Wang Jianyi đang rất vội. Cô đă đi xe buưt trong suốt 3 tiếng đồng hồ. Tại mỗi điểm dừng, cô đều thử, nhưng những hàng người chờ đến lượt vào nhà vệ sinh quá dài, khiến cô không thể kịp chuyến xe.
|
Toilet nữ công cộng ở Trung Quốc bị chỉ trích là bé hơn nhiều so với toilet nam. Ảnh: NYT |
Ngay khi vừa tới một trạm xe buưt chính liên vùng trong nội đô Bắc Kinh vào sáng thứ hai, Wang lao ngay đến khu vệ sinh công cộng gần nhất. Để rồi lại gặp phải một cảnh xếp hàng dài nữa.
“Tôi đă nhịn đi tiểu khoảng một giờ rồi,” cô gái 26 tuổi nói với một thái độ bực bội khi phải đứng chờ trước nhà vệ sinh, trong khi chỉ cách đó vài mét, đàn ông cứ bước ra vào liên tục mà không phải chờ đợi ǵ cả. “Tôi nghĩ rằng cần có thêm nhà vệ sinh cho phụ nữ, v́ việc vệ sinh của phụ nữ thường lâu hơn.”
Hàng người đứng chờ ở các nhà vệ sinh nữ thường dài ít nhất là gấp đôi trước nhà vệ sinh nam, theo kết luận của các nghiên cứu. Mặc dù vậy, theo tiêu chuẩn quốc gia đối với các toa-lét công cộng trên đường ở các khu vưc đô thị ở Trung Quốc, số lượng nhà vệ sinh nam và nữ là tương đương theo tỷ lệ 1-1. Đă vậy, các nhà vệ sinh của phụ nữ lại c̣n phải dành chỗ để đồ cho nhân viên lau dọn - phần lớn là nữ - nên phụ nữ lại bị mất thêm cơ hội được sử dụng nhà vệ sinh so với nam giới.
Một số người có thể lập luận rằng đây chưa phải là vấn đề công bức xúc nhất mà Trung Quốc đang gặp phải. Tuy nhiên, đối với Li Tingting, 22 tuổi, sinh viên ngành quản trị công tại tỉnh Sơn Tây, muốn chính quyền phải t́m biện pháp.
Chiến thuật của Li mới, và tiên phong ở Trung Quốc: Khoảng hơn một tuần trước, ở thành phố Quảng Châu, nam Trung Quốc, Li và khoàng gần chục các nhà hoạt động khác đă chiếm toa lét nam tại một khu vệ sinh công cộng đông đúc gần công viên. Trong 3 phút, họ ngăn không cho đàn ông vào, tạo điều kiện cho phụ nữ rút ngắn hàng người đang chờ đợi để sử dụng các ngăn vệ sinh c̣n trống trong toa lét nam. Sau đó họ lại giăn ra để cho đàn ông được sử dụng toa lét trong khoảng 10 phút.
Hoạt động này, được gọi là “Chiếm toa lét nam,” kết thúc sau một tiếng và theo cô Li, đă tạo được sự chú ư của công chúng mà không gây ra vấn đề ǵ cả. Chính quyền địa phương, ít ngày sau đă thông báo rằng, kể từ cuối tháng Ba năm trước, tỉ lệ nhà vệ sinh nam và nữ mới xây, hoặc mới cải tạo là 1 – 1.5. Tân Hoa xă, hăng tin chính thống của nhà nước Trung Quốc đưa tin rằng chính quyền thành phố đă có những phản ứng nhanh chóng và kịp thời đối với nhu cầu của người dân.
Tuy nhiên có một điều là, Quảng Châu trước nay vốn được coi là thành phố khá tự do, với tư tưởng tiến bộ. Tại Bắc Kinh nơi những lo ngại về an ninh luôn được đặt lên hàng đầu, các nhà hoạt động trên đường phố như vậy thường không được chính quyền đối xử một cách mềm mỏng.
