HÀNH ĐỘNG TÁI CÂN BẰNG TÀI CHÍNH - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 11-07-2011   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default HÀNH ĐỘNG TÁI CÂN BẰNG TÀI CHÍNH

Tài liệu Tham khảo đặc biệt

Thứ hai, ngày 7/11/2011

(Tạp chí “Foreign Affairs” số tháng 7-8/2011)

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu vào năm 2007 chỉ mới bắt đầu lùi dần, nhưng các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách đă xem xét những tác động tương lai của nó. Liệu cuộc Đại suy thoái có mở đầu một kỷ nguyên kinh tế mới? Hay nó là một cú sốc tạm thời mà cuối cùng sẽ tự điều chỉnh? Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ ảnh hưởng đến một số vấn đề kinh tế quan trọng sống c̣n, bao gồm cả mối quan hệ giữa nền kinh tế mới nổi và đă phát triển, phương hướng thương mại quốc tế và các ḍng vốn, và tiềm năng cho các cuộc chiến tiền tệ hay những xung đột kinh tế khác.

Cả cuộc khủng hoảng gần đây lẫn các chính sách chấm dứt nó là chưa từng có. So với những giai đoạn rối loạn kinh tế khác, cuộc khủng hoảng này không chỉ không thể so sánh về quy mô mà c̣n độc nhất vô nhị về các nguyên nhân của nó – trong số đó, nhiều người lập luận, là những mất cân bằng tài chính toàn cầu. Lư thuyết kinh tế cơ bản giả định rằng vốn sẽ chảy “xuống” từ các nền kinh tế phát triển giàu vốn sang các nền kinh tế đang nổi khan hiếm vốn, khi các nhà đầu tư ở các nền kinh tế phát triển t́m kiếm lợi nhuận ở các nền kinh tế đang nổi lên. Tuy nhiên, trong ṿng 15 năm qua, vốn, về giá trị thực, đă chảy “ngược lên” từ các nền kinh tế đang nổi lên sang các nền kinh tế phát triển. Mặc dù vốn tư nhân chay xuống, như sự hiểu biết thông thường dự đoán, nó đă được bù lại bởi những dự trữ chính phủ rất lớn từ những nước đang nổi lên, chủ yếu là từ các ngân hàng trung ương và các quỹ đầu tư quốc gia, hướng ngược lên. Khi suy thoái xảy ra, ḍng vốn chưa từng có này và những dự trữ được tích lũy đột nhiên dường như ít bí ẩn hơn, khi các thị trường mới nổi đang đối mặt với các vấn đề bắt đầu sử dụng dự trữ mà họ đă tích luỹ để vượt qua cơn băo kinh tế. Với sự bảo hiểm này trong tay, họ bảo vệ đồng tiền của ḿnh, ngăn chặn đào thoát vốn, làm vật đệm cho hệ thống tài chính của ḿnh, duy tŕ quyền tiếp cận các thị trường vốn, và theo đuổi các chương tŕnh kích thích tài chính thành công hơn họ có trong những giai đoạn trước đây của khủng hoảng kinh tế và với sự tự tin lớn hơn một số nền kinh tế phát triển.

Tuy nhiên, mặc dù những sự mất cân bằng toàn cầu này có thể đă giúp các nền kinh tế mới nổi trong cuộc khủng hoảng tài chính, nhiều người đă lập luận rằng chúng cũng góp phần thúc đẩy cuộc khủng hoảng tài chính giữa các thị trường phát triển ở giai đoạn đầu tiên. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và G-20, cùng với nhiều ngân hàng trung ương, các bộ trưởng tài chính, và các nhà kinh tế đă lập luận rằng sự “dư thừa tiết kiệm” này, theo lời của Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ Ben Bernanke, là một nhân tố chủ chốt trong việc định hướng vốn hướng tới các nước giàu, giảm lăi suất thực tế, và khuyến khích các hộ gia đ́nh và các nhà đầu tư liều lĩnh quá mức. Các nhà lănh đạo trên toàn thế giới đă dành rất nhiều sức lực để chấm dứt những mất cân bằng toàn cầu này với hy vọng ngăn chặn được một cuộc khủng hoảng khác. Chẳng hạn, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner đề xuất một giới hạn hồi năm ngoái hạn chế các ḍng vốn. G-20 sau đó đă cố gắng đưa ra một hệ thống cảnh báo các chỉ số kinh tế vĩ mô để xác định những mất cân bằng quá mức.

