Phim mô tả bạo lực ở lứa tuổi học tṛ đứng trước ranh giới bị cấm trong bối cảnh rạp Việt chưa có hệ thống phân loại phim như các nước.
“Bẫy cấp 3” được giới thiệu là bộ phim về tuổi trẻ đầy bí ẩn và rùng rợn
Dù chưa được xác nhận chính thức, nhưng nhiều khả năng, bộ phim kinh dị dành cho tuổi học đường “Bẫy cấp ba” sẽ không được ra rạp theo dự kiến. Trước đó, bộ phim đă được 21 rạp tại Hà Nội, TP.HCM, Hải Pḥng, Đà Nẵng, Biên Ḥa đặt lịch chiếu từ ngày 18.5. Đây là thông tin được nhà sản xuất "Bẫy cấp 3" Trần Trọng Dần chia sẻ với phóng viên Báo. Hiện tại, thông tin về lịch chiếu bộ phim cũng đă bị gỡ xuống trên trang mạng của hệ thống rạp Megastar, đơn vị nhận phát hành phim.
“Bẫy cấp 3” nhiều khả năng không được phép phát hành
Nhiều người hẳn sẽ không ngạc nhiên với lệnh cấm này trong bối cảnh nhiều phim bạo lực thanh thiếu niên gần đây bị Hội đồng duyệt phim quốc gia chặn lại ở khâu xét duyệt phát hành. “Bẫy Cấp 3” được giới thiệu là bộ phim “rùng rợn, hồi hộp, đầy kịch tính tuy nhiên lại rất gần gũi với cuộc sống của giới trẻ hiện nay”.
Câu chuyện xoay quanh chuyến du lịch Đà Lạt của một nhóm học sinh cấp 3. Những phấn khởi, vui vẻ trong phút đầu được rời khỏi thành phố bận bịu, đông đúc của họ nhanh chóng biến thành nỗi kinh hoàng khi một loạt sự kiện bí ẩn xảy ra. Từng người trong số họ bị sát hại…
Với nội dung như vậy, bộ phim của đạo diễn trẻ người Mỹ gốc Việt Lê Văn Kiệt quả thực rất dễ bị coi là “xa lạ với thực tế nếp sống học sinh VN”, vốn thường được các nhà làm phim Việt mô tả như thế giới của sự hồn nhiên, trong sáng và tử tế, nơi học tṛ và thầy cô giúp đỡ, yêu thương nhau.
Ngay như bộ phim “Bóng ma học đường” (năm 2011) từng đề cập đến chủ đề này nhưng không đi xa hơn phạm vi của những tṛ bắt nạt bằng cơ bắp và nằm trong không khí hài hước, ma ảo và ít tính phê phán.
Phía nhà sản xuất cho rằng “Bẫy cấp 3 không có ư định tạo ra, hay cổ xúy vấn đề bạo lực trong đời sống thực tại của giới trẻ”, mà “muốn gửi đến những thông điệp nhỏ cho các khán giả trẻ của ḿnh về những bài học quan trọng trong cuộc sống của họ”.
Nhưng rơ ràng, giữa nhà làm phim và hội đồng xét duyệt đang có độ chênh nhất định trong cách nh́n nhận về cách một bộ phim sáng tạo ra “thực tế” trong câu chuyện của chính nó. Nếu nhà làm phim dụng công tưởng tượng để đem lại cho khán giả một câu chuyện thật hấp dẫn, mang tính giải trí cao đi kèm với vài thông điệp ngắn gọn, dễ hiểu. Th́ có vẻ như các nhà duyệt phim lại không nghĩ vậy, khi đ̣i hỏi bộ phim phải có trách nhiệm trung thực với thực tế đời sống mà nó “vịn” vào để sáng tạo câu chuyện.
Bộ phim liệu có bạo lực hơn những bộ phim hành động khác của Hollywood được chiếu gần đây như “Haywire”, “Safe House” hay “Contraband”?
Có một câu hỏi buộc phải đặt ra để thỏa đáng tính công bằng trong quyết định cho hay cấm chiếu, rằng “Bẫy cấp 3” liệu có thực sự bạo lực, máu me hơn những bộ phim hành động của Hollywood được nhập về gần đây như “Haywire”, “Safe House” hay “Contraband”…?
Câu hỏi không dễ trả lời và gây nhiều tranh căi. Nhưng thực tế cho thấy, người ta thường dễ chấp nhận các cảnh bạo lực, t́nh dục xảy ra trong những bộ phim đến từ những quốc gia khác, hơn là trong một bộ phim có các nhân vật chia sẻ chung với họ một truyền thống văn hóa.
Sẽ rất khó cho “Bẫy cấp 3” nếu chấp nhận thỏa hiệp cắt đi những cảnh bạo lực, rùng rợn bởi yếu tố này là nền tảng chính để bộ phim giúp khán giả mua lấy sợ hăi trong vài giờ. Mặt khác, bất chấp lệnh cấm được thực thi tại VN, bộ phim vẫn hoàn toàn có quyền phát hành tại các quốc gia khác thông qua bản phim chiếu rạp và bản DVD.
Thực tế cho thấy, lệnh cấm gần như đă không đạt được mục đích khi mà các bản phim lậu tràn lan ngoài tiệm đĩa và trên mạng, ngoài việc gây thiệt hại cho nhà phát hành và nhà sản xuất. Nên chăng, đă đến lúc cần thay thế nó bằng một hệ thống phân loại phim có tính trách nhiệm thông qua lời cảnh báo về các nội dung cấm kỵ đối với người xem. Như thế, các nhà sản xuất phim Việt sẽ không c̣n phải nơm nớp lo sợ lệnh cấm treo lơ lửng, mà khi đă được ban hành th́ mọi lời giải thích đều gây “ấm ức”.
Theo vietnamnet