Một phi đội 20 chiếc máy bay chiến đấu Spitfires từ Thế chiến thứ II được bảo quản một cách nguyên vẹn trong những thùng gỗ chôn sâu dưới ḷng đất Myanmar vừa được phát hiện sau 67 năm bị quên lăng.
Những máy bay này được vận chuyển đến Myanmar năm 1945 từ một nhà máy sản xuất ở Anh tới khu vực Viễn Đông, Nga. Những chiếc máy bay được bọc trong giấy tẩm mỡ và nhựa đường để chống lại các yếu tố tác động. Những chiếc máy bay này được chôn nguyên trong thùng gỗ như lúc mới được đưa đến để tránh khả năng rơi vào tay kẻ thù. Ông David Cundall, một trong những người đam mê hàng không đă bỏ ra 15 năm với khoảng 200.000 USD để t́m kiếm những chiếc máy bay mất tích này.
Máy bay Spitfires.
Người đàn ông 62 tuổi này là một nông dân Anh, biết về số phận những chiếc máy bay này qua câu chuyện của các cựu binh Mỹ với một người bạn. Ông Cundall nói với tờ Sydney Morning Herald: “Họ nới với Jim: ‘Chúng ta đă làm nhiều việc khá ngớ ngẩn trong thời gian đó, nhưng nực cười nhất là việc chôn những chiếc Spitfires’. Và khi Jim trở về từ Mỹ, ông ta đă nói với tôi”.
Vị trí của những chiếc máy bay vẫn được giữ bí mật tuyệt đối. Không có thông tin nào khác được tiết lộ ngoài việc chúng bị chôn trên lănh thổ Myanmar, trên đường được đưa tới khu vực Viễn Đông. Ông Cundall cho biết: “Chúng tôi đă khoan một lỗ và đưa camera xuống để xem xét. Có vẻ tất cả chúng đều trong t́nh trạng tốt”.
Spitfire Mark XIV là loại máy bay quư hiếm bởi một lí do duy nhất, chúng sử dụng động cơ của Rolls Royce Griffon, có sức mạnh và tốc độ nhanh hơn so với động cơ Merlins được sử dụng cho các phiên bản trước. Những động cơ này có thể giúp máy bay đạt tới vận tốc 440 dặm/giờ với tổng sức mạnh lên tới 2.050 mă lực.
Việc sản xuất loại máu bay Spitfires kết thúc hoàn toàn vào năm 1947 với tổng số 20.334 chiếc các loại được xuất xưởng. Tuy nhiên, chỉ 2.053 chiếc máy bay loại này được lắp phiên bản động cơ Griffon của Rolls Royce.
Những chiếc máy bay này bị coi là dư thừa và chôn vào tháng tám năm 1945 và có thể thêm 8 chiếc khác được chôn vào cuối năm. Vào thời điểm đó, máy bay cánh quạt đă không c̣n được ưa chuộng bởi sự xuất hiện của động cơ phản lực. Cundall kể rằng máy bay Spitfires được bán với giá rẻ mạt. Các quan chức quân sự Anh khi đó đă quyết định rằng việc chôn những chiếc máy bay này sẽ rẻ hơn nhiều so với chi phí đưa chúng trở lại Anh.
Hiện tại, các biện pháp trừng phạt đối với Myanmar ngăn chặn việc đưa các khi tài quân sự ra khỏi đất nước. Tuy nhiên, sau chuyến thăm vừa rồi của Thủ tướng Anh David Cameron tới Myanmar, việc khai quật có thể sẽ được thực hiện và những chiếc máy bay sẽ an toàn trở về Anh. Người đứng đầu chính phủ Anh gần đây đă nới lỏng và kêu gọi quốc tế nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Manila.
Hiện chỉ có khoảng 35 chiếc Spitfire đang bay trên toàn thế giới.
Hồng Duy
Theo infonet.vn