Tuy nhiên, một cái nh́n kỹ lưỡng hơn về cả lịch sử kinh tế lẫn những xu hướng hiện tại cho thấy rằng ngay cả khi không có sự can thiệp của chính phủ, những mất cân bằng toàn cầu này cũng có khả năng ngừng gia tăng với cùng một tốc độ và thậm chí có thể giảm. Và như vậy, bằng cách kiên tŕ nhấn mạnh tầm quan trọng của những mất cân bằng này, các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách có nguy cơ phải đánh trận chiến cuối cùng ngay cả khi một nền kinh tế hậu khủng hoảng mới nổi lên cùng với một loạt những thách thức của chính nó.

Các cuộc khủng hoảng, xưa và nay

Để hiểu được những mất cân bằng vốn đă xảy ra trong cuộc Đại suy thoái, việc so sánh thời kỳ dẫn đến cuộc khủng hoảng với các chu kỳ trước đó của toàn cầu hoá là điều có ích. Trong kỷ nguyên đầu tiên của toàn cầu hoá (từ khoảng năm 1870 đến năm 1914), các ḍng cả thương mại lẫn tài chính đều mở rộng đáng kể. Vốn chủ yếu đến từ châu Âu, đặc biệt là từ Anh, mà phần lớn chuyển những đầu tư của nó vào các thuộc địa. Các nhà đầu tư Anh hướng tiền của họ sang những nước thuộc địa giàu có, như Ôxtrâylia và Canada, nơi nó được sử dụng để phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhiều thị trường mới nổi nghèo hơn ngày đó là một phần trong đế chế của một số nhà nước châu Âu, có nghĩa rằng chúng ít những rủi ro về chủ quyền và các nhà đầu tư có thể trông đợi t́m thấy ở đó sự hỗ trợ về pháp lư và thể chế hầu như giống với những ǵ họ đă biết từ trong nước. Mặc dù ở một khu vực nơi đầu tư là rủi ro, các quốc gia độc lập Mỹ Latinh, các nhà đầu tư thường phải chịu những t́nh trạng vỡ nợ tái diễn đều đặn, các vụ khủng hoảng ngân hàng, và các vụ phá sản tiền tệ, vốn về cơ bản chảy ra từ vùng trung tâm giàu có sang vùng ngoại vi nghèo trước khi diễn ra Chiến tranh Thế giới thứ I.

Nhưng khi đó, kỷ nguyên đầu tiên của toàn cầu hoá trở thành nạn nhân của cuộc chiến tranh tổng lực, Đại suy thoái, và chiến tranh một lần nữa. Đến năm 1945, hầu hết các nước đă rút lui về đằng sau các hàng rào thương mại và sự kiểm soát vốn. Hội nghị Bretton Woods năm 1944, được triệu tập để xây dựng lại hệ thống kinh tế quốc tế, đă thiết lập một trật tự tài chính toàn cầu dẫn đến việc tạo ra IMF, và cuối cùng là Ngân hàng Thế giới. Trong khuôn khổ hệ thống Bretton Woods, một cảm giác yên ổn đă định h́nh trên các thị trường toàn cầu, với không có cuộc khủng hoảng tài chính nào xảy ra trong suốt những năm 1950 và 1960. Mặc dù nguyên nhân của sự yên tĩnh này vẫn c̣n được tranh luận, hai đặc điểm của chế độ Bretton Woods chắc chắn có đóng góp. Trong khuôn khổ hệ thống tỷ giá hối đoái cố định Bretton Woods, các chính phủ có thể kiểm soát chặt chẽ các ḍng vốn bên ngoài để ngăn chặn việc đào thoát tiền và tránh các cuộc tấn công đầu cơ vào đồng tiền của họ. Và những hạn chế nghiêm ngặt, thậm chí là hà khắc, đối với hệ thống tài chính trong nước giữ cho các ngân hàng bị kiềm chế, cấm họ có những mạo hiểm lớn và tiết chế khả năng đ̣n bẩy của họ.

