Nga sẽ thay thế toàn bộ thiết bị điện tử trên máy bay ném bom Tu-22M3 để có đủ khả năng điều khiển tên lửa có độ chính xác cao.
Không quân Nga sẽ chuyển máy bay ném bom tầm xa Tu- 22M3 thành một loại "vũ khí chính xác".
Nhằm mục đích đó, máy bay sẽ được thay toàn bộ thiết bị điện tử và chắc sẽ được trang bị tên lửa Kh-32 mới.
Đại diện của một trong những xí nghiệp tham gia hiện đại hoá máy bay nói: “Anh có nhớ máy bay Tu-22M khác Tu-22 những ǵ không? Đấy là hai máy bay hoàn toàn khác nhau. Đối với loại máy bay mới này cũng sẽ là như vậy”.
Theo đại diện của Không quân Nga, phi công sẽ được đào tạo bổ sung chuyển loại trong 2-3 tháng ở trung tâm huấn luyện tại Ryazan để lái máy bay mới.
Ông này giải thích: “Quá tŕnh đào tạo nâng cấp phi công đă được tiêu chuẩn hoá. Các học viên phải nắm được các dụng cụ điện tử, các hệ thống điều khiển vũ khí mới, dẫn đường, kiểm soát t́nh h́nh quanh máy bay. Mọi thông tin đều được hiển thị trên màn h́nh điện tử, phi công chỉ việc lựa chọn chế độ, mục tiêu và bấm nút như khi chơi tṛ chơi điện tử”.
Người này cho biết thêm, đến năm 2020 Nga sẽ hiện đại hoá 30 chiếc Tupolev lên chuẩn Tu-22M3 và mở rộng khả năng trang bị vũ khí cho chúng.
Phó chủ tịch thứ nhất Học viện các vấn đề địa chính trị, tiến sĩ khoa học quân sự Konstantine Sivkov trả lời phỏng vấn của Izvestia cho biết, việc hiện đại hoá này sẽ thay hệ thống điều khiển vũ khí, dẫn đường và thông tin liên lạc và chiếm khoảng 30-50% giá thành máy bay.
Máy bay ném bom "cánh cụp cánh x̣e" Tu-22M3.
Đồng thời chuyên gia này cho rằng, việc hiện đại hoá 30 máy bay sẽ cải thiện khả năng tác chiến của phi đội Tu-22 lên 20%.
Ông Sivkov giải thích: “30 máy bay chỉ đủ để loại khỏi đội h́nh chiến đấu một tàu sân bay và đánh ch́m vài tàu hộ tống. Hiện đại hoá toàn bộ đội máy bay Tu- 22M3 có thể nâng khả năng của nó lên 100-120% đối với các mục tiêu trên biển và lên 2-3 lần đối với các mục tiêu trên mặt đất”.
Ông này dự báo, tên lửa mới Kh-32 có thể tiến đánh mục tiêu cách xa hàng trăm kilomet. Do đó, đối phương không thể phát hiện và tiêu diệt được.
Chủ tịch Viện đánh giá và phân tích chiến lược, ông Alexander Konovalov nhận xét, việc tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất là một trong những điểm yếu nhất của Quân đội Nga, bởi các tên lửa chiến thuật hiện nay có độ chính xác thấp và tầm bắn không xa. Ông Konovalov cho biết: “Ở Gruzia, chúng ta đă mất Tu-22M3 chỉ v́ máy bay này phải đi vào vùng pḥng không có tổ chức".
Theo ông này, muốn tên lửa có thể đánh trúng mục tiêu cách xa hàng trăm kilomet trên mặt đất, hoặc là tên lửa phải biết được toạ độ chính xác của mục tiêu và bay theo các toạ độ đó, đồng thời thường xuyên hiệu chỉnh vị trí của tên lửa trong không gian theo vệ tinh, hoặc là ai đó phải liên tục chỉ rơ mục tiêu này, c̣n tên lửa sẽ bay theo tín hiệu phản hồi.
“C̣n một hệ thống thứ ba, hệ thống có mối quan hệ phản hồi tương hỗ, khi mà bộ nhớ của tên lửa được nạp bản đồ chi tiết của hành tŕnh và h́nh ảnh mục tiêu cần phải tiêu diệt, và tên lửa trong khi bay sẽ chụp ảnh địa h́nh mà nó bay qua, liên tục so sánh ảnh với dữ liệu hành tŕnh đă được nạp sẵn," ông Konovolov nói.
Nguyễn Vũ (theo Izvestia)