R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 108
|
Phim « Hoàng Sa, nỗi đau mất mát » và tâm t́nh của một người Việt gốc Pháp
Bộ phim tài liệu « Hoàng Sa, nỗi đau mất mát » (Hoang Sa, la meurtrissure) của ông André Menras, một người Pháp mang quốc tịch Việt Nam và có tên Việt là Hồ Cương Quyết, nói về cuộc sống của ngư dân huyện đảo Lư Sơn ở Quảng Ngăi, đă bị cấm trong buổi chiếu ra mắt dành cho một nhóm thân hữu ngày 29/11 tại Khu du lịch Văn Thánh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc ngăn cấm này đến nay vẫn không rơ lư do, tuy bộ phim có sự hỗ trợ của đài truyền h́nh thành phố, và trước đó đă được Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép xuất nhập sản phẩm báo chí.
Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ, ông André Menras đă nói lên những tâm tư chung quanh bộ phim này.
RFI : Kính chào ông André Menras. RFI Việt ngữ rất hân hạnh được ông dành th́ giờ tiếp chuyện hôm nay. Thưa ông, xin ông vui ḷng giới thiệu sơ qua về bộ phim « Hoàng Sa, nỗi đau mất mát».
André Menras : Cuốn phim này là cả một câu chuyện dài. Tôi đă bỏ ra nhiều năm dài để làm việc, nghiên cứu về luật quốc tế, để đọc các tài liệu, theo dơi các sự kiện tại Việt Nam về các ngư dân ở miền Trung bị hải quân Trung Quốc bức hại. Chủ yếu là các ngư dân ở Lư Sơn, B́nh Châu, nơi có nhiều người vợ góa của các ngư dân mất tích. Họ bị mất tích trong cơn băo, nhưng thật ra nhiều khi không phải do băo, mà là do hải quân Trung Quốc ngăn cấm họ đánh cá tại khu vực bị Trung Quốc chiếm đóng ở Hoàng Sa. V́ vậy đương nhiên khi băo tố nổi lên, tàu của họ bị nhận ch́m do không được vào tránh băo. Có những chiếc tàu bị ch́m, bị mất tích một cách kỳ lạ trong thời kỳ biển lặng, đặc biệt là tại một phần của quần đảo bị chiếm đóng.
Tôi đă nghiền ngẫm kỹ về tất cả những điều trên đây, và cuối cùng quyết định đến với các ngư dân – v́ tôi có quốc tịch Việt Nam. Tôi cũng đi đánh cá với họ tại vùng quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Và tôi đă vấp phải việc cấm đoán, ngăn trở của lực lượng biên pḥng và an ninh. Tôi bèn liên lạc với chủ tịch nước đương nhiệm lúc đó, là ông Nguyễn Minh Triết, vốn là một người có tấm ḷng. Ông đă tạo điều kiện cho tôi thực hiện bộ phim, với sự hỗ trợ của đài truyền h́nh Thành phố Hồ Chí Minh, và sau nhiều lần liên lạc với Bộ Ngoại giao ở Hà Nội.
Sau đó tôi đă dành 10 tiếng đồng hồ để quay bộ phim tại đảo. Tôi phỏng vấn các ngư dân và những người vợ của họ, những người đàn bà góa mà tôi có dịp gặp gỡ. Tôi đă đi Lư Sơn và B́nh Châu 5 lần, có nghĩa là hiện diện suốt một tháng rưỡi trên đảo. Tôi đă ăn ngủ cùng các ngư dân, đi biển đánh cá với họ tại vùng duyên hải B́nh Châu. Tôi đă xây dựng được những mối quan hệ mà dần dà đă trở nên sâu sắc, rất thật với cộng đồng này, để có thể làm nên một bộ phim tài liệu thuộc loại chưa từng được thực hiện ở Việt Nam.
RFI : Những người vợ góa của các ngư dân đă kể lại cho ông nhiều điều về cuộc sống của họ ?
André Menras : Vâng. Tôi muốn qua bộ phim này giúp ngư dân có dịp nói lên tiếng nói của họ, muốn dành diễn đàn cho những người phụ nữ mà như trong những điệu lư truyền thống, họ đă tiễn chồng, tiễn con trai ra đi và không bao giờ c̣n có dịp gặp lại. Những phụ nữ đó mang tâm trạng hoàn toàn tuyệt vọng. Người ta đă cướp mất của họ những người thân yêu nhất. Họ không c̣n ǵ để sinh sống, v́ kinh tế của cả gia đ́nh đều dựa vào người chồng. Trụ cột của gia đ́nh mất đi, họ bỗng dưng trơ trọi với đàn con, thường là ba, bốn đứa con, mà không có phương tiện mưu sinh.
