Căng thẳng giữa Mỹ và Pakistan thời gian qua đang làm suy yếu quan hệ song phương, làm t́nh h́nh ở Afghanistan thêm phức tạp và đe dọa an ninh nội địa của họ. Tuy nhiên, Washington có vài lựa chọn nhằm cứu văn t́nh thế.
Một vài tuần trước đây, cựu Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen lên án gay gắt việc Pakistan đang làm gia tăng t́nh trạng bạo lực tại Afghanistan và thẳng thừng buộc tội Cơ quan t́nh báo Pakistan (ISI) hỗ trợ mạng lưới khủng bố khét tiếng Haqqani tấn công Mỹ và các lực lượng liên quân dọc biên giới Afghanistan – Pakistan.
Trong khi đó, một cuộc khảo sát gần đây của Trung tâm nghiên cứu Pew chỉ ra rằng phần đông người Pakistan không ưa ǵ người Mỹ và không đồng t́nh với việc Mỹ giết hại bin Laden.
Ngoài ra, nhiều người Pakistan cũng tỏ ra không thích Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai bởi ông Karzai chủ trương “gần gũi” Ấn Độ, một đối thủ truyền thống của Pakistan.
Quan hệ giữa hai đồng minh chống khủng bố lâu năm Pakistan - Mỹ, v́ những lư do trên ngày càng rạn nứt nghiêm trọng, không chỉ đe dọa đến cục diện Afghanistan mà c̣n đe dọa đến an ninh nội địa của Mỹ và Pakistan.
Tuy nhiên, gần đây, một động thái đáng hoan nghênh của Washington có khả năng làm ấm lại quan hệ với Islamabad là chuyến đi của Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton tới Pakistan.
Chuyến đi của bà Hilary lần này không chỉ nhằm gửi đến Islamabad thông điệp ḥa giải mà c̣n không quên nhấn mạnh yêu cầu của Washington rằng tốt nhất là Pakistan nên quay trở lại với sứ mệnh chống khủng bố lẫn các nhóm phiến quân như trước đây và người Mỹ sẽ sát cánh cùng họ.
Trước đó, hồi đầu tháng 10, tai Kabul, Ngoại trưởng Clinton kêu gọi Pakistan nên “đi đầu” trong cuộc chiến chống các nhóm phiến quân và giúp Afghanistan đào tạo quân đội. Ảnh: AP.
Tuy nhiên, có thêm một số cách giúp đẩy nhanh quá tŕnh làm ấm lại quan hệ Mỹ - Pakistan mà người Mỹ nên cân nhắc.
Thứ nhất, Washington nên yêu cầu sự hợp tác của Tướng Asfaq Pervez Kayani, cựu Giám đốc ISI nhưng hiện là người đứng đầu quân đội Pakistan và do đó, nắm giữ quyền lực mạnh mẽ ở quốc gia Nam Á. Từng lănh đạo ISI, Tướng Kayani là người hiểu rơ tổ chức này hơn ai hết và với địa vị, quyền lưc hiện nay. Ông hoàn toàn có khả năng gây áp lực lên ISI, thậm chí áp dụng các biện pháp cứng rắn buộc ISI phải chấm dứt hỗ trợ Haqqani, Taliban hay bất cứ nhóm phiến quân nào khác đang nhằm mục tiêu tấn công Mỹ và các lực lượng liên quân ở Afghanistan.
Nhưng có đi th́ phải có lại, Mỹ cần nhớ rằng việc cắt giảm viện trợ nhằm gây áp lực lên Chính phủ Pakistan hoàn toàn không có tác dụng thay đổi đường lối hành động của quân đội. Nguyên nhân là, mặc dù Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari đứng về phía Mỹ chống lại Taliban song Chính phủ của ông không đủ mạnh để có thể áp đặt ảnh hưởng lên quân đội.
Ngoài ra, Mỹ cần hiểu rằng, họ không cần một mặt trận khác trong cuộc chiến ở Afghanistan, do đó việc đưa quân đến Pakistan là ư tưởng viễn vông và sẽ không được hoan nghênh, thậm chí cả từ phía Chính phủ Tổng thống Zardari. Do đó, nếu Mỹ quá cố chấp trong vấn đề này, hậu quả sẽ là, tạo ra một loại bất ổn chính trị có lợi cho các nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan. Bên cạnh đó, việc công khai gán cho Pakistan cái mác hỗ trợ Chủ nghĩa khủng bố cũng có thể gây ra những hậu quả tương tự.
