cuộc thảo luận. Tuy nhiên vẫn tiếp tục có sự bất đồng về cách thức phân chia 50 phần trăm c̣n lại của món nợ.
Theo CNBC, 50 phần trăm c̣n lại của món nợ sẽ được phân chia như sau: Một yếu tố hiện kim - công khố phiếu quốc gia Hy Lạp - công khố phiếu do quỹ EFSF của EU phát hành.
Các nguồn EU mà nhiều thông tấn xă đă dẫn chứng trong suốt hôm qua, đă phát biểu rằng Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) cho là Hy Lạp cần được giảm bớt món nợ nhiều hơn 50 phần trăm. Họ ước tính quốc gia này cần được giảm nợ đến 75 phần trăm.
Kinh tế trưởng Frank Jullum cho biết chưa thấy tận mắt giải pháp mà đài CNBC loan tin và đă được biểu quyết thông qua, nhưng sự kiện cho thấy “đó là một bước tiến theo hướng chính xác”.
Chuyên gia Jullum phát biểu: “Kết quả ấy vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề căn bản, nhưng làm cho t́nh trạng khả thể được chế ngự”. Ông nhấn mạnh rằng Hy Lạp vốn đă có mức lạm chi quá lớn lao trong ngân sách quốc gia thành ra vẫn cần tới những ngân khoản vay nợ lớn lao nữa để có thể vận hành. Quỹ EFSF v́ thế phải sẵn sàng “tiếp tay” cho Hy Lạp thêm nhiều lần. Frank Jullum tŕnh bầy bổ túc: “Hy Lạp sẽ cần đến các món nợ (mới) trong nhiều năm tới đây”.
Ngoài ra, kinh tế trưởng Frank Jullum c̣n giải thích rằng một biện pháp cắt giảm nợ cho Hy Lạp sẽ giúp vào việc điều hành dễ dàng hơn t́nh trạng chính trị: “Ở Hy Lạp, chính phủ sẽ dễ dàng hơn được sự ủng hộ cho kế hoạch trong dân chúng khi các ngân hàng chịu nhận phần thua thiệt của ḿnh. Thêm vào đó, cũng dễ dàng hơn cho vai tṛ tham dự của Đức quốc”.
Trên đây cũng chính là quan điểm của Thủ Tướng Angela Merkel đă tŕnh bầy trong cuộc họp thưởng đỉnh chiều hôm qua ở EU.
* Quỹ cứu nguy khủng hoảng của EU
European Financial Stability Facility - EFSF - đă được thành lập vào tháng 5 năm 2010. Các nước thành viên EU đều có bổn phận góp phần vào tổng số ngân khoản dự trù 440 tỉ euro ở trong quỹ này.
Tiền này sẽ được dùng để yểm trợ các ngân hàng và các nước Âu Châu.
EFSF đă khởi sự hoạt động trong việc giúp đỡ Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ái Nhĩ Lan. Thế nhưng trong trường hợp t́nh trạng ở các nước lớn như Tây Ban Nha và Ư trở nên đen tối hơn nữa th́ quỹ hiện nay e rằng không đủ sức gánh. Bởi thế các chuyên gia đă ước lượng là quỹ cần nhiều vốn nữa, khoảng 2.000 tỉ euro.
Thêm vào vốn đóng góp trực tiếp 440 tỉ euro của các nước thành viên EU, quỹ có thể phát hành công khố phiếu trong giới tư nhân cũng như giới đầu tư quốc gia.
* Trung Quốc muốn “gánh nợ” cho Âu Châu
Nhật báo China Daily trên số phát hành hôm qua cũng đă viết là Trung Quốc và các nước lớn mạnh nhanh chóng tuy vẫn đứng trong danh sách “các quốc gia đang mở mang”, đă đồng thuận giúp đỡ các quốc gia euro vốn đang khốn khổ v́ nợ nần.
China Daily đă dựa trên các tin tức từ một nguồn vốn có những mối liên hệ gần gũi với các yếu nhân Âu Châu nắm quyền quyết định. Theo đó, ư kiến là việc giúp đỡ giải quyết cơn khủng hoảng này sẽ được chuyển qua Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF); điều này có nghĩa là các quốc gia đang phát triển kinh tế đó muốn có ảnh hưởng lớn mạnh hơn trong tổ chức quan trọng này (IMF).
Hiện chưa biết Trung Quốc sẽ đóng góp bao nhiêu tiền. Trước đây các quốc gia euro đă bầy tỏ mong muốn được nhận một vốn liếng mới vừa của Trung Quốc, Ba Tây và cả Quỹ Dầu Hỏa Na Uy.
* Không thể có “phép lạ” nội trong một đêm
Chỉ trước vài giờ hội họp với 26 nhà lănh đạo quốc gia khác trong EU, Thủ Tướng Angela Merkel đă tuyên bố qua bản diễn văn đọc trước quốc hội Đức: “Một giải pháp toàn bộ cho các vấn đề nợ nần của Âu Châu không thể được thành h́nh chỉ nội trong một đêm”.
Quả vậy, sau hội nghị, bà đă xác nhận vắn tắt là bà và các yếu nhân khác trong EU đă không thể thành công sắp đặt đâu vào đấy một giải pháp - và liên hiệp cần thêm thời gian để có thể đồng thuận một giải pháp trường kỳ và bền vững.
Kết quả các cuộc thảo luận vào sáng sớm Thứ Năm (giờ địa phương) cho biết EU đă đạt được đồng thuận trong vấn đề giảm bớt món nợ của Hy Lạp. Chủ tịch Liên Âu, ông Herman Van Rompuy, thông báo rằng thỏa thuận sẽ giảm mức nợ của Hy Lạp xuống c̣n tương đương với 120 phần trăm tổng sản lượng quốc nội của Hy Lạp vào năm 2020, thay v́ 180 phần trăm như dự trù hiện nay. Ông Van Rompuy cũng cho biết Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và các nước khu vực euro sẽ cứu nguy Hy Lạp với 100 tỷ euro (140 tỷ Mỹ kim) nữa.
* Chờ đến Hội Nghị G20?
Thế nhưng, các nhà lănh đạo quốc gia trong EU vẫn c̣n phải tiếp tục bàn thảo một kế hoạch chung cuộc nhằm giải quyết cơn khủng hoảng.
Ngày 3 và 4 tháng 11 tới đây, các nước thuộc khối G20 - những quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh vào bậc nhất trên thế giới - sẽ gặp gỡ nhau ở Cannes, nước Pháp. Và khi đó áp lực hẳn đủ mạnh mẽ để buộc các nhà lănh đạo quốc gia trong EU khi tới tham dự hội nghị này với một kế hoạch đă được biểu quyết xong xuôi. -
(HM)
Hoài Mỹ/Viễn Đông