Trong t́nh trạng đó, có thể nói nhà nước Việt Nam đă không làm được những ǵ cần thiết để bảo vệ họ. Chẳng hạn như dành cho họ một chế độ ưu tiên : giúp con cái họ được đi học, khi đau ốm có được thuốc men miễn phí hay với giá phải chăng, hỗ trợ họ về thực phẩm, về nhà ở.
Họ đă kể cho nghe cuộc sống của họ như thế nào. Và mục đích của bộ phim là giúp họ được nói lên tiếng nói của ḿnh, chứ không phải nhằm mục đích chính trị - không cần phải như thế, v́ chính thực tế đă nói lên tất cả. Tôi muốn đưa tiếng nói của họ đến được trước hết là với đồng bào người Việt, v́ chính nhân dân Việt Nam đang là người phải chịu đựng. Bộ phim nhằm đưa thông tin đến với người Việt Nam và với cộng đồng quốc tế, để gầy dựng một phong trào tương thân tương ái với các ngư dân Việt.
Ngư dân Việt Nam xứng đáng được tương trợ, v́ họ là những chiến sĩ ḥa b́nh đích thực. Mỗi lần ra khơi đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa, họ không biết là sẽ trở về được hay không. Chỉ điều này thôi đă đáng ngưỡng mộ rồi. Cần có một phong trào liên đới với họ, với Việt Nam, trong cuộc chiến đấu đ̣i công nhận chủ quyền trên vùng biển ở Đông Nam Á này. Một cuộc chiến để đ̣i lại quần đảo mà Trung Quốc đă cướp mất vào năm 1974, khi cho hải quân tràn đến xâm lược Hoàng Sa, sát hại 64 người lính hải quân Việt Nam Cộng Ḥa.
RFI : Họ có ngạc nhiên v́ ông quan tâm đến cuộc sống của họ ?
André Menras : Vâng. Ban đầu tôi bị coi là một ông Tây mũi lơ, lông lá, đến đảo để t́m hiểu về một chủ đề mà khách du lịch thường chẳng quan tâm. Tôi khá vất vả trong những cuộc tiếp xúc đầu tiên, v́ tôi bị công an theo dơi – công an thuộc nhiều đơn vị khác nhau : công an biên pḥng, rồi đến lực lượng an ninh. Mỗi lần tôi hỏi chuyện ai, sau khi tôi đi rồi th́ công an lại đến tra vấn về chủ đề cuộc đối thoại của chúng tôi, như vậy những người đó phải gánh chịu áp lực.
Rồi dần dà với vốn tiếng Việt tuy không thông thạo lắm, nhưng cũng tạm đủ để tiếp xúc, trong đợt ra đảo lần hai, tôi được xem là một con người đàng hoàng, tin cậy được, thực ḷng muốn giúp họ. Và đến lần thứ ba khi họ biết rằng tôi có quốc tịch Việt Nam, biết chính cựu chủ tịch nước đồng ư cho tôi nhập tịch v́ đă hỗ trợ nhân dân Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh đầy khó khăn trước đây, th́ tôi được xem như khách, và đối với một số người th́ tôi trở thành bạn bè họ.
Ông André Menras và biểu ngữ phản đối.
DR
RFI : Cho dù thế, ông vẫn tiếp tục gặp những khó khăn ?
André Menras : Đương nhiên. Các khó khăn đến từ áp lực của chính quyền Trung Quốc lên đời sống chính trị Việt Nam, và ảnh hưởng của hoạt động vận động hậu trường của Bắc Kinh ngay trong bộ máy chính trị trong nước. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đă tuyên bố rất rơ trước Quốc hội. Lần đầu tiên ông đă nói là Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đă bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng, và cần phải đấu tranh để lấy lại quần đảo này.
Như vậy là đă rơ ràng hơn, và chúng ta đă từ một t́nh thế được gọi là « nhạy cảm », sang việc dám nói thẳng tên Trung Quốc ở cấp lănh đạo cao nhất của chính phủ, và c̣n khẳng định ư nguyện muốn thương lượng đ̣i lại phần lănh hải của Việt Nam đă bị chiếm.
