“Mẹ” là một trong những từ thiêng liêng nhất của mọi ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong tiếng Việt, từ “mẹ” là yếu tố không thể thiếu trong nhiều câu chửi. Chúng ta dùng từ dành cho người ḿnh yêu nhất để chửi người ḿnh ghét nhất…”.
Chửi đă có từ trăm năm
Cách đây 100 năm, chuyện chửi bậy đă được phản ánh ở Hà Nội. Bên cạnh những thuần phong mỹ tục, chuyện chửi bậy đă đi cả vào trong văn học dân gian như là cuộc chửi nhau nổi tiếng của Ba Giai - Tú Xuất tại chợ Đồng Xuân đă được ghi chép lại đi vào trong các áng văn thơ mà ai cũng biết.
Hoặc chúng ta hay nghe các cụ nói đến hai chữ “nặc nô”. Đây chính là những nhân vật của ngày xưa, những người chuyên đi chửi bậy để đ̣i nợ v́ một trong những nghề của Hà Nội xưa là đi đ̣i nợ.
Ảnh minh hoạ
Nhưng cách đây hơn 50 năm về trước, chuyện chửi bậy là rất ít ở Hà Nội. Người Hà Nội thời bấy giờ đă được nhắc đến với cái tên người Tràng An thanh lịch.
Bởi trước đó, người ta đă quen với những qui định chặt chẽ để được sống trong đô thị. Đó là: phạt người đổ rác ra đường, phạt những gia đ́nh nào căi nhau to tiếng và phạt những người chửi bậy.
Với chế tài chặt chẽ như vậy nên hiện tượng chửi bậy là hầu như không c̣n ở thời điểm này. Và cũng kể từ đó đă tạo nên những đặc trưng của lối sống đô thị.
Ngôn ngữ là vỏ bọc của tư duy. Ngôn ngữ và cách giao tiếp của con người với nhau cũng phản ánh một góc độ văn hóa của một cộng đồng.
Trong cuốn sách “Ngược chiều vun vút” của anh chàng Joe Ruelle người Canada có nhận xét về những câu chửi bậy của người Việt Nam mà chúng ta phải ngẫm nghĩ: “Mẹ” là một trong những từ thiêng liêng nhất của mọi ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong tiếng Việt, từ “mẹ” là yếu tố không thể thiếu trong nhiều câu chửi. Chúng ta dùng từ dành cho người ḿnh yêu nhất để chửi người ḿnh ghét nhất…”
Đề nghị việc cấm chửi bậy là một tiêu chí văn hóa
Guồng quay hối hả của một xă hội đang trên đà phát triển với nhiều bộn bề lo toan trong một nền kinh tế thị trường sẽ làm tăng mức độ căng thẳng của một cá nhân.
Nhưng điều đó không có nghĩa là người ta tự t́m sự thoải mái cho ḿnh bằng những câu chửi bậy và rồi chất lên người khác sự không thoải mái khi bị thưởng thức câu chửi. Và đương nhiên, sự tương tác giữa cái dễ chịu của người này với cái khó chịu của người khác rất có thể làm nảy sinh những hành vi không c̣n đơn thuần là lời lời nói mà bằng tay chân.
Điều này có thể thấy qua một số hành động của giới trẻ ngày nay, rất nhiều những con số giết người, bạo lực gia tăng đang là những ví dụ sống chứng minh cho những hậu quả trên. Lời chửi làm tổn thương người khác, sẽ khó lấp được khoảng cách giữa con người với nhau và làm gia tăng xung đột trong xă hội.
Vậy có cách ǵ để t́nh trạng văng tục chửi bậy giảm thiểu một cách tối đa? Có, nhưng không mới mẻ lắm. Chỉ cần chúng ta ư thức được tính chất nghiêm trọng của việc chửi bậy trong xă hội hiện nay và thực hiện mấy giải pháp sau:
Trước tiên, trong mỗi gia đ́nh hay nhà trường cần phải có những bài giáo dục cho con người rèn luyện tính kiềm chế và b́nh tĩnh trước những t́nh huống hay hoàn cảnh khó khăn.
Thứ hai, hăy đề nghị việc cấm chửi bậy là một tiêu chí văn hóa. Bộ máy hành chính phải đưa ra được những chế tài và những h́nh thức xử lư rơ ràng. C̣n nhớ thời kỳ bao cấp, khi đi vào những cơ quan công sở, chúng ta rất hay nh́n thấy các tấm biển được treo ở tiền sảnh với khẩu hiệu: “Cấm nói tục, chửi bậy”.
Hay ngày nay, khi đi vào những nơi linh thiêng như đ́nh, chùa, nhà thờ…, tấm biển “Cấm nói tục, chửi bậy” cũng được tất cả người dân thực hiện một cách rất thành kính với tâm thế thoải mái, dễ chịu. Chúng ta hăy đưa những tấm biển đó quay trở lại và gắn ở những nơi công cộng để nhắc nhở người dân mọi lúc, mọi nơi.
Và cuối cùng, các nhà quản lư xă hội cần phải tổ chức xă hội văn minh hơn để giảm đi sự ức chế, giảm đi sự xung đột trong xă hội.
TS. Đỗ Thị Vân Anh
(Khoa Xă hội học - Đại học Công đoàn)
theo bee