Tuy nhiên, hệ thống Bretton Woods đă tàn lụi trong những năm 1970 và 1980, bị gây phương hại bởi những đổi mới tài chính được thiết kế để tránh những sự kiểm soát vốn, t́nh trạng thiếu cam kết đối với tỷ giá hối đoái cố định, dung thứ cho tự do tài chính lớn hơn ở trong nước và ngoài nước. Kết quả là, một hệ thống tài chính tự do lớn hơn xuất hiện, tương tự như hệ thống của kỷ nguyên toàn cầu hoá đầu tiên. Điều này xảy ra lần đầu tiên, vào những năm 1980, trong những thị trường phát triển và sau đó, vào những năm 1990, trong những thị trường mới nổi khi họ mở cửa nền kinh tế của ḿnh và bắt đầu đón nhận sự toàn cầu hoá tài chính.

Sau đó, các cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu xuất hiện trở lại. Chúng không ngay lập tức tác động đến các nền kinh tế phát triển dường như mau phục hồi. Nhiều cuộc khủng hoảng khác nhau ở các nước phát triển, từ phá sản tiết kiệm và vay nợ tràn lan của Mỹ những năm 1980 tới sự sụp đổ của các ngân hàng Xcăngđinavi đầu những năm 1990, tốn kém nhưng không gây tê liệt. Tuy nhiên, việc khủng hoảng xuất hiện trong thế giới toàn cầu hoá tài chính đang nổi lên, với những đ̣i hỏi của nó về ổn định chính trị và thể chế, giám sát tài chính, và tính trung thực tiền tệ và tài chính, tỏ ra gây tổn hại hơn rất nhiều.

Các nước mới nổi thường gánh chịu một cuộc khủng hoảng gấp đôi hoặc gấp ba. Một vụ phá sản tiền tệ sẽ đè nặng lên các ngân hàng và chính phủ bằng cách phóng đại giá trị của các khoản nợ đồng tiền mạnh của nước ngoài trong điều kiện tiền tệ địa phương, làm gia tăng nguy cơ vỡ nợ chính phủ và các cuộc khủng hoảng ngân hàng. Hoặc một vụ sụp đổ ngân hàng sẽ làm tổn thương nền kinh tế, gây ra những căng thẳng tài chính và hiện tượng đào thoát vốn và làm tăng nguy cơ vỡ nợ chính phủ hay các cuộc khủng hoảng tiền tệ. Ngoài ra, một sự vỡ nợ chính phủ sẽ tàn phá bản quyết toán của các ngân hàng và nâng phí bảo hiểm rủi ro của đất nước, gia tăng áp lực đối với các cuộc khủng hoảng ngân hàng và tiền tệ. Bất kỳ một trong các dạng khủng hoảng này đều dễ gây ra một cuộc khủng hoảng khác.

Nhiều quốc gia mới nổi thấy ḿnh bị mắc trong cái ṿng luẩn quẩn này. Làn sóng lớn nhất và đáng báo động nhất xuất hiện trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998. Được sinh ra bởi sự kết hợp vẫn c̣n bàn căi giữa những điều kiện kinh tế vĩ mô suy yếu với tâm lư bi quan của nhà đầu tư tự thực hiện, cuộc khủng hoảng chấm dứt quyền tiếp cận các thị trường vốn và dẫn đến t́nh trạng phá giá rộng răi tiền tệ và các cuộc khủng hoảng tín dụng khắp Nam Á và Đông Á, đến lượt nó gây ra những suy giảm trên thị trường chứng khoán và suy thoái mạnh.

Một thoả thuận mà Inđônêxia và IMF tiến tới đầu năm 1998 là một thời điểm định rơ của cuộc khủng hoảng. Tổng thống Inđônêxia Suharto đă buộc phải chấp nhận một sự cứu trợ từ IMF để tránh vỡ nợ. Đổi lại, ông phải tuân theo yêu cầu của IMF đ̣i có những cách kinh tế mạnh mẽ có y nghĩa để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng khác và đạt được một kết quả bền vững: giảm thâm hụt của Inđônêxia, cho phép các công ty và các ngân hàng mất khả năng thanh toán phá sản, và tăng lăi suất. Bức ảnh về việc kư kết thoả thuận này, cho thấy Suharto khom người trên các văn kiện với giám đốc quản lư của IMF, Michel Camdessus, canh chừng qua vai ông giống như một thầy giáo đầy cảnh giác, đă nắm bắt sự bẽ mặt của Inđônêxia và các nhà nước khác bị cuộc khủng hoảng tấn công và giờ buộc phải dựa vào viện trợ của phương Tây và nhượng bộ các điều kiện cứng rắn. Trong những năm sau đó, các nền kinh tế mới nổi đă có các bước để tránh t́nh trạng phụ thuộc như vậy vào sự giúp đỡ của nước ngoài. Sự giúp đỡ bên ngoài nhường chỗ cho tự giúp ḿnh.

