- Mỹ sẽ chi 6 tỷ USD để nâng cấp các hệ thống vũ khí hạt nhân chiến thuật hiện có, phần lớn sẽ được lắp đặt trên các loại máy bay chiến đấu trong đó có siêu tiêm kích tàng hình F-35.
Việc Mỹ đang xem xét tái triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Tây Thái Bình Dương đang mang lại sự quan tâm lớn đối với các nước tại khu vực Đông Á.
Không giống với vũ khí hạt nhân chiến lược, việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật luôn được Mỹ giữ kín.
Máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ sẽ được mang theo vũ khí hạt nhân
Báo cáo mới đây nhất của Hans Kristensen, Giám đốc Dự án thông tin hạt nhân của Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ tiết lộ, Mỹ sẽ chi 6 tỷ USD để nâng cấp các hệ thống vũ khí hạt nhân chiến thuật hiện có, phấn lớn sẽ được lắp đặt trên các loại máy bay chiến đấu, bởi vậy trong tương lai máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của mỹ F-35 cũng có thể mang theo vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Về khái niệm, vũ khí hạt nhân chiến thuật là loại vũ khí được sử dụng chống lại các mục tiêu chiến thuật có khi nó có tác động trực tiếp đến hoạt động quân sự.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật có khối lượng và sức công phá tương đối nhỏ, song nó lại có khả năng cơ động tốt và có độ chính xác cao. Nói chung, nó có tính hiệu quả trên chiến trường cao hơn vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Theo báo cáo của ông Christensen, loại boom B61-3, B61-4 và B61-10 được coi là vũ khí hạt nhân chiến thuật chủ lực của Mỹ hiện nay.
Hiện Mỹ có khoảng 200 quả boom hạt nhân chiến thuật được triển khai tại 6 căn cứ không quân ở 5 nước châu Âu khác nhau. 300 quả còn lại được cất trữ tại Mỹ, có thể đang được trên khai ngoài biển.
Ngoài ra, Mỹ còn đang sở hữu 260 đầu đạn hạt nhân khác được lắp đặt trên tên lửa hành trình W80, nhưng hiện đang trong quá trình ngừng hoạt động.
Phần lớn trong số 200 quả boon hạt nhân chiến thuật của Mỹ tại châu Âu được triển khai tại Ý và Thổ Nhĩ Kỳ, cả hai nước này hiện đang có 120-140 quả. Trong khi đó, tại Bỉ, Đức và Hà Lan mỗi nước được bố trí từ 10-20 quả.
Tuy nhiên, hiện nay số lượng đầu đạn hạt nhân chiến thuật được bố trí tại châu Âu ít hơn nhiều so với thời kỳ những năm 1970, trong giai đoạn này Mỹ đã cho triển khai đến 7.300 đầu đạn hạt nhân tại đây.
Từ năm 1991 đến 1993 một số lượng đầu đạn hạt nhân chiến thuật trên mặt đất và trên biển với quy mô lớn đã được Mỹ cho rút khỏi châu Âu, do vậy số lượng đầu đạn hạt nhân của Mỹ tại khu vực này giảm xuống chỉ còn 700 đầu đạn. Qua nhiều lần cắt giảm sau đó, số lượng đầu đạn của Mỹ tại khu vực xuống mức như hiện nay.
Boom hạt nhân chiến thuật cuả Mỹ tại châu Âu được chia làm 2 loại: loại thứ nhất được triển khai tại châu Âu, được Mỹ lắp đặt trên các máy bay chiến đấu.
Loại thứ hai cũng được bố trí tại châu Âu nhưng lại được lắp đặt trên các máy bay chiến đấu của các nước đồng minh của Mỹ, loại này được goi là boom hạt nhân của nước “chủ nhà”.
Tuy nhiên, trong thời bình, những quả boom này luôn được Không quân Mỹ có trách nhiệm theo dõi. Những quả bom này thường được cất giữ tại hầm ngầm nằm sâu dưới các căn cứ quân sự của Mỹ.
Tuy nhiên trên thực tế, ngