"Mùa xuân Arab” chưa mang lại “sự tái sinh của tự do”, sự lớn mạnh của dân chủ ở thế giới Arab. Thay vào đó, Hồi giáo cực đoan, bảo thủ trỗi dậy. Từ Trung Đông tới Bắc Phi, “mùa xuân Arab” đang biến thành “mùa đông của Obama”.
Ở Tunisia, một đảng Hồi giáo có cùng ư thức hệ với nhóm Huynh đệ Hồi giáo của Ai Cập đang sẵn sàng để ăn mừng chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc gia. Mục tiêu của họ là băi bỏ hoàn toàn các tập tục thế tục, do ảnh hưởng từ sự giao thoa văn hóa với đế quốc Pháp trước đây và xây dựng một chế độ Hồi giáo thần quyền tuyệt đối.
Nền tảng của nhà nước này là tuân thủ luật Hồi giáo Shariah, bđuộc người phụ nữ phải đeo mạng che mặt và cấm rượu chè. Nó cũng dung túng cho cách đối xử đầy bất công khi coi những người không theo đạo Hồi cùng phụ nữ Hồi giáo như những "công dân hạng hai".
Ở Tunisia, sau "mùa xuân Arab", quyền lợi của phụ nữ nước này không được đảm bảo.
Ảnh:
The Provocation.
Trong khi đó, ở Ai Cập, tháng tới một cuộc bầu cử cũng được tiến hành. Người ta dự báo Huynh đệ Hồi giáo sẽ giành được đa số ghế trong quốc hội Ai Cập. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ thực hiện mục đích đặt đất nước dưới sự điều hành của một chính quyền Hồi giáo chính thống.
Và với một chính quyền như vậy, sẽ không lấy ǵ ngạc nhiên khi nền tảng h́nh thành chính sách đối ngoại của nó sẽ là ḷng hận thù đối với Israel và Mỹ. Điều này rơ ràng sẽ là mối nguy cho nước Mỹ.
Ở Ai Cập, kể từ khi Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ, những phần tử đạo Hồi quá khích đă bắt đầu giết hại nhiều người theo Thiên chúa giáo và phá hủy nhiều nhà thờ. Hơn 100.000 người theo Giáo hội Công Giáo Coptic Ai Cập bị trục xuất như một biểu hiện của hành động thanh lọc tôn giáo.
Trong khi đó, 8 triệu thành viên c̣n lại của Giáo hội này ở đây bị Huynh đệ Hồi giáo xem là một mối đe dọa nguy hiểm đối với “đất nước Ai Cập”. Điều này dẫn đến việc Ai Cập đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh tôn giáo và nội chiến. Thế nhưng, Tổng thống Obama vẫn im lặng, chưa có hành động ǵ "ấn tượng".
Tại Libya, không nghi ngờ về việc Tổng thống Obama ủng hộ quân nổi dậy chống lại Đại tá Gaddafi. Cũng giống như Tunisia hay Ai Cập, liệu Libya có đang phải đối mặt với sự gia tăng của Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan?
Trong cuộc chiến chống lại Gaddafi, nhiều kẻ cực đoan xâm nhập vào hàng ngũ của quân nổi dậy. Thậm chí, nguy hiểm hơn khi nhiều người c̣n tin rằng các phần tử khủng bố al Qaeda cũng đang bén rễ trong lực lượng này. Điều đó giải thích cho việc các chiến binh Hồi giáo đột kích dễ dàng vào các kho vũ khí quân sự của Đại tá Gaddafi và “nẫng” đi 20.000 tên lửa đất đối không.
Trong khi đó, Chính phủ lâm thời tại Tripoli đang không ngừng kêu gọi người Mỹ “ủng hộ dân chủ” và “giữ thái độ ôn ḥa”; đồng thời tuyên bố Libya cũng sẽ được điều hành dưới nền tảng luật Shariah, kinh Koran của đạo Hồi. Điều này phù hợp với tuyên bố công khai của quân nổi dậy rằng họ và Huynh đệ Hồi giáo chia sẻ cùng một tâm hồn và ư thức hệ. Có vẻ như, Tổng thống Obama thất bại trong việc truyền bá các giá trị Mỹ tới những vùng đất Hồi giáo.
Tuy nhiên, thất bại lớn nhất của Tổng thống Obama vẫn là Iraq. Với tuyên bố rút toàn bộ quân đội Mỹ khỏi nước này vào cuối năm nay và chỉ giữ lại khoảng 150 binh sĩ để bảo vệ Đại sứ quán của Mỹ ở Baghdad, Tổng thống Obama sẽ tạo ra một khoảng trống quyền lực ở Iraq sau ngày Mỹ rút quân. Theo đó, hậu quả là Iraq nhiều khả năng sẽ rơi vào ṿng kiểm soát của Iran, kẻ thù truyền thống của người Mỹ khi Tehran đang ra sức áp đặt ảnh hưởng ở nơi Washington phải đổ nhiều công sức lẫn xương máu để thiết lập nên một Iraq thân phương Tây.
Ngoài ra, các tướng Mỹ hàng đầu đang cảnh báo rằng việc rút quân quá gấp rút sẽ làm đảo ngược mọi thành quả chiến lược mà nước Mỹ giành được nhờ quyết định tăng quân hồi năm 2007. Họ đưa ra khuyến cáo rằng Tổng thống Obama nên để ít nhất 10.000 quân ở lại Iraq nhằm để đào tạo và hỗ trợ các lực lượng quân đội của nước này cũng như để đối phó với sự gia tăng ảnh hưởng của Iran.
Hơn nữa, Tổng thống Obama cũng nên ghi nhớ một điều rằng một khi Tehran có bom hạt nhân, th́ khả năng áp đặt ảnh hưởng lên các quốc gia láng giềng xung quanh họ, thậm chí, thống trị khu vực và kiểm soát “mỏ dầu” của thế giới sẽ “dễ như trở bàn tay”. Và đó là điều mà Mỹ và đồng ḿnh của Mỹ không bao giờ mong muốn.
Ngoài ra, Tổng thống Mỹ cũng nên nhận ra một xu hướng đó là: quyền năng của người Mỹ đang đi xuống c̣n những đối thủ truyền thống của họ đang đi lên. Đáng buồn cho Mỹ là sự lớn mạnh và lan tràn của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan một phần là kết quả của “mùa xuân Arab”, với sự đóng góp không nhỏ của Tổng thống Obama.
Lê Dung (Theo Washington Times)