Chương tŕnh bước đi 12 ngh́n tỷ USD

Khoảng năm 1990, dự trữ ngân hàng trung ương toàn cầu đạt xấp xỉ 200 tỷ USD. Đến năm 2009, con số này đă lên đến khoảng 8 ngh́n tỷ USD, và các quỹ đầu tư quốc gia chiếm đến 4 ngh́n tỷ USD nữa. Nói cách khác, 12 ngh́n tỷ USD đáng chú ư đă được tích luỹ cho một thảm hoạ giả thuyết. Sự xuất hiện của những quỹ chiến tranh khổng lồ này được cho là câu chuyện quan trọng nhất của nền kinh tế toàn cầu trong hai thập kỷ qua. Và nó gần như hoàn toàn là việc làm nên các nền kinh tế thị trường mới nổi, trong số đó, Braxin, Chilê, Trung Quốc, Nga và Xinhgapo, những nước đă tăng dự trữ của họ từ 4% GDP năm 1997 lên 27% vào năm 2007. Các thị trường mới nổi đă học được việc dành dụm pḥng khi túng thiếu, tạo cho bản thân họ một phương tiện điều chỉnh tài chính mà họ có thể kiểm soát trong những thời điểm căng thẳng – không giống như chiến lược dựa vào IMF hay các cường quốc nước ngoài khác.

Tuy nhiên, việc tự bảo hiểm này hoá ra không rẻ tiền. Những người chỉ trích ở các nền kinh tế mới nổi và ngoài nước lo ngại rằng kế hoạch tiết kiệm cho sau này như vậy thay v́ chi tiêu hiện nay sẽ dẫn đến những chi phí cơ hội phi lư, như các cơ hội đầu tư bị mất, tiêu thụ và chi tiêu xă hội thấp hơn, và lăi suất thấp đối với trái phiếu kho bạc Mỹ. Những mối quan ngại này đă phóng đại khi dự trữ tăng từ hàng trăm tỷ USD đến hàng ngh́n tỷ USD từ những năm 1990 đến những năm đầu của thế kỷ này.

Tuy nhiên, tốn kém hay không, chiến lược bảo hiểm của các thị trường mới nổi đă vượt quá mong đợi rất nhiều. Các nền kinh tế này hầu như không phải gánh chịu tổn thất trong cuộc khủng hoảng gần đây, do họ có thể sử dụng những khoản dự trữ lớn của họ để bảo vệ đồng tiền của ḿnh, ngăn chặn việc đào thoát vốn, và trả tiền cho các chương tŕnh kích thích tài chính. Chilê, dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Tài chính khi đó Andres Velasco, là điển h́nh của khả năng phục hồi này. Bị chỉ trích trong những năm bùng nổ v́ để riêng ra thu nhập từ việc bán đồng, Velasco sau đó đă được hoan nghênh khi ông đă dùng những dự trữ đó để kích thích chi tiêu và cắt giảm thuế, do đó ổn định nền kinh tế. Tỷ lệ ủng hộ ôn đă tăng từ khoảng 30% trước khủng hoảng lên khoảng 70% sau đó, chứng minh rằng các cử tri hiểu và đánh giá cao chiến lược bảo hiểm không thua kém các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách.
Hanna_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	15
Size:	8.8 KB
ID:	331804
Old 11-07-2011   #2
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default

Quá nhiều một điều tốt đẹp?

Sự thành công của các thị trường mới nổi trong việc chịu đựng sức nặng của cuộc khủng hoảng tài chính được coi như một chiến thắng to lớn cho chiến lược tích luỹ dự trữ. Nhưng phải chăng chiến lược này là tốt cho tất cả các nước, và nó nên được thực hiện xa đến đâu? Nếu dự trữ tiếp tục cách ly các nền kinh tế khỏi rủi ro tài chính, mức độ của chúng có thể cần bắt kịp với tăng trưởng GDP.

