Chính quyền Mỹ đă nhanh chóng đưa ra tuyên bố về việc nối lại can dự với Triều Tiên có điều kiện trong khi đó Trung Quốc có thể thận trọng với Triều Tiên "mới".
Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney.
Theo người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney, chính quyền của Tổng thống Obama sẽ đánh giá lănh đạo mới của Triều Tiên, cụ thể là ông Kim Jong Un, đặc biệt quanh vấn đề hạt nhân.
Ông Carney nói trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng: “Chúng tôi sẵn sàng can dự với Triều Tiên. Nhưng chúng tôi cũng nói rơ rằng Triều Tiên phải thể hiện ư định nghiêm chỉnh. Họ phải chứng tỏ được rằng sự sẵn sàng”.
Các quan chức cấp cao của Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ chọn từ ngữ một cách thận trọng, chứng tỏ t́nh h́nh hiện tại ở bán đảo Triều Tiên rất tế nhị sau cái chết của ông Kim Jong Il.
Không đưa ra lời chia buồn chính thức trước cái chết của ông Kim nhưng các quan chức Mỹ bày tỏ thái độ tôn trọng giai đoạn quốc tang của Triều Tiên.
Trông chờ ‘hành động cụ thể’
Ngoại trưởng Gemba của Nhật Bản cho biết Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều nhất trí rằng, Triều Tiên cần tiến hành "các hành động cụ thể" để chứng tỏ họ vẫn c̣n muốn giải quyết những lo ngại về chương tŕnh hạt nhân của nước ḿnh.
Theo người phát ngôn Nhà Trắng, ông Jay Carney, Mỹ tin kế hoạch kế tục của Kim Jong Un đă có từ lâu và Washington không thấy có một sự e ngại đáng kể nào trong việc bàn giao quyền lực này. “Tôi không cho rằng chúng tôi có thêm sự lo ngại nào. Chúng tôi tiếp tục gây sức ép để họ đáp ứng những nghĩa vụ quốc tế”, ông này cho biết.
Liệu sự thay đổi lănh đạo ở Triều Tiên có giúp mở ra tương lai sáng sủa hơn về chương tŕnh hạt nhân không?
Bất chấp những cố gắng liên tiếp, cuộc đàm phán về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên đă không có dấu hiệu tiến triển nào.
Một quan chức Mỹ cho biết: “Hiên giờ chính người Triều Tiên đang vướng cảnh "tang gia bối rối”. “Chúng tôi cần chờ xem họ đang ở đâu và đi đâu trong thời kỳ chuyển tiếp. Chắc chắn rằng chúng tôi cần phải tái can dự nhưng vào thời điểm thích hợp.”
Trong những tháng gần đây các quan chức Mỹ và Triều Tiên đă gặp nhau hai lần để trao đổi nhằm nối lại cuộc đàm phán sáu bên về việc chấm dứt chương tŕnh hạt nhân của B́nh Nhưỡng.
Các cuộc gặp đó, dù không có đột phá trực tiếp nào, đă đánh dấu sự kết thúc của một thời kỳ căng thẳng cao độ của năm 2010 sau khi Seoul buộc tội B́nh Nhưỡng đánh ch́m một tàu và pháo kích một ḥn đảo của Hàn Quốc.
Thái độ của Trung Quốc
Ông David Cohen, tác giả của nhiều bài báo trong chuyên mục Quyền lực Trung Quốc của trang mạng Diplomat có một số nhận định về chính sách mới của Trung Quốc đối với Triều Tiên "mới".
Dưới đây là một phần bài viết của ông về đề tài trên:
Cái chết của ông Kim Jong Il khiến thế giới chú ư đến mối quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên.
Trung Quốc vốn đóng vai tṛ nhà bảo trợ quốc tế cũng như đồng minh ư thức hệ trên danh nghĩa của Triều Tiên. Không những vậy, viện trợ lương thực và năng lượng của Triều Tiên phần lớn đến từ Trung Quốc. Vai tṛ của Trung Quốc được thể hiện rơ trong quá khứ khi nước này dẫn dắt Triều Tiên tham dự bàn đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Tác giả cuốn sách “Meltdown: The Inside Story of the North Korean Nuclear Crisis” và cũng là cựu phóng viên của CNN trong khu vực, ông Mike Chinoy cho biết Trung Quốc là động lực cho một chính quyền ổn định của người kế thừa Kim Jong Un. “Điều quan trọng nhất là Trung Quốc đă cam kết ủng hộ Triều Tiên, điều này sẽ tránh cho một sự sụp đổ của Triều Tiên”, ông Chinoy nói.
Ông Kim Jong Il bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại Bắc Kinh ngày 20/4/2004 - Ảnh: AFP
Sự sụp đổ của Triều Tiên cũng sẽ là cơn ác mộng đối với Trung Quốc. Không chỉ dừng ở một ḍng người tị nạn vào Trung Quốc mà sự thống nhất giữa 2 miền sẽ giúp quân đội Mỹ tiến sát vào biên giới Trung Quốc. Ngoài ra, sẽ rất khó kiểm soát các tài liệu hạt nhân của Triều Tiên trong t́nh trạng bất ổn định.
Trung Quốc sẽ thúc đẩy cho một sự thay đổi một cách thận trọng. Đối với Trung Quốc, Triều Tiên giống như con nợ. Cường quốc này bày tỏ mong muốn Triều Tiên từ bỏ chương tŕnh hạt nhân và phát triển theo con đường của Trung Quốc: cải cách mở cửa.
Thế nhưng điều này là rất khó. Giáo sư Zhu Feng của ĐH Bắc Kinh cho biết ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Triều Tiên rất hạn chế. Viện trợ nhân đạo của Bắc Kinh đối với B́nh Nhưỡng giống như một ống thở - việc Bắc Kinh cắt viện trợ sẽ dẫn tới một sự sụp đổ của B́nh Nhưỡng, điều mà Trung Quốc không hề muốn. Hay nói cách khác, Trung Quốc không thể sử dụng cây gậy của ḿnh khi Triều Tiên cho thấy không hứng thú với củ cà rốt tăng viện trợ kinh tế.
Phạm Ngọc Uyển - Thanh An
(ĐVO) (tổng hợp)