Trong t́nh h́nh đó, việc chiếu bộ phim trên không đặt ra bất cứ vấn đề ǵ, cả về tính hợp pháp lẫn nội dung phim, v́ phim không nhằm mục tiêu chính trị. Bộ phim không mang tính chính trị, mà trước hết, nó mang tính chất nhân bản ! Không thể có vấn đề ǵ khi chiếu phim này, một khi Thủ tướng đă tuyên bố như trên. Đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ có bổn phận phải hỗ trợ tất cả những công dân tiến hành các hành động yêu nước để khẳng định và bảo vệ chủ quyền lănh thổ của đất nước.
Cho dù vậy, công an Sài G̣n – một bộ phận công an Sài G̣n mà thôi, tôi không biết là bộ phận nào – đă can thiệp để cấm chiếu phim. Họ can thiệp một cách bất ngờ và thô bạo, nếu không muốn nói là bạo lực.
RFI : Như vậy trước đó ông không hề nghĩ đến việc phim bị cấm chiếu ?
André Menras : Không hề ! Bởi v́ phim đă được Bộ Ngoại giao bật đèn xanh, được Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh duyệt qua. Phim được h́nh thành và dàn dựng với sự hỗ trợ tích cực của đài truyền h́nh Thành phố Hồ Chí Minh - hăng phim TFS. Như vậy phim không có ǵ là bất hợp pháp cả.
Tôi đă hết sức ngạc nhiên và cảm thấy sốc, sốc rất nặng khi bị can thiệp, bị cấm cản - có thể nói là bằng vũ lực - như vậy. Họ đă đóng cửa quán cà phê nơi dự định chiếu phim, họ cúp điện. Họ c̣n đe dọa vị phó giám đốc của khu du lịch Văn Thánh, là ông sẽ bị mất việc nếu cho phép chiếu.
Nói chung là hết sức thô bạo ! Lại càng thô bạo hơn nữa, khi không có ai chịu trách nhiệm về vụ này cả. Tôi đă đ̣i được gặp người đă ra lệnh cấm trên, hay một cán bộ công an, nhưng tôi không gặp được ai cả. Tôi yêu cầu được cho xem công văn cho phép công an can thiệp như trên, nhưng tôi chưa bao giờ được xem một văn bản như thế. Không có một ai đứng ra chịu trách nhiệm. Lực lượng công an đă hành động như thể là một nhóm phần tử bất hảo.
Họ lại c̣n gây áp lực đối với những người xung quanh. Chúng tôi bị công khai ghi h́nh, bị chụp ảnh, tất cả những ǵ chúng tôi nói ra đều bị thu âm. Có ít nhất hai chục công an mặc thường phục được huy động đến trung tâm du lịch Văn Thánh để ngăn cản những người muốn xem phim, dù trời mưa. Kiểu can thiệp như vậy là hết sức thô bạo !
anhbasam
RFI : Được biết ông đă gởi thư phản kháng lên chính quyền ?
André Menras : Tất nhiên ! Tôi đă hoàn tất lá thư cùng với các ông Lê Hiếu Đằng, ông Cao Lập – vốn là cựu sinh viên tranh đấu thập niên 70 và cũng bị tù Chí Ḥa như tôi, ông Bùi Đ́nh An - cựu tù chính trị Côn Đảo và là người tổ chức. Chúng tôi đă cùng kư tên trong một lá thư phản đối gởi cho chính quyền ở Sài G̣n. Bản thân tôi hôm thứ Sáu đă gởi một lá thư cho ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, và tất cả các thành viên của Ủy ban để đặt ra một số câu hỏi. Tôi yêu cầu các vị này trả lời về nguyên nhân hành động mờ ám này của công an thành phố. Tôi cũng đề nghị tạo điều kiện để bộ phim bản tiếng Việt được chiếu tại Sài G̣n. Bởi v́ đây là tiếng nói của đồng bào chúng ta, đồng thời cũng là cơ hội để tạo nên một phong trào liên đới mà ngư dân chúng ta đang cần có và xứng đáng được hưởng.
Tôi đang chờ đợi được trả lời, và nếu từ nay đến thứ Tư không có hồi âm th́ tôi sẽ công bố lá thư trên mạng, cho tất cả mọi người đều đọc được. Tôi hy vọng ủy ban có được sự khôn khéo, tính trung thực và phản xạ của ḷng ái quốc, để bộ phim được chiếu một cách công khai, lành mạnh, trong tinh thần tương trợ và bằng hữu, tại Sài G̣n.
