Thay vì mang lễ vật tới "rước nàng về dinh", hầu hết các chú rể ở đất nước Kyrgzstan nằm trong vùng Trung Á lại tự biến thành kẻ bắt cóc, ép cô gái mình thích về chung sống.
Khoảng một nửa cô dâu ở Kyrgzstan miễn cưỡng về nhà chồng theo hình thức này. Tuy nhiên, đối với những người đàn ông, đó lại là cách để chứng tỏ dũng khí của mình. Thường thì cả gia đình chú rể sẽ tham gia vào việc luyện cách bắt cóc, mọi người sẽ cùng nhau lên kế hoạch để con trai mình sẽ cướp được cô dâu như ý muốn.
Nếu trên đầu cô gái bị buộc một chiếc khăn trắng chứng tỏ họ đã có chủ. Một khi bị "đánh dấu", gia đình cô dâu phải cố thuyết phục con gái mình chấp nhận thực tế cũng như chú rể mới vì họ sợ rằng sau này cô gái sẽ không bao giờ tìm được một người đàn ông nào khác.
Cả gia đình chàng trai sẽ tham gia vào việc cướp dâu. (Ảnh: VICE)
Thực tế, tục cướp dâu vẫn còn tồn tại ở nhiều trên thế giới và được xem như một hình thức săn cô dâu nổi tiếng. Có nhiều cách giải thích khác nhau về tục lệ oái oăm này. Có người cho rằng tục lệ này gần giống với việc cướp ngựa và phụ nữ từ các bộ tộc giàu có khi một bộ tộc nào đó lâm vào tình trạng đói kém trong thời kỳ tiền Hồi giáo và kiểu cướp bóc này đã tồn tại tới nay dưới một hình thức khác. Một vài lý do khác được đưa ra là đối với những người đàn ông Kyrgyz, việc cướp dâu rẻ và đơn giản hơn nhiều so với việc tán tỉnh. Giá của một cô dâu là dưới 800 USD, thậm chí chỉ bằng giá một con bò.
Mỗi cuộc hôn nhân hạnh phúc đều bắt đầu từ nước mắt? (Ảnh: VICE)
Trong nhiều năm qua, có không ít câu chuyện về những cô dâu bị bắt cóc được đưa lên truyền hình để nói về nỗi thống khổ của họ. Chỉ rất ít có được một cuộc sống hạnh phúc. Ban đầu, những người phụ nữ phải học cách để sống vui vẻ với người chồng mới và gia đình nhà chồng.
"Mỗi cuộc hôn nhân hạnh phục đều bắt đầu từ nước mắt"-một trong những cô dâu Kyrgyztan nói. Tuy nhiên, đó chỉ là trường hợp hiếm có.
Russell Kleinbach, một chuyên gia xã hội học tại một trường đại học ở thủ đô Bishkek (Kyrgyzstan), kể về câu chuyện của em gái một sinh viên của ông. Bốn ngày sau khi cô gái bị bắt cóc, thi thể của cô được tìm thấy dưới một khúc sông. Nhưng gia đình kẻ bắt cóc cô không bao giờ bị buộc tội giết người. Kleinbach nói rằng hầu hết mọi người đều không biết cướp dâu là vi phạm pháp luật. Vì vậy, có rất nhiều tội ác vẫn được tiếp diễn.
Không có gì ngạc nhiên khi tới nay Kyrgyzstan vẫn là một quốc gia nghèo với thu nhập bình quân đầu người là 870 USD. Mặc dù chính phủ Kyrgyzstan đã thực hiện nhiều để dẹp bỏ tục lệ cướp dâu cổ hủ nhưng xem ra mọi nỗ lực đều không hiệu quả.