- Mỹ sẽ phải đối mặt với một tuần căng thẳng ở Trung Quốc khi cuộc đàm phán cấp cao về thương mại và các vấn đề nóng trên toàn cầu diễn ra sau vụ nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc xin tị nạn ở Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh.
Mỹ sẽ phải đối mặt với một tuần căng thẳng ở Trung Quốc khi các cuộc đàm phán cấp cao về thương mại và các vấn đề nóng trên toàn cầu như Iran và Triều Tiên diễn ra sau vụ nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc trốn khỏi nhà và t́m đến Đại sứ quán Mỹ xin tị nạn.
Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Chen Guangcheng (Trần Quang Thành), một luật sư mù và cũng là nhà hoạt động nhân quyền vốn bị quản thúc tại gia kể từ tháng 9 năm 2010 đă trốn khỏi nhà và xin ẩn náu tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh.
Vụ việc này đang gây nhiều áp lực cho chính quyền Mỹ khi công khai bảo vệ người bất đồng chính kiến với chính phủ Trung Quốc ngay tại thủ đô nước này.
Trong khi đó, tại cả hai nước đều đang diễn ra nhiều sự thay đổi. Mỹ đang đi tiếp vào giai đoạn quyết liệt của chiến dịch tranh cử bầu cử tổng thống tháng 11, trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đang chuẩn bị cho một quá tŕnh chuyển đổi lănh đạo vốn đă bị ảnh hưởng sau vụ bê bối của cựu quan chức cấp cao Bạc Hy Lai.
Song Mỹ đă không xác nhận thông tin về vấn đề ông Chen và Trung Quốc cũng từ chối b́nh luận công khai về vụ trốn thoát của Chen.
Tuy nhiên, tờ New York Times, đưa tin rằng Kurt Campbell, trợ lư Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á - Thái B́nh Dương đă đến Bắc Kinh vào ngày Chủ nhật vừa qua để đàm phán về vấn đề Guangcheng - trích dẫn thông tin từ các quan chức giấu tên ở cả Washington và Bắc Kinh.
Chen Guangcheng là người bất đồng chính kiến với chính phủ Trung Quốc đă xin tị nạn ở Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh.
Thông tin về vụ việc này đă tạo ra những lo ngại về căng thẳng trong quan hệ hai nước và nhất là trong điều kiện t́nh h́nh chính trị ở cả hai nước đang sắp bước vào những sự kiện quan trọng vốn đă khiến các nhà lănh đạo hai quốc gia phải linh hoạt hơn trong các vấn đề tranh căi về kinh tế và an ninh.
Tới đây, Đối thoại Chiến lược và kinh tế Mỹ - Trung sẽ diễn ra vào ngày 3-4/5. Cả Washington và Bắc Kinh đều xác nhận rằng các cuộc đàm phán cấp cao vẫn sẽ được tiến hành như dự kiến.
Chuyến đi đến Trung Quốc lần này được nhận định đang gây ra nhiều thử thách cho Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner.
"Rất có khả năng rằng vấn đề này sẽ trở thành một thỏa thuận quan trọng với những tác động tiêu cực lớn đến quan hệ Mỹ-Trung Quốc, nhưng cũng có thể được đàm phán một cách nhanh chóng và lặng lẽ" - Kenneth Lieberthal, giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Trung Quốc John L. Thornton tại Viện Brookings cho biết.
Mỹ vẫn đang t́m kiếm sự đồng thuận của Trung Quốc trong việc đối phó với những thách thức về phổ biến vũ khí hạt nhân của Iran và Triều Tiên.
Hầu hết các chuyên gia tin rằng Triều Tiên đang chuẩn bị cho một vụ thử hạt nhân thứ ba, bất chấp các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc và áp lực từ Bắc Kinh. Trong trường hợp của Iran, Mỹ muốn đạt được sự hợp tác của Trung Quốc để cắt giảm nhập khẩu dầu từ Tehran, một nguồn năng lượng quan trọng đối với Trung Quốc.
Trong khi đó, Trung Quốc đang rất để tâm đến chiến lược tái cân bằng lực lượng quân sự ở khu vực châu Á-Thái B́nh Dương của chính quyền Obama, theo đó Mỹ đă tăng cường quan hệ an ninh với các đồng minh Australia, Philippines và Nhật Bản.
Một trong những động thái nhấn mạnh mối quan hệ đồng minh sâu sắc gần đây là việc Tổng thống Barack Obama tiếp đón Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tại Nhà Trắng vào hôm thứ Hai, cùng ngày khi Ngoại trưởng Clinton và Bộ trưởng Quốc pḥng Leon Panetta tiếp đón những người đồng cấp từ Philippines.
Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nhật sẽ cho phép các đồng minh tiến tới hợp tác quân sự chặt chẽ hơn trong khu vực. Điều này sẽ khiến Trung Quốc không tránh khỏi những quan ngại sâu sắc.
Ngọc Huyền (Theo Reuters)