RFI : Nhưng một phần cũng nhờ vụ can thiệp này mà bộ phim đă được rất nhiều người t́m xem trên internet…
André Menras : Vâng. Tôi đă đưa phim lên mạng, lên YouTube cũng đă gần một tháng rồi, nhưng là bản tiếng Pháp. Tôi rất muốn đưa lên internet bản tiếng Việt, để những người Việt ở ngay tại Việt Nam có thể xem được. Bởi v́ trước hết chính họ phải được xem, chính họ là những người có liên quan trực tiếp.
Tôi cho rằng hành động của công an không chỉ thô bạo, không chỉ bất hợp pháp – v́ đă vi phạm điều 69 và 77 của Hiến pháp Việt Nam về quyền được thông tin của mỗi công dân, về nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ đất nước. Hành động trên cũng kém thông minh nếu muốn đạt được mục đích t́m kiếm - có nghĩa là, cấm chiếu phim để buộc chúng tôi phải câm lặng, để tắt đi tiếng nói của những người vợ góa ngư dân. Nhưng ngược lại, nó đă tạo ra một phong trào ủng hộ trong thế giới mạng, đă khơi dậy một làn sóng những người t́m xem bộ phim. Một điều tuyệt vời mà bộ phim nếu không bị cấm chưa chắc tạo ra được.
V́ vậy có thể tôi phải nói lời cám ơn. Thật mỉa mai và đáng buồn, nhưng tôi nghĩ cũng nên nh́n với khía cạnh khôi hài một chút. Và tôi phải cám ơn lực lượng công an về hiệu quả mà hành động của họ đă tạo ra.
RFI : Ông có dự định chiếu phim ở nơi nào khác không ?
André Menras : Có. Tôi định chiếu, trước hết chắc chắn là ở Sài G̣n – tôi đă nói mà chưa làm được - và khi tôi trở về Pháp. Đại sứ Việt Nam tại Pháp có hứa với tôi là sẽ tạo điều kiện để phim lại được chiếu ở trung tâm văn hóa Việt Nam ở Paris. Tôi cũng có chương tŕnh mang phim đi chiếu ở Lyon, Montpellier, Marseille, Bordeaux…Những ai muốn làm ngư dân miền Trung phải im tiếng, họ sẽ không đạt được mục đích đâu.
RFI : Xin cảm ơn ông v́ những ǵ ông đă làm cho Việt Nam…
André Menras : Không việc ǵ phải cảm ơn tôi đâu, bởi v́ Việt Nam đă dạy cho tôi rất nhiều thứ. Nếu không có Việt Nam, tôi sẽ không là tôi như bây giờ, và chắc sẽ không hài ḷng với bản thân ḿnh, tôi sẽ không là tôi nữa. Trong những ǵ đă gắn bó tôi với Việt Nam, có rất nhiều nỗi đau, nhưng cũng có những niềm hạnh phúc lớn lao. Một trong những hạnh phúc đó là thấy ḿnh ở tuổi 66 lại giống như thời hai mươi tuổi, bên cạnh những người bạn học sinh, sinh viên, với giới trí thức Sài G̣n, trong cuộc đấu tranh cho tự do, tự do tư tưởng, cho t́nh liên đới. Tất cả những điều đó đều vô giá. Và không có Việt Nam, tôi sẽ không bao giờ có được. Không có cuộc đấu tranh của nhân dân Việt, tôi sẽ không bao giờ học hỏi được những giá trị của cuộc sống.
RFI : Nhưng bây giờ t́nh h́nh không giống như trước đây. Việt Nam phải đối mặt với một Trung Quốc giàu có, lực lượng dân chủ nội tại hầu như không đáng kể. Như vậy ông nghĩ rằng cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lănh thổ của người Việt Nam, đặc biệt là ngư dân Việt trên Biển Đông sẽ hết sức khó khăn ?
André Menras : Tôi nghĩ là vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, nói tổng quát hơn là vấn đề bảo vệ chủ quyền lănh thổ và lănh hải Việt Nam, sự độc lập của đất nước đang bị nước láng giềng khổng lồ là Trung Quốc đe dọa, trước âm mưu bành trướng của những nhà lănh đạo Bắc Kinh vốn có xu hướng coi như toàn vùng Biển Đông là của họ. Họ đă triển khai cái gọi là đường lưỡi ḅ một cách đáng buồn cười, không hề có căn cứ cả về phương diện lịch sử lẫn luật pháp. Cái đường lưỡi ḅ này chiếm đến 80% khu vực Biển Đông. Tức là bỗng dưng họ quyết định rằng không gian biển đảo của Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia đều thuộc về họ, và như vậy họ có thể tự tiện chiếm lấy.
