Tại sao Trung - Mỹ phải đi tới xung đột? - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 03-10-2012   #1
woaini1982
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
woaini1982's Avatar
 
Join Date: Jul 2008
Posts: 24,000
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 41
woaini1982 Reputation Uy Tín Level 1woaini1982 Reputation Uy Tín Level 1
Default Tại sao Trung - Mỹ phải đi tới xung đột?

Cuộc xung đột hệ thống chính trị đang tồn tại giữa Mỹ -Trung xuất hiện khá lâu, ngay cả khi hai bên có chung lợi ích về kinh tế không thể che lấp được.

Cách đây 40 năm, chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Richard Nixon tới Trung Quốc là một trong những sự kiện địa chính trị nổi bật hai nước. Ngày nay "tuần lễ làm thay đổi thế giới" đó được nhớ tới chủ yếu như một tṛ chơi táo bạo trong cuộc cách mạng ngoại giao rất thành công đối với Tổng thống Mỹ và nước này.

Tuy nhiên, ngày nay càng rơ ràng hơn rằng chuyến thăm của Nixon đă khởi đầu một tiến tŕnh mà rốt cuộc đă chấm dứt sự cô lập của Trung Quốc và dọn đường cho Bắc Kinh tái sinh như một một cường quốc lớn. Trong suốt 40 năm qua, Trung Quốc đă hưởng lợi nhiều hơn so với Mỹ từ việc nối lại quan hệ hữu nghị chiến lược Trung - Mỹ.

Trước hết, về mặt an ninh, quan hệ bán-liên minh được thiết lập giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp sau chuyến thăm kể trên đă giúp Bắc Kinh tăng cường mạnh mẽ năng lực đối đầu với Nga. Nga đă huy động 30 - 40 sư đoàn chống lại Trung Quốc và đang trù tính một cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Bắc Kinh ngay trước chuyến viếng thăm của ông Nixon. Tất nhiên, thêm Trung Quốc vào như một con lắc chống lại Nga đă giúp Mỹ tiến hành Chiến tranh Lạnh. Nhưng cuối cùng Mỹ đă đánh bại Nga trong cuộc cạnh tranh này mà không cần phải có sự đóng góp của Trung Quốc mà nước này vốn rất chừng mực ở những phạm vi nhất định.

Do sự hỗn loạn chính trị của Cách mạng Văn hóa (1966-1976), những lợi ích về kinh tế của việc nối lại quan hệ hữu nghị Trung - Mỹ phải đợi vài năm sau nữa mới xuất hiện. Măi cho đến khi ông Đặng Tiểu B́nh trở lại nắm quyền và cuộc cách mạng kinh tế mà những cải cách của ông khởi đầu th́ Trung Quốc mới bắt đầu tăng cường tầm quan trọng kinh tế của các mối quan hệ giữa nước này với Mỹ. Điều này cho thấy ông Đặng Tiểu B́nh khá khôn ngoan để hiểu rơ tầm quan trọng này mối quan hệ này. Đó là lư do chuyến công du nước ngoài đầu tiên mà ông thực hiện sau khi giành được ưu thế chính trị hồi tháng 12/1978 (đây là tháng mà Bắc Kinh và Washington chính thức b́nh thường hóa quan hệ) là tới Mỹ.

Ông Đặng Tiểu B́nh biết rằng, chương tŕnh cải cách kinh tế và mở cửa của Trung Quốc không thể thành công nếu không có đầu tư và công nghệ từ Mỹ. Mô h́nh dẫn dắt sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc với đầu tư tăng cao, mở cửa đón thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài, và phân quyền sẽ sinh ra những kết quả kém ấn tượng hơn nhiều nếu như thị trường Mỹ đóng cửa đối với hàng hóa Trung Quốc và các công ty Mỹ bị cấm đầu tư vào Trung Quốc (như thời trước chuyến thăm của Nixon).


Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Ảnh minh họa: Circleofblue.

Nh́n lại kết quả 40 năm b́nh thường quan hệ Mỹ - Trung có thể dễ ràng nhận ra, Trung Quốc là nước chiến thắng trọn vẹn. Thật may mắn là Mỹ không thua. Đó là một cuộc chơi đôi bên cùng thắng hiếm hoi về địa chính trị. Tuy nhiên, ngay cả trong t́nh huống cùng thắng này, Trung Quốc rơ ràng đă giành được nhiều hơn Mỹ. Đối chiếu những lợi ích tương đối như vậy khiến một người phải tự hỏi lẽ ǵ mà ngày nay có quá nhiều nhân vật chóp bu Trung Quốc nuôi dưỡng những oán giận chống Mỹ như vậy.

Một lư do cơ bản để các mối quan hệ Trung - Mỹ đôi bên cùng có lợi kể từ sau chuyến thăm của Tổng thống Nixon khá rơ ràng. Hai nước có chung các lợi ích quan trọng: an ninh chống lại mối đe dọa từ Nga thời Chiến tranh Lạnh và các lợi ích kinh tế ngày càng lớn từ thương mại và đầu tư sau Chiến tranh Lạnh.

