WESTMINSTER (NV) - Trong nền kinh tế khó khăn hiện tại, vấn đề thất nghiệp là chuyện thường nghe xảy ra. Tuy nhiên, vấn đề tái huấn nghệ cho người gốc Việt gặp nhiều khó khăn v́ khả năng Anh ngữ của họ bị giới hạn. Ngôn ngữ bất đồng khiến họ không thể tiếp thu được kiến thức khi phải theo học một nghề mới.
Tâm trạng của người t́m việc
Ông Thơ Mạnh Nguyễn, 52 tuổi, cư dân Santa Ana, một vợ hai con, cho biết ông làm công việc điều khiển máy cho hăng dệt ANG được 11 tháng, lần đầu bị cho nghỉ việc hồi Tháng Hai.
Ông Quang Hoàng. (H́nh: Quang Hoàng cung cấp)
Ông nói: “Tôi được ăn tiền thất nghiệp ba tháng và chấm dứt hồi Tháng Năm vừa rồi. Hăng gởi đi học nghề nhưng v́ tiếng Anh yếu, nên tôi xin được học Anh văn.”
“Lên sở thất nghiệp th́ được bảo là học nghề hay không th́ phải tự chọn. Tôi chỉ muốn đi làm thôi v́ đi xin việc mà không nói được tiếng Anh th́ họ cũng không nhận,” ông Thơ nói tiếp.
Một người khác là ông Quang Hoàng, 55 tuổi, ở Garden Grove, có ba người con, cho biết ông làm nghề “chạy máy” cùng hăng với ông Thơ từ năm 2009. Hăng dời đi Mexico, ông Quang bị “lay-off” và lănh tiền thất nghiệp được tám tháng. Người con lớn 24 tuổi bị bệnh.
Ông tâm sự: “Tôi không biết làm nghề ǵ cho hợp với khả năng. Chỉ muốn đi làm. Tôi đang học thêm tiếng Anh ở trường Lincoln. Khi c̣n ở Việt Nam, tôi làm nghề mộc, ráp khung cửa.”
Cùng một cảnh ngộ với hai người này là ông Triều Dương, 59 tuổi, sống ở Garden Grove. Ông cũng làm cùng hăng với hai người nêu trên được 18 tháng, trước khi bị cho nghỉ việc hồi Tháng Hai năm nay.
Ông cho biết ghi danh t́m việc lần đầu ở One Stop Center. Ông được hăng cho học nghề và trả chi phí tối đa $10,000.
“Khốn nỗi, tôi không hiểu tiếng Anh, nên không học được. Tôi xin học nghề tóc hay nail th́ không được. Chỉ được học công nghệ th́ lại không đủ tiếng Anh,” ông Triều Dương tâm sự.
Ông cho biết có kinh nghiệm sửa đồ điện ở Việt Nam. Qua Mỹ lại không nói được tiếng Anh để xin việc ngành này. Ông lănh tiền thất nghiệp sắp hết hai đợt rồi. Ông không có con, chỉ muốn đi làm chỗ Việt Nam như vợ ông, đang làm ở Bánh Ḿ Chè Cali.
Nỗ lực của cơ quan t́m việc
“Nhóm 8 người ghi danh với tôi toàn là những công nhân điều khiển máy (machine operator). Có thể tôi sẽ liên lạc thêm 10 người nữa,” cô Alexandra Pao, nhân viên của One Stop Center, Garden Grove, một trung tâm giúp người thất nghiệp t́m việc làm, nói với nhật báo Người Việt.
Nhóm người được đề cập ở đây là một số nhỏ trong 210 người bị công ty AlStyle, Anaheim, sa thải hôm 21 Tháng Hai, theo lời cô Alexandra Pao, v́ công ty này phải di chuyển xưởng may của họ đi Mexico.
Cô cho biết thêm: “Các công nhân này chỉ biết nói tiếng Việt nên có thể không hội đủ điều kiện để học nghề khác v́ khả năng tiếng Anh bị hạn chế.”
“Tuy nhiên, để vẫn có thể giúp họ One Stop Center có thể sử dụng ngân khoản đào tạo nghề nghiệp (OJT) để giúp chi trả đến 90% tiền lương, dùng bù đắp chi phí do chủ nhân trả, để đào tạo những công nhân này làm một công việc khác,” cô Alexandra Pao nói tiếp.
Kêu gọi doanh nghiệp hợp tác
Cô Alexandra Pao cho biết những người bị thất nghiệp sẽ được tài trợ để học nghề mới, nếu muốn.
“Tiền đào tạo do quỹ Học Bổng Khẩn Cấp Quốc Gia (NEG) cấp được dùng để trả cho nhân viên bị sa thải, như trường hợp công ty AlStyle đă làm vào những tháng đầu năm nay,” cô nói.
Nhưng cô cũng kêu gọi giới chủ nhân trong cộng đồng người Việt cho biết nhu cầu của họ để One Stop Center có thể giúp kiếm người dễ dàng hơn.
Ngoài ra, cô c̣n có kế hoạch tiếp cận cộng đồng người Việt và chủ doanh nghiệp Việt Nam hoặc những người quản lư, để kết nối với họ, “biết đâu họ có nhu cầu mướn người từ các khách hàng của tôi, giúp đồng hương của họ có cơ hội thay đổi nghề nghiệp”.
Cô Alexandra cho biết One Stop Center cũng soạn một bản câu hỏi bằng tiếng Việt, để chủ nhân các cơ sở người Việt cho biết họ cần mướn nhân công hội đủ những điều kiện ǵ. Căn cứ vào đó, cơ quan của cô có thể chọn, huấn luyện và t́m cách sắp xếp người với công việc để chủ nhân có thể mướn được nhân công thích hợp với công việc, dù khả năng tiếng Anh hạn hẹp.
Linh Nguyễn/Người Việt