Lọt ḷng mẹ, đứa trẻ nằm trong bồn nước ấm, nhưng không bị ngạt v́ vẫn được cung cấp ôxy đầy đủ từ mẹ qua dây rốn.
Không ít sản phụ châu Âu đă dũng cảm lựa chọn phương thức sinh con dưới nước và rất thành công khi đứa trẻ chào đời khỏe mạnh. Thực chất, đây là cách thức đă được áp dụng từ năm 1977 tại Nga. Khi đó, người phụ nữ ngồi trong bồn nước có chiều rộng 2m, sâu 0,65m với nhiệt độ nước là 37 độ C, tương đương với thân nhiệt con người. Sản phụ sẽ đợi khi tử cung mở lớn để ngồi vào bồn và thực hiện quá tŕnh sinh nở rất kỳ diệu. Các bác sĩ, y tá và người thân đứng xung quanh quan sát, trợ giúp và kịp thời đón đứa trẻ lên khỏi mặt nước.
Tới năm 1983, các nhà khoa học Pháp đă chính thức nghiên cứu và báo cáo cụ thể về tính ưu việt của phương pháp này. Từ đó về sau, sinh con dưới nước trở nên phổ biến tại các quốc gia châu Âu và nhận được sự hưởng ứng của không ít sản phụ.
Theo phân tích của các chuyên gia y tế, phương pháp sinh nở mang tính tự nhiên này có nhiều ưu điểm vượt trội so với cách “vượt cạn” thông thường. Nó giúp sản phụ trải qua giai đoạn khó khăn này một cách an toàn, nhẹ nhàng và bớt cảm giác đau đớn.
Trên thực tế, khi c̣n trong bụng mẹ, đứa trẻ được bao bọc bởi nước ối. V́ vậy, khi được đẩy từ tử cung ra môi trường nước bên ngoài, bé vẫn có cảm giác quen thuộc bởi nước ấm. Trẻ sẽ không bị ngạt hoặc có cảm giác thay đổi đột ngột môi trường sống v́ vẫn được cung cấp oxy đầy đủ từ mẹ qua dây rốn. Chỉ khi được nhấc khỏi mặt nước, trẻ mới bắt đầu có những hơi thở đầu tiên, đón chào thế giới.
Với sản phụ, phương pháp này giúp họ có cảm giác êm ái và được thư giăn khi sinh. Nước ấm khiến người mẹ giảm cảm giác co thắt ở tử cung, cơ thể được thả lỏng hoàn toàn.
Nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, sinh con dưới nước không hề khiến nguy cơ nhiễm khuẩn tăng lên. Đây là phương thức rất gần gũi tự nhiên, khiến mẹ và bé có mối tương trợ kỳ diệu và cùng nhau vượt qua thời khắc thiêng liêng một cách nhẹ nhàng. Nhiều người c̣n tự tay đỡ và bế con lên khỏi mặt nước mà không cần nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ.
Dưới đây là h́nh ảnh một ca sinh nở thành công bằng phương pháp này:
Mai Anh (theo Sina, 163)