Họ đă cao giọng nói như thế, v́ ỷ vào kinh tế của họ đang phát triển mạnh, trong khi các nền kinh tế Mỹ và châu Âu đang bị yếu đi. Các nhà lănh đạo Bắc Kinh cho rằng có thể lợi dụng cơ hội này để áp đặt luật chơi của ḿnh bằng vũ lực, trước hết là tại những nơi gần biên giới nhất. Việt Nam tất nhiên là quốc gia nằm trong tầm ngắm của họ. Nếu Trung Quốc mà thống trị được Việt Nam, th́ sẽ thống trị được những nước ASEAN c̣n lại, nhất là những nước có lănh hải ở Biển Đông.
Như vậy, các lănh đạo Bắc Kinh – chứ không phải nhân dân Trung Quốc, chính là mối nguy thường trực của Việt Nam. Một ḿnh Việt Nam không thể thắng nổi mối đe dọa này, mà buộc ḷng phải chịu đựng. Việt Nam chỉ có thể kháng cự nổi nếu toàn thể nhân dân đều ư thức được nguy cơ Trung Quốc, nếu thông tin đến được với toàn bộ công dân Việt Nam, nếu báo chí được tự do, nếu các công dân Việt có thể biểu lộ ư hướng tại một Quốc hội thực sự là đại diện cho dư luận quần chúng.
Chỉ riêng với t́nh đoàn kết thống nhất và tương trợ có được ngay trong nội bộ đất nước Việt, th́ Trung Quốc cũng sẽ gặp khó khăn nhiều hơn khi muốn bành trướng, kể cả trên lănh vực kinh tế, và chính trị tại Việt Nam. Đồng thời nếu các nhà lănh đạo Việt Nam tạo điều kiện cho t́nh liên đới và đoàn kết dân tộc, th́ không có lư do ǵ mà ở nước ngoài, tại châu Âu, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc lại không có các phong trào ủng hộ Việt Nam, nhằm buộc Trung Quốc phải giảm nhiệt trong ư đồ xâm lấn, buộc Bắc Kinh phải thương lượng đa phương, tôn trọng Luật biển quốc tế. Từ đó Việt Nam có thể bảo vệ chủ quyền biển đảo và thương thảo một cách tích cực và ḥa b́nh, ngơ hầu một ngày nào đó thu hồi lại được những ǵ đă bị Trung Quốc cướp mất. Đó là giải pháp duy nhất. Giải pháp này được thực hiện thông qua tinh thần dân chủ ngay trong nước, qua sự minh bạch trong các lời tuyên bố chính trị ở nước ngoài.
Như chúng ta đă thấy, việc tuyên truyền của Trung Quốc là hết sức mạnh mẽ, với các phương tiện thông tin to lớn, có được những điều kiện hoạt động tuyệt hảo. Họ xoay sở để cố nhét đường lưỡi ḅ của họ vào các tạp chí khoa học quốc tế như Nature hay Sciences, để các tạp chí này đăng lên. Họ đă triển khai chiến dịch quảng bá rầm rộ du lịch Hoàng Sa từ đảo Hải Nam, sẽ đưa du khách đến quần đảo Hoàng Sa. Đồng thời họ lại đâm ch́m các tàu cá của ngư dân Việt Nam hành nghề gần đó.
Chúng ta không thể chấm dứt được nạn bách hại này nếu ta xuôi tay. Một ngư dân ở Lư Sơn, khi tôi hỏi nguy cơ lớn nhất của ngư dân ở biển sâu là ǵ – v́ họ là những thợ lặn có thể lặn đến độ sâu 60 m. Anh này nói, nguy hiểm nhất là gặp phải cá mập to. Tôi hỏi như vậy th́ phải làm sao, anh trả lời, phải trói buộc nó lại, nếu không th́ cá mập sẽ tấn công. Cũng tương tự đối với Trung Quốc. Cùng với một người bạn, chúng tôi đă sáng tác một bản nhạc mang tên « Khúc nhạc cho Hoàng Sa » đă được đưa lên mạng, trong đó điệp khúc là như thế này : « Hăy trói cá mập lại ! ».
RFI : Xin chân thành cảm ơn ông André Menras.
|