Cuộc chiến tranh của Liên Xô ở Afghanistan giúp Trung Quốc chế tạo pháo tự hành PLL05 sao chép pháo tự hành Nova của Liên Xô?
Pháo tự hành 120 mm PLL05 (Type 05) là một trong các loại pháo tự hành hạng nhẹ bánh lốp, được đưa vào trang bị của quân đội Trung Quốc trong những năm gần đây.
Pháo tự hành này lần đầu tiên được công ty NORINCO giới thiệu vào năm 2001 với tư cách một hệ pháo xuất khẩu, song không t́m được khách hàng đặt mua.
Sau đó, vào đầu năm 2008, biến thể cải tiến có kư hiệu PLL05 được đưa vào trang bị cho sư đoàn bộ binh nhẹ số 127, thuộc quân đoàn 54, quân khu Tế Nam.
Hệ thống pháo mới gồm một khẩu pháo 120 mm độc đáo, kết hợp các phẩm chất của pháo cối và lựu pháo.
Pháo có thể bắn cầu vồng với tầm bắn tối đa (góc tầm đến 80 độ), cũng như bắn thẳng ngắm trực tiếp.
Pháo có thể bắn đạn pháo 120 mm hoặc đạn cối 120 m, kể cả các loại đạn NATO.
Liên Xô lần đầu tiên thực hiện khái niệm pháo vạn nặng như vậy khi chế tạo pháo tự hành bánh xích 120 mm 2S9 Nona-S cho Bộ đội Đổ bộ đường không vào năm 1981.
Đồng thời, với pháo tự hành, Liên Xô c̣n phát triển cả các hệ thống pháo kéo có tính năng tương tự, sau này là biến thể bánh lốp 2S23 Nona-SVK.
Xuất sứ của bản sao Trung Quốc của pháo tự hành Liên Xô 120 mm Nona là vấn đề khá tối tăm.
Người ta biết chính xác là cả thời Liên Xô lẫn sau khi Liên Xô đă sụp đổ, pháo Nona không hề được xuất khẩu, dù vài nguồn (mà khởi đầu là tờ Washington Post năm 1997) đă kiên tŕ khẳng định Trung Quốc mua từ Nga gần 100 khẩu 2S23.
Giả thiết rất có thể là Trung Quốc đă có được một khẩu 2S9 từ Pakistan, đối tác hợp tác quân sự truyền thống của Trung Quốc.
C̣n Pakistan có thể có được pháo này từ Afghanistan khi quân đội Liên Xô c̣n chiến đấu ở đây (1978-89) và đă sử dụng các pháo tự hành này rất hiệu quả chống phiến quân.
Có thể Trung Quốc đă mua lại một trong các pháo tự hành mà Liên Xô bị mất trong tác chiến.
Sau đó th́ như thường lệ, Trung Quốc nghiên cứu từng ly từng tư hệ thống pháo này, rồi sản xuất sao chép nó, nhưng lắp tháp pháo lên khung gầm bánh lốp của xe bọc thép chở quân Type 92 ZSL92 / WZ5516x6 do họ chế tạo.
Pháo 120 mm của PLL05 có góc tầm -4 đến +80 độ và góc hướng 360 độ. Tầm bắn bằng đạn pháo phá-mảnh lên tới 8,8 km, bằng đạn cối phá-mảnh là 7,1 km. Ngoài ra, pháo tự hành có thể bắn đạn pháo phản lực tích cực có tầm tối đa 12,8 km.
Pháo được nạp đạn bằng hệ thống bán tự động (rơ ràng là sao chép hoàn toàn từ 2S9) với tốc độ 6-8 phát một phút đối với đạn pháo phá-mảnh, 10 phát một phút đối với đạn cối phá-mảnh và 4-6 phát một phút đối với đạn pháo động năng.
Tổng cơ số đạn là 36 phát bắn nạp rời đặt trên các giá đạn bên trong thùng xe và tháp. Các khí tài ngắm bao gồm máy ngắm bắn thẳng (phía trái pháo) và máy ngắm toàn cảnh kết hợp với máy đo xa laser lắp liền được bố trí trên nóc tháp. Hệ thống điều khiển hỏa lực có 3 chế độ bắn: tự động, bán tự động và bằng tay.
Đạn cho pháo tự hành PLL05.
Vũ khí bổ trợ của PLL05 là 1 súng máy cao xạ 12,7 mm Type 85 lắp trên tháp con của chỉ huy, 2 cụm x 3 ống phóng lựu khói ở 2 bên sườn tháp pháo.
Kíp xe gồm 4 người: trưởng xe, lái xe (ngồi ở phía trước thân xe), pháo thủ và người nạp đạn (ngồi trong tháp). Thân và tháp xe kiểu hàn bảo vệ kíp xe chống hỏa lực súng bộ binh và các mảnh đạn nhỏ.
Ở các mẫu chế thử đầu tiên, tháp xe có thể tích tương đối nhỏ, nhưng ở các mẫu sau này, thể tích tăng lên đáng kể.
Xe cũng được trang bị hệ thống pḥng chống vũ khí hủy diệt lớn. Động cơ diesel 8 xy lanh BF8L413F làm mát bằng không khí có công suất 320 mă lực cho phép đạt tốc độ 85 km/h trên đường nhựa và 8 km một giờ khi bơi.
Khi bơi, xe sử dụng 2 chân vịt đặt trong ổ quay h́nh tṛn, gắn ở đuôi, phía sau các bánh sau. Bốn bánh trước có thể điều khiển, có hệ thống bơm lốp trung tâm. PLL05 có trọng lượng chiến đấu 16,5 tấn, nên có thể không vận bằng máy bay vận tải Y-8.
Vân Hà (theo VM)