Một năm bốn lần, 80 đứa trẻ sống ở một ngôi làng hẻo lánh trên dăy núi Pamir phải vượt qua quăng đường dài 120 dặm để tới lớp học, khiến không ít người ưa mạo hiểm cũng phải lắc đầu ngao ngán.
Đó là t́nh cảnh của những học sinh ở ngôi làng Pili, nằm ở khu vực giáp ranh giữa Trung Quốc, Tajikistan và Afghanistan. Ngôi làng là nơi sinh sống của hơn 400 du mục và nông dân Trung Quốc, trong đó có gần 100 trẻ em độ tuổi từ 6 tới 17. Bốn lần mỗi năm, chúng phải vượt qua quăng đường “chông gai” để tới trường, sau đó trở lại thăm nhà. Ngôi trường gần nhất nằm cách làng Pili 120 dặm, trong đó có 50 dặm mà các em học sinh buộc phải đi bộ hoặc cưỡi lạc đà, bởi không phương tiện cơ giới nào có thể đi vào khu vực đó.
Học sinh phải vượt qua những con đường cheo leo để tới lớp.
Nói về quăng đường tới trường của học sinh, cô giáo Su Qin, hiệu trưởng trường nội trú Taxkorgan Town, nơi các em theo học cho biết: “Chỉ có một con đường duy nhất để về làng, đó là vượt qua các đỉnh núi cao bao quanh. Ngôi làng hoàn toàn bị biệt lập. Những con đường chỉ dẫn ra xa nó hơn mà thôi”. Chính v́ lẽ đó, các học sinh không có cách nào khác để đến trường và về nhà ngoài việc đi bộ, bởi lạc đà không thể theo chúng tới trường trong suốt nửa năm như vậy.
Một năm bốn lần, những cô cậu học tṛ ở ngôi làng Pili phải đi bộ tới trường rồi về nhà dưới sự hỗ trợ của gia đ́nh và thầy cô giáo. Dù vậy, quăng đường cũng không bớt hiểm nguy và gian truân hơn chút nào. Phải mất ít nhất hai ngày, một đêm đi bộ, những đứa trẻ mới vượt qua được quăng đường cheo leo hiểm trở dẫn về làng. Thế nên, học sinh đến lớp muộn hàng tuần sau lễ khai giảng là việc không thể tránh ở nơi đây.
Đưa học sinh qua sông mùa lũ là công việc nguy hiểm nhất.
Các thầy cô giáo cho biết, phần nguy hiểm nhất của hành tŕnh là đoạn đường rộng chừng vài chục cm chạy men theo lưng chừng núi ở độ cao hơn 300m. Chỉ một chút sơ sẩy là sẽ rơi xuống vực sâu phía dưới. Đoàn người đưa nhau vượt qua con đường tử thần ấy mà không có một thiết bị an toàn nào hỗ trợ.
Chưa dừng lại ở đó, quăng đường tới lớp của 80 em nhỏ c̣n bị bốn ḍng sông băng giá ngăn cản. Phương tiện duy nhất để vượt qua chúng là loại cầu tạm bắc bằng những tấm ván đơn. Không thể để lũ trẻ tự đi, các giáo viên phải lần lượt cơng chúng qua cầu, sau đó ṿng trở lại đón những đứa tiếp theo. Dù hết sức cẩn trọng nhưng không ít lần, cả thầy và tṛ đều bị rơi xuống ḍng nước lạnh giá. Tuy nhiên, chưa một lần học sinh bị nước cuốn, bởi sự xả thân bảo vệ của các thầy cô giáo.
Cô giáo Su Qin cho biết: “Sẽ bớt nguy hiểm hơn khi các em đi học vào mùa đông, bởi mặt sông đóng băng sẽ dễ dàng hơn cho đoàn người vượt qua. Chúng không cần phải leo lên những con đường men theo sườn núi cheo leo nữa, mà có thể đi bộ dưới mặt sông. Đôi khi chúng có thể cưỡi lạc đà đi học nếu như mặt băng đủ dày”.
Trẻ em đi học không có ǵ lạ lẫm ở các thành phố, nhưng hành tŕnh của những đứa trẻ ở ngôi làng Pili quả thực khiến người ta thán phục. Dù cha mẹ các em cho rằng, kiến thức ở trường sẽ chẳng giúp ǵ được cho cuộc sống bị biệt lập ở ngôi làng này, nhưng sự thuyết phục của các thầy cô giáo đă giúp họ tạo điều kiện tốt nhất cho con em tới lớp.
Chính quyền địa phương cho biết, một con đường dẫn tới ngôi làng đang được xây dựng, nhưng sự hiểm trở của địa h́nh khiến tiến độ thi công không đúng như kế hoạch. Tuy nhiên, dân làng, các thầy cô giáo và đặc biệt là 80 học sinh có quyền hi vọng, một ngày nào đó, những cuộc hành tŕnh chông gai tới lớp sẽ ở lại phía sau, thay vào đó là những chuyến xe buưt đưa chúng về tận làng rồi đón chúng đi học sau mỗi dịp nghỉ hè và Tết cổ truyền.
Trịnh Duy
Theo Bưu điện Việt Nam