Khi Li và một số nhà hoạt động khác cố gắng “chiếm toa lét nam” tại một khu vệ sinh công cộng ở Bắc Kinh, gần bến xe đường dài Deshengmen vào sáng chủ nhật, họ đă được 10 cảnh sát và ba chiếc xe ô tô của công an “chào đón”. Cảnh sát bảo Li rằng, cô và những nhà hoạt động trong nhóm của cô phải rời đi ngay, v́ họ không có giấy phép. Cảnh sát cũng yêu cầu nhóm phải gỡ và mang ngay các tấm áp phích sặc sỡ và những tờ rơi màu hồng đi.
Nhóm các nhà hoạt động của Li đến một nhà vệ sinh khác, nơi đây họ được nhiều cảnh sát “chào đón” hơn. Cảnh sát cũng ghi h́nh Li khi cô đang trả lời phỏng vấn của các phóng viên về lư do tại sao phụ nữ cần nhiều toa lét hơn đàn ông. Ngay sau khi phóng viên đi khỏi, cảnh sát đă tạm giữ cô và một người bạn trong 5 giờ tại một nhà hàng gần đó bởi họ lo ngại rằng Li và các bạn sẽ tiếp tục chiếm một nhà vệ sinh khác.
“Nhóm hoạt động chiếm toa lét đă thành công rực rỡ,” là tiêu đề trên trang nhất của tờ báo ra hôm sau đó. “Chính quyền đă lắng nghe những phụ nữ yêu cầu cần nhiều hạ tầng công cộng hơn.”
Vệ sinh công cộng không phải là một chủ đề mới ở Trung Quốc, và cũng không phải là một vấn đề dễ giải quyết. Tổ chức Y tế thế giới ước tính rằng, hàng chục triệu người Trung Quốc không được tiếp cận với nhà vệ sinh mà phải đi vệ sinh “ngoài trời.” Trong một báo cáo năm 2010, tổ chức này ước tính khoảng 455 người dân Trung Quốc thiếu nhà vệ sinh tiêu chuẩn mà có thể giúp người dùng tránh tiếp xúc với chất thải. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh của người dân.
Tuy nhiên t́nh h́nh vệ sinh ở Trung Quốc đă được cải thiện một cách đáng kể trong 20 năm qua, và vẫn đang ngày một tốt hơn. Theo ước tính của các nhà phân tích, với những cơn sốt bất động sản, mức tiêu thụ thiết bị vệ sinh của Trung Quốc hiện đạt khoảng 19 triệu bộ một năm, gấp đôi lượng tiêu thụ của Mỹ. Tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc đă tổ chức hội nghị thượng đỉnh và triển lăm của tổ chức vệ sinh thế giới lần thứ 11 tại đảo Hải Nam. Chính quyền Trung Quốc khẳng định rằng, ḥn đảo du lịch này đang là trung tâm của một cuộc “cách mạng vệ sinh.”
Quo Jianmei, giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật phụ nữ tại Bắc Kinh cho rằng, những hoạt động của cô Li và các bạn của ḿnh đă cho thấy rơ vấn đề b́nh đẳng trong vấn đề nhà vệ sinh giữa nam và nữ. Đây là một vấn đề không phải là không được biết đến. Hành động của Li và các bạn đă buộc các quan chức phải đưa ra các quy định đối với vấn đề ít được thảo luận này. Bà cũng hy vọng các nhà lập pháp Trung Quốc, trong phiên họp tuần tới đây sẽ quan tâm đến vấn đề này.
Tỷ lệ 1-1 giữa lượng toa lét công cộng dành chon nam và nữ ở Trung Quốc được quy định trong chuẩn quốc gia năm 2005, là không tỏ ra ưu tiên phụ nữ bằng tiêu chuẩn của Đài Loan hay Hồng Kông. Tại Đài Loan, tiêu chuẩn này là 1-3, trong Hồng Kông áp dụng tỉ lệ 2-3. Trung Quốc chỉ theo tiêu chuẩn của Hồng Kông tại một số cơ sở công cộng như khu mua sắm, bởi phụ nữ được cho là đi mua sắm thường xuyên hơn nam giới.
Li cho rằng về những khu vệ sinh không phân biệt giới tính là một trong những biện pháp khả thi cho Trung Quốc. Cô hy vọng rằng cô có thể tiếp tục chiến dịch của ḿnh bởi “Tôi nghĩ rằng quyền được tiếp cận nhà vệ sinh là một quyền cơ bản.”
Cao Thu (theo
NYT)