Thứ 2 là, Mỹ nên “ra mặt” yêu cầu Ấn Độ - Pakistan đàm phán nhằm t́m ra một sự đồng thuận về vấn đề Afghanistan. Lúc này, một thách thức đối với quan hệ Mỹ - Pakistan chính là quan hệ Pakistan - Ấn Độ cũng như mối bận tâm của Islamabad đối với các động thái tăng cường quan hệ với Ấn Độ của Tổng thống Karzai.
Tuy nhiên, một tín hiệu tích cực đáng chú ư là gần đây, Ấn Độ - Pakistan đạt được những bước tiến vượt bậc trong các cuộc hội đàm về tăng cường quan hệ kinh tế.
Do đó, Mỹ có thể tận dụng nó để khuyến khích New Delhi và Islamabad mở một cuộc đối thoại về Afghanistan nhằm xua tan những lo ngại của Islamabad về ư định của Ấn Độ tại Afghanistan. Nhờ vậy, chính sách quân đội của Pakistan có thể được điều chỉnh theo hướng có lợi cho Mỹ cũng như cho Afghanistan trong bối cảnh nhiều người cho rằng Pakistan duy tŕ quan hệ với các nhóm phiến quân nhằm chống lại ảnh hưởng của Ấn Độ tại Afghanistan.
Ngoài ra, nếu khôn ngoan ISI sẽ không bỏ qua các nỗ lực nhằm thúc đẩy quá tŕnh hợp tác chặt chẽ hơn với Ấn Độ. Đơn giản, nếu quay lưng lại với các nỗ lực này, họ sẽ phải đối mặt với cơn ác mộng Mỹ - Ấn Độ liên minh chặt chẽ hơn nhằm ḱm chế quân đội Pakistan. Ngoài ra, lo sợ Mỹ sẵn sàng hành động cứng rắn sẽ khiến Pakistan phải cân nhắc xem liệu ủng hộ Taliban và Haqqani có mang lại nhiều lợi ích cho họ hơn hay không.
Thứ 3 là, Mỹ cần một chiến dịch tuyên truyền hiệu quả ở Pakistan và điều này đ̣i hỏi sự phối hợp nhiệt t́nh từ phía Chính phủ Pakistan. Tốt nhất là, Mỹ nên t́m mọi cách thuyết phục Chính phủ Pakistan tăng cường chiến dịch truyền thông giúp người dân Pakistan nhận thức được bản chất xấu xa, tàn bạo cũng như tham vọng của chủ nghĩa khủng bố, của Taliban, các phiến quân Hồi giáo cực đoan và đặc biệt là Haqqani.
Thực tế là, nhiều người Pakistan có thái độ thù địch đối với nước Mỹ và cho rằng đất nước họ cần chống lại cuộc xâm lược của người Mỹ cũng như cho rằng việc quân đội Mỹ bị tấn công khủng bố là cái giá mà người Mỹ phải nhận lấy.
Ngoài ra, nhiều người Pakistan c̣n tin rằng người Hồi giáo sẽ không chống lại người Hồi giáo và niềm tin này được Taliban ra sức củng cố bằng cách đổ lỗi cho Mỹ, Ấn Độ, Israel gây ra các vụ đánh bom làm chết nhiều người Hồi giáo.
Cuối cùng, Mỹ cần thúc đẩy sự ḥa hợp của các dân tộc ở Afghanistan. Mỹ cần nhận ra một thực tế là, một kết cục tốt đẹp cho Afghanistan không chỉ phụ thuộc vào sự hợp tác của người Pakistan mà c̣n phụ thuộc việc gắn kết người Pashtun với Afghanistan.
Pashtun là một dân tộc đóng vai tṛ quan trọng, chi phối trong nội bộ Taliban và một số khu vực ở Afghanistan cũng như miền Tây Bắc Pakistan. Do đó, Mỹ cần đảm bảo vai tṛ cho cộng đồng này bằng cách gửi đến họ thông điệp rằng Afghanistan cần người Pashtun và đảm bảo tất cả các nhóm dân tộc ở Afghanistan đều có tiếng nói dân chủ như nhau trong việc quyết định tương lai đất nước.
Lê Dung (theo CS Monitor)