Tuy nhiên, bằng cách làm tốt điều đó trong cuộc khủng hoảng tài chính gần đây, nhiều nền kinh tế mới nổi đă chứng minh rằng họ có, hoặc gần có, các mức quỹ dự trữ đầy đủ để bảo vệ chống lại những sự gián đoạn tiềm tàng. Chắc chắn rằng những dự trữ này không thể vĩnh viễn bảo vệ họ, và do đó các chính phủ vẫn phải cảnh giác. Nhưng không nghi ngờ ǵ chúng khiến các thị trường mới nổi an toàn hơn nhiều so với cách đây 10 hay 20 năm, khi họ có dự trữ ít hơn nhiều, đặc biêt do chi phí thấp liên quan đến việc tích luỹ những dự trữ như vậy so với gánh chịu một cuộc khủng hoảng tài chính. Hiện nay khi mà họ đă xây dựng những mức độ của cải bên ngoài an toàn hơn, các thị trường mới nổi có thể cảm thấy ít áp lực hơn phải tiếp tục tích luỹ dự trữ. Điều này có thể có nghĩa rằng nền kinh tế thế giới sẽ sớm bước vào một giai đoạn tái cân bằng mới và chưa từng có, khi những điều chỉnh đối với các mô h́nh đầu tư, tiết kiệm, và có ḍng vốn có hiệu lực.

Như trong những thời kỳ chuyển đổi cơ cấu trước đây, các nền kinh tế mới nổi đang phát triển nhanh hơn so với các nền kinh tế phát triển, được trợ lực bởi mong muốn của họ đạt được ngang bằng với các nước phát triển trong công nghệ, công nghiệp, và mức sống. Phần của các nước mới nổi trong sản lượng thế giới và hàng hoá và dịch vụ đă được gần 50%, và kể từ trước khi bắt đầu của cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây, khoảng cách giữa tốc độ tăng trưởng của họ và của những thị trường phát triển đă trở nên lớn hơn bao giờ hết (từ 5-7% mỗi năm kể từ năm 2006). Sự thay đổi này sẽ làm tăng nhu cầu đầu tư toàn cầu một cách không lay chuyển được khi các thị trường mới nổi can dự một cách truyền thống vào những mức độ đầu tư cao.

Ngoài ra, nguồn cung cấp tiết kiệm toàn cầu có thể sẽ giảm. Nhân khẩu học lăo hoá ở các nước phát triển sẽ có khả năng làm giảm tiết kiệm, ngay dù các chính phủ có thể nghĩ đến sự khắc khổ tài chính và các hộ gia đ́nh có thể cố gắng để giảm nợ của họ. Trong thế giới đang nổi lên, tích lũy dự trữ có thể sẽ thu hẹp lại, cho phép các nguồn lực được chuyển hướng sang các nhu cầu khác, như chi phí vào đầu tư, thúc đẩy tiêu dùng, và xây dựng các mạng lưới an toàn xă hội. Nắm giữ dự trữ có thể không giảm một cách tuyệt đối, nhưng tốc độ tích luỹ có thể chậm lại. Để các thị trường vốn đạt được trạng thái cân bằng do những thay đổi này, lăi suất thực tế toàn cầu sẽ phải tăng lên trên toàn thế giới; nếu không, đầu tư sẽ vượt quá nguồn cung cấp tiết kiệm. Kỷ nguyên của cái gọi là dư thừa tiết kiệm do đó sẽ kết thúc, và động lực để vốn di chuyển xuống dốc từ các nước phát triển sang những nước mới nổi sẽ trở nên vững chắc.

Cuối cùng, những điều chỉnh trong các nước mới nổi sẽ đ̣i hỏi thặng dư của các thị trường mới nổi hoặc thậm chí đảo ngược trong mạng lưới. Nhưng như lịch sử cho thấy, những thay đổi như vậy từ thặng dư sang thâm hụt được đi kèm với các đồng tiền mạnh hơn trong thực tế. Để quản lư thặng dư tài khoản văng lai, các thị trường mới nổi đă có đồng tiền yếu hơn trong nhiều năm. Khi những mất cân bằng này tự sửa chữa, tiền tệ của các nền kinh tế mới nổi sẽ có xu hướng củng cố trên thực tế theo cách này hay cách khác, hoặc khi giá cả ở địa phương tăng hoặc khi tiền tệ lên giá so với các thị trường phát triển. Một kỷ nguyên mới với ít vốn chảy ngược lên hơn và các đồng tiền đang nổi lên mạnh hơn do đó nằm trong lĩnh vực khả thi. Nhưng khi nào và làm thế nào điều đó có thể xảy ra?

