Vùng đất phía tây tỉnh Quảng Trị vẫn còn sót lại những khu rừng thiêng, “rừng ma” ẩn chứa trong đó những câu chuyện kỳ bí, mang đậm nét văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Vân Kiều.
Phong tục chôn cất, thờ cúng kỳ lạ
Từ thị trấn Khe Sanh (huyện Hướng Hóa) vào xã Ba Tầng phải mất hơn 50km để tìm đến với những cánh rừng thiêng, “rừng ma” này. Vào đến thôn Xa Tuông trời đã tối. Tại đây, chúng tôi được thầy giáo Nguyễn Mạnh Cường mời thêm 2 “phiên dịch” Ăm Liêu và Ăm Lăng đến nhà già làng Hồ Văn Chuôn. Vị già làng 60 tuổi này rất am hiểu phong tục của người Vân Kiều nhưng không thể diễn đạt bằng tiếng phổ thông.
Ngôi nhà thờ dòng họ với những a xéc a ruông của người chết và người sống
Trong ngôi nhà sàn của già làng Chuôn, già bắt đầu câu chuyện: Thường mỗi gia đình, mỗi dòng tộc đều có “Xa rưng cư mui” (tức “rừng ma”) riêng của mình. Những người chết sau khi được đưa vào chôn trong “rừng ma” sẽ coi như bị “bỏ” luôn chỗ đó, không c̣n quan tâm đến nữa. “Nếu ai gây tiếng động như chặt cây, đào hố trong “rừng ma” của gia đình nào thì gia đình đó bị đau ốm. Một cây tre cũng không được chặt”, già kể.
Nếu muốn biết ai đă động đến mồ mả cha ông mình, người Vân Kiều sẽ xem bói. Người này sau đó sẽ phải cúng trả “rừng ma”, phía gia đ́nh “bị hại” đ̣i ǵ sẽ phải trả cái đó.
Gia đình già Chuôn cũng có “rừng ma”, nơi đó 60 năm qua, một ông lão như già Chuôn không bao giờ đặt chân tới trừ những lần phải đi chôn cất người thân. “Sau khi chôn cất người thân phải t́m cách chạy thật nhanh theo con đường khác để con ma không về quấy phá gia đình mình”, già giải thích.
Trước đây, theo phong tục của người Vân Kiều, người chết chỉ được bó trong manh chiếu, chôn lấp sơ sài. Từ khi có chính quyền xã, bộ đội biên phòng vận động, người dân đã biết mua hòm, đào huyệt sâu để người thân được yên nghỉ trong “rừng ma”.
Một điều nữa là với đồng bào ở đây, việc bỏ hoang những ngôi mộ trong “rừng ma” không có nghĩa là cắt đứt mọi mối liên hệ với người đã khuất. Người Vân Kiều vẫn thờ cúng qua những “a xéc a ruông” (giống như bát thờ). Từ khi lớn lên đến khi mất đi, mỗi người đều có a xéc a ruông cho riêng mình. Đến khi chết đi thì con trai cất giữ, nếu không có con trai thì vứt a xéc a ruông đó đi.
Thông thường mỗi con người bắt đầu lên 1 tuổi là làm a xéc a ruông. Khi đặt a xéc a ruông phải tổ chức cúng 2 con gà: 1 con cúng tổ tiên, 1 con cúng trả ơn bố mẹ. A xéc a ruông được làm bằng chén, đĩa, đặt bên trong giá đỡ bằng tre hay giỏ treo bằng mây; bên trong đặt 4 miếng cau trầu. Chỉ khi nào giá đỡ, giỏ treo bên ngoài bị hư hỏng mới sửa lại.
Già Chuôn kể về "rừng ma"
Những bát thờ này thường được đặt trong một ngôi nhà thờ của dòng họ, nơi đó thường là nhà của một cặp vợ chồng cao tuổi, không có trẻ con bởi theo quan niệm của người Vân Kiều, gian nhà thờ phải là chốn “sạch” và “không”: không tiếng động ồn ào, không có trẻ con để tránh tiểu, tiện lung tung và không làm chuyện “tế nhị”. Đồng thời không được nấu bếp lửa, không đem chó, rắn lên gian nhà thờ.
Trong gian nhà này, những a xéc a ruông của mỗi gia đình đặt riêng mỗi góc, ai lớn xếp cao, ai nhỏ xếp thấp, theo thứ tự trong gia đình. A xéc a ruông của người đă chết được đặt chung với a xéc a ruông của người còn sống.
Thâm u “rừng ma”
Sau khi thuyết phục người dân nơi đây chỉ cách đi vào “rừng ma” mà không được, PV đành xin phép các trưởng thôn rồi cùng một người bạn tự t́m đường vào nơi thâm u kỳ bí này. Dù nằm ngay trên tuyến đường từ trụ sở xã Pa Tầng đi lên đồn Biên phòng Xa Trầm nhưng khu “rừng ma” tại thôn Pa Tầng không ai dám đặt chân vào. Đường vào rừng cây cối tốt um tùm.
Chúng tôi nhẹ nhàng đặt những bước chân từ cửa rừng, như sợ đánh thức những linh hồn đang yên nghỉ, cảm giác vẫn rợn người khi nghĩ mình đang đặt chân lên những người đã khuất chỉ được chôn sơ sài dưới lớp đất này. Đi sâu thêm chưa đầy 100m, chúng tôi thấy những cây cổ thụ cao 20 - 30m sững sừng, dây leo kín mít. Những khoảng rừng sáng tối đan xen.
Đến bên một gốc cây chừng 3 người ôm, phủ kín quanh là những cây nhỏ, vài viên đá, cành cây như được bàn tay con người đánh dấu mà theo lời trưởng thôn Ba Lòng là mỗi gia đình có mỗi dấu hiệu riêng khi chôn cất người chết.
"Rừng ma" ken kín cây bởi bao đời nay không ai được phép xâm phạm. Có lẽ nhờ thế mà nơi đây c̣n giữ được vẹn nguyên những cánh rừng
Chúng tôi quyết định đi sâu hơn nữa để tìm hiểu “rừng ma”, nhưng cây rừng ken kín lối đi, càng đi vào giữa rừng càng tối, âm u. Không thể vào sâu hơn được nữa, chúng tôi buộc phải quay lui; ám ảnh bởi câu chuyện ai xâm phạm cánh “rừng ma” sẽ bị bùa ngải làm cho đau ốm.
Trở về từ “rừng ma”, chúng tôi hỏi trưởng thôn Hồ Văn Chuôn về chuyện các gia đ́nh để bùa ngải trên mộ nhưng ông này chỉ cười mà không giải thích. Chúng tôi không tin chuyện bùa ngải, nhưng nghĩ về những cánh “rừng ma” mà thầm cảm ơn những câu chuyện kỳ bí. Có lẽ chính nhờ chúng mà những cánh rừng nơi đây c̣n được xanh tươi, nguyên vẹn tới bây giờ.
Ô Châu
theo dantri