Thông thường, sợ hăi và tham lam là hai điều kiện đủ để tăng cường các mối quan hệ song phương giữa hầu hết các quốc gia. Tuy nhiên đó không hoàn toàn đúng với các cường quốc lớn. Duy tŕ sự tin tưởng chiến lược, dựa trên các giá trị chung và các thể chế chính trị tương đồng, là cực kỳ quan trọng trong việc quyết định bản chất mối quan hệ giữa các cường quốc. Có thể có những ngoại lệ, chẳng hạn như trong trường hợp chuyến thăm của Nixon, sự kiện diễn ra khi cả Trung Quốc và Mỹ đang đối mặt với một mối đe dọa an ninh rất lớn chính là Nga. Đó là lư do ông Nixon và ông Henry Kissinger, đều là những người thực hành chính sách thực dụng tài giỏi, không lo ngại về bản chất của chế độ Trung Quốc vào thời điểm đó. Bản năng sinh tồn, chứ không phải niềm tin chiến lược lâu dài, đă thúc ép hai nước t́m kiếm sự hợp tác.

Nhưng hiện nay, cấu trúc của các mối quan hệ Trung - Mỹ đă thay đổi vượt ra ngoài sự công nhận. Về an ninh, họ đă trở thành các “bán” đối thủ, thay v́ là các “bán” đồng minh. Bên này coi bên kia như một mối đe dọa tiềm ẩn và trù tính các chiến lược quốc pḥng tương xứng. Các mối quan hệ kinh tế của họ phát triển phụ thuộc lẫn nhau và h́nh thành một nền tảng vững chắc nhất để tiếp tục hợp tác. Nhưng ngay cả như thế, căng thẳng vẫn xuất hiện, đặc biệt là dưới dạng các thâm hụt lớn về thương mại song phương mà một phần là do đồng tiền được định giá thấp và những hạn chế của Trung Quốc đối với sự tiếp cận thị trường của các công ty Mỹ.

Xung đột ư thức hệ giữa nền dân chủ tự do Mỹ và nhà nước độc đảng của Trung Quốc trở nên gay gắt hơn trong những năm gần đây. Những người ủng hộ sự ràng buộc với Trung Quốc đưa ra lập luận dựa trên giả định rằng sự hiện đại hóa kinh tế và hội nhập của Trung Quốc với phương Tây sẽ thúc đẩy sự thay đổi chính trị và làm cho nhà nước độc đảng trở nên dân chủ hơn. Giả thuyết "cách mạng tự do" này đáng tiếc đă không mang lại kết quả. Thay v́ theo đuổi sự mở rộng tự do chính trị, Đảng Cộng sản Trung Quốc lại ngày càng chống lại dân chủ hóa, hoang tưởng về phương Tây và ngày càng căm ghét các giá trị tự do.

Kết quả là, trong số 3 trục của quan hệ Trung - Mỹ gồm an ninh, kinh tế và hệ tư tưởng th́ chỉ lợi ích kinh tế chung là vẫn tồn tại. Trái lại, trong lĩnh vực an ninh và ư thức hệ, các mối quan hệ Trung - Mỹ phát triển ngày càng cạnh tranh và đối lập. Nếu thế th́ nhiều khả năng nhất là sự cạnh tranh chiến lược sẽ trở thành một đặc điểm chính của các mối quan hệ Trung - Mỹ trong tương lai gần. Chừng nào nhà nước do đảng cộng sản Trung Quốc tiếp tục nắm quyền th́ hai quốc gia sẽ c̣n tiếp tục xung đột.

Mỹ và Trung Quốc không thể có niềm tin chiến lược thực sự bởi lẽ Washington với các giá trị dân chủ tự do với một bên là Trung Quốc có đảng cộng sản lănh đạo th́ sự cạnh tranh an ninh giữa hai cường quốc sẽ chỉ ngày càng dữ dội hơn mà thôi. Các lănh đạo Trung Quốc không tiếc cho cái gọi là "thiếu hụt ḷng tin" bởi họ biết rất rơ tại sao nó tồn tại. Bên cạnh đó, các hệ thống kinh tế chính trị của một nền dân chủ tự do (ủng hộ cạnh tranh tự do) và một chế độ độc đoán (thiên về kiểm soát nhà nước) về cơ bản là trái ngược nhau. Những khác biệt thể chế như vậy chính là nguyên nhân dẫn tới các chính sách kinh tế ắt sẽ xung đột với nhau. Cho nên, những rủi ro mà ngay cả các lợi ích kinh tế chung giữa Mỹ và Trung Quốc cũng có thể xói ṃn như là một hậu quả của xung đột giữa các hệ thống chính trị của họ là có thật.

Một dự đoán bi quan như thế về tương lai các mối quan hệ Trung - Mỹ có thể là không thích hợp để kỷ niệm 40 năm ngày Tổng thống Nixon viếng thăm Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu một người đồng ư với giả thuyết rằng sự tồn tại của chế độ độc đảng ở Trung Quốc, chứ không phải khát vọng của Mỹ nhằm ngăn chặn một cường quốc đang lên, là trở ngại cơ bản cho một mối quan hệ Trung - Mỹ hữu nghị và hợp tác lâu dài trong tương lai gần, th́ tự chúng ta sẽ giúp cho chính ḿnh bằng cách thừa nhận hiện thực này và cố gắng thay đổi nó.


Theo VNN
woaini1982_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	8
Size:	56.5 KB
ID:	364979
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC7

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 01:18.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05694 seconds with 14 queries