Có những dấu hiệu cho thấy rằng sửa chữa này đang diễn ra. Tiền tệ trên các thị trường mới nổi bắt đầu tăng lên so với đồng đôla Mỹ khoảng năm 2004-2005, khoảng chừng khi Trung Quốc nới lỏng việc neo đồng tiền của ḿnh vào đồng đôla Mỹ, và xu hướng này chỉ bị gián đoạn một thời gian ngắn bởi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra sau đó. Hiện nay, xu hướng này đang tiếp tục và có thể thậm chí c̣n tăng tốc. Khi họ nổi lên lựa chọn chính sách rơ rệt về làm thế nào để tiếp cận sự tăng giá trị thực tế: nâng lăi suất và để cho đồng tiền của họ tăng giá trị hoặc nếu không tiếp tục cố định đồng tiền của ḿnh và có nguy cơ phải chịu lạm phát nhập khẩu. Những sức ép ngắn hạn – những phản ứng theo chu kỳ tái lạm phát; những chênh lệch lớn hơn mức trung b́nh trong tăng trưởng năng suất; và những cú sốc giá cả hàng hoá có đặc tính riêng biệt ảnh hưởng đến dầu mỏ, thực phẩm, và các mặt hàng nhập khẩu chủ chốt – đang thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách từ các nước đang phát triển xem xét cho phép đồng tiền của họ tăng giá trị.

Tuy nhiên, không thể coi sự chuyển đổi sang tái cân bằng toàn cầu này là hiển nhiên, và một môi trường chính sách mang tính hỗ trợ ở cả thế giới phát triển lẫn đang nổi lên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến tŕnh của nó. Đặc biệt, sự thay đổi hướng tới tăng giá trị tiền tệ sẽ tỏ ra dễ dàng hơn nếu nó được dẫn dắt bởi Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc, một nhà lănh đạo tiềm năng chủ chốt trong quá tŕnh này, đang dần dần cho phép đồng nhân dân tệ tăng giá, Phó Thủ tướng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn đă thừa nhận hồi tháng Năm rằng “thách thức lớn nhất” đối với Bắc Kinh là đạt được sự đồng thuận trong nội bộ về việc tái cân bằng nền kinh tế Trung Quốc, một quá tŕnh sẽ làm chậm lại việc tăng giá trị tiền tệ. Ở những quốc gia, nơi mà sự tăng giá trị tiền tệ đă có tiến bộ, như Braxin, tâm lư băn khoăn khó chịu được cảm nhận đối với việc hành động trước khi các nước khác vẫn giữ lợi thế thương mại của một đồng tiền yếu đă làm dấy lên những mối lo ngại về các cuộc chiến tranh tiền tệ.

Tuy nhiên, đối với một số người chỉ trích, ngay dù nước này có vẻ làm như vậy quá thận trọng và quá miễn cưỡng, Trung Quốc dường như đang hướng tới trợ giúp một sự tái cân bằng toàn cầu. Kế hoạch 5 năm mới của nước này, mà Trung Quốc công bố hồi năm nay, kêu gọi đất nước thúc đẩy các chương tŕnh phúc lợi, phát triển nhu cầu trong nước để thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao đầu tư và tiêu dùng trong nước. Có lẽ dấu hiệu mạnh mẽ nhất của sự thay đổi đến từ Thống đốc Ngân hàng nhân dân Trung Quốc, Chu Tiểu Xuyên, người đă công bố trong tháng Tư rằng dự trữ của Trung Quốc “vượt quá những đ̣i hỏi hợp lư [của đất nước]”. Cùng tháng đó, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố rằng ông sẽ “tăng cường sự linh hoạt” của tỷ giá hối đoái đồng nhân dân tệ để kiểm soát lạm phát. Nếu Bắc Kinh theo đuổi con đường này, nước khác, các quốc gia có thị trường mới nổi nhỏ hơn có thể dễ dàng hơn đi theo con đường tương tự: năng lực cạnh tranh của họ với Trung Quốc do Trung Quốc đă thực hiện bước đi đầu tiên tṛ chơi tái cân bằng.
Hanna_is_offline  
Old 11-07-2011   #3
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default

