- Một số sinh viên K46,47,48 Trường ĐH Ngoại thương đang thực tập tại Singapore cho rằng, những công việc thực tập mà các em phải làm hoàn toàn không đúng trong hợp đồng đă kí trước khi đi.
Quá sức chịu đựng
Thời gian vừa qua, Báo Giáo dục Việt Nam nhận được phản ánh qua thư điện tử về việc một nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương đi thực tập tại Singapore, nhưng không được làm đúng chuyên ngành đào tạo, công việc trong thời gian thực tập khá nặng nhọc... Theo phản ánh của sinh viên NT, K47 đang có đợt thực tập tại Singapore cho biết, bản thân em không phải là cô chiêu cậu ấm được nuông chiều rồi sang đây làm việc. Tuy nhiên, khối lượng công việc hầu như quá sức đối với lứa tuổi sinh viên. Theo phản ánh, những sinh viên trong kỳ thực tập này phải làm việc trái giờ ngủ, từ 1 giờ sáng tới 9 giờ sáng, kéo dài nhiều ngày, đối với sinh viên nữ điều đó quả là quá sức.
Sinh viên NT. c̣n cho biết, trước khi đi nhà trường “tô vẽ” các chương tŕnh thực tập, một giấc mơ màu hồng về cuộc sống chân trời mới, đi nước ngoài thực tập là cơ hội nâng cao kĩ năng, bổ sung vốn ngoại ngữ... Tuy nhiên, sinh viên này tỏ ra khá thất vọng sau khi đón nhận những nội dung công việc tại đây. “Bọn em đến đây là để trải nghiệm công việc, trải nghiệm cuộc sống chứ không đến đây để làm việc đến kiệt sức, rồi vài tiếng sau thức dậy lại bắt đầu ăn uống rồi chuẩn bị đi làm. Chúng em muốn SỐNG chứ không muốn TỒN TẠI”, NT. thẳng thắn.
Ảnh minh họa Internet
Cùng hoàn cảnh như em NT, sinh viên NH K48 cho rằng, trước khi đi thực tập, phía công ty nơi làm việc hứa sẽ trả lương hàng tháng, tuy nhiên số tiền trợ cấp trong ba tháng (từ tháng 2-4) vẫn chưa thấy đâu. Trước khi đi, những sinh viên này được hứa hẹn sẽ trang bị đồ dùng sinh hoạt, mạng... nhưng theo phản ánh, những đồ dùng này chỉ được vài ba lần sử dụng đă hỏng. Các sinh viên phải tự trang bị đồ dùng cá nhân.
LH, sinh viên K46 cho biết, mặc dù đă đi làm một thời gian trước khi tham gia kỳ thực tập này nhưng cũng không thể h́nh dung công việc lại tới mức khó hiểu. Theo LH, công việc không như quảng cáo, tung hô trước khi đi, thực tập tại Singapore chủ yếu đi đẩy xe lăn.
“Về công việc cụ thể th́ đúng là không như quảng cáo hay mọi lời tung hô, công việc phần lớn là đi đẩy xe lăn chứ không phải là một phần nhỏ của công việc ở đây như nhà trường từng phổ biến. Công việc này rất là mệt mỏi và nặng nhọc và điều quan trọng là chúng em chưa từng nghĩ rằng lại là công việc chính của chúng em ở đây”, LH bức xúc.
Một số sinh viên khác kém ngoại ngữ cũng thừa nhận không muốn đ̣i hỏi ǵ thêm. Tuy nhiên, những sinh viên này đặt câu hỏi: Tại sao từ đầu các nhà trường không phỏng vấn nghiêm ngặt, v́ sang bên Singapore, công việc chính là đẩy WC?
“Nhà trường không cấm về khi thấy công việc không hợp”
Trao đổi với chúng tôi về những phản ánh trên, GS.TS Hoàng Văn Châu - Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại Thương cho biết, kỳ thực tập vừa qua có tất cả 48 sinh viên chọn sang Singapore thực tập. Kỳ thực tập này hoàn toàn tự nguyện, trước khi đi nhà trường đă thông báo công khai về những công việc mà sinh viên phải làm, nơi mà sinh viên đến, lương bổng, nghĩa vụ... những sinh viên nào có nhu cầu sẽ làm cam kết bằng văn bản và có chữ kư của bố, mẹ trước khi đi và hoàn toàn miễn phí, nhà trường hoàn toàn không bắt buộc.
GS. Châu cũng cho biết, những phản ánh trên nhà trường đă biết và xác minh điều đó là không chính xác: “Bản thân tôi cũng đă đến Singapore để thăm những nơi mà sinh viên ở, làm việc. Đợt này sinh viên làm việc ở hai nơi: Một Công ty dịch vụ ở sân bay. Một công ty thời trang cao cấp nổi tiếng ở Singapore. Những công việc làm rất tốt, chứ không phải đi làm nhà ăn hay đẩy WC như trong thư phản ánh”, GS Châu khẳng định.
Theo GS. Hoàng Văn Châu, nếu sinh viên cảm thấy công việc quá nặng nhọc, không phù hợp có thể tự xin về, nhà trường không cấm.
Được biết, kỳ thực tập này của 48 sinh viên ĐH Ngoại Thương tại Singapore, theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên, mỗi sinh viên sẽ được nhận 450-500 đô la Singapore/tháng. Theo. GS Châu, chuyến đi thực tập này Chính phủ Singapore chỉ công nhận những sinh viên thuộc ba trường ĐH Ngoại Thương, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Rmit được thực tập tại Singapore.
Trước những thông tin phản ánh từ sinh viên thực tập, GS/ Châu nói: “Chuyện kêu ca cũng b́nh thường, v́ các em đang quen ăn chơi ở nhà, giờ phải làm việc, làm ca, làm kíp, theo giờ của Singapore th́ vất vả là chuyện b́nh thường”.