Sự bối rối mất cân bằng

Vượt ra ngoài cuộc Đại suy thoái và việc phục hồi, các xu hướng dài hạn ủng hộ ư tưởng một sự tái cân bằng đang được tiến hành. Một loạt rộng răi các số liệu kinh tế cho thấy rằng các thị trường mới nổi đang đuổi kịp các thị trường phát triển. Khi cuộc Đại suy thoái mờ dần, xu hướng này có khả năng tiếp tục. Lịch sử tăng trưởng thấp và bất ổn cao của thị trường mới nổi đang mờ dần, trong khi các thị trường phát triển đang trải qua nhiều bất ổn và suy yếu tài chính. Các thị trường mới nổi đă giảm tỷ lệ nợ so với GDP của họ, ngay cả khi các thị trường phát triển, kể cả Mỹ và một số thị trường ở châu Âu, đang để cho tỷ lệ của họ tăng. Trong một dấu hiệu của sự hội tụ giữa các thị trường đang nổi lên và phát triển, y tế và các cấp học ở các nước thị trường mới nổi hiện nay có thể so sánh được với những ǵ được thấy ở các thị trường phát triển khoảng năm 1975, với khoảng cách tiếp tục thu hẹp. Và những mức độ trung b́nh của tự do chính trị và kinh tế tại các thị trường mới nổi cũng đă được cải thiện đáng kể trong hai thập kỷ qua. Mặc dù các thị trường mới nổi chưa đạt được sự ngang bằng với các thị trường phát triển – sự không ngang bằng về thu nhập đă trở nên sâu sắc ở các thị trường mới nổi thậm chí c̣n nhanh hơn ở những thị trường phát triển trong những năm gần đây, và các thị trường mới nổi vẫn phải cải thiện tự do chính trị và kinh tế của họ – họ hiện nay dường như ổn định hơn và có vị trí tốt hơn để có được tăng trưởng bền vững hơn so với họ có một thế hệ trước đây.

Nếu các nhà hoạch định chính sách có thể củng cố những xu hướng này, tăng cường triển vọng tăng trưởng của thế giới mới nổi, họ sẽ có thêm một hoặc hai thập kỷ điều chỉnh khởi đầu với việc mở cửa một lần trong lịch sử của các thị trường mới nổi cho toàn cầu hoá kinh tế và tài chính. Những mất cân bằng của kỷ nguyên toàn cầu hoá gần đây là một phản ứng cụ thể đối với một tập hợp đặc thù các hoàn cảnh lịch sử, khi các thị trường mới nổi học cách định hướng một khung cảnh tài chính mong manh. Những mất cân bằng này đă bắt đầu và sẽ tiếp tục ổn định thông qua sự kiên nhẫn và những thay đổi dần dần trong các cơ chế và chính sách thị trường.

Ngay cả khi mối đe doạ mất cân bằng toàn cầu phai nhạt dần, giai đoạn tiếp theo của toàn cầu hoá sẽ biểu thị những rủi ro và cơ hội mới mà các nhà hoạch định chính sách sẽ cần phải đương đầu. Các thị trường phát triển có thể vẫn c̣n lờ phờ hoặc đ́nh trệ hơn nữa, làm tăng nguy cơ về một sự suy thoái toàn cầu. Các chính sách ổn định tài chính có thể không được thực hiện đầy đủ hiệu quả và đồng điệu để ngăn chặn nguy cơ một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khác. Các ḍng vốn thực có thể đảo ngược và làm cho đầu tư rút dần khỏi các nước phát triển, có khả năng gây ra chủ nghĩa bảo hộ. Khi ṿng đàm phán Doha tiến ́ ạch, môi trường kinh doanh mở được xây dựng trong ṿng 65 năm qua có thể phải đối mặt với áp lực gia tăng. Những cải cách chính trị và kinh tế trên toàn thế giới có thể ngừng lại, ngăn chặn hoặc đảo ngược tiến độ gần đây.

Bằng cách dành thời gian, năng lượng, và vốn chính trị để sửa chữa vấn đề mất cân bằng được nhận thức hiện nay thay v́ giải quyết những thách thức sắp xảy ra, các nhà lănh đạo trên thế giới có nguy cơ phải tiến hành cuộc chiến cuối cùng. Có thể không chỉ là nền kinh tế toàn cầu cần sự tái cân bằng nào đó mà cả bản thân việc hoạch định chính sách cũng cần như vậy./.
Hanna_is_offline  
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC9

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 19:07.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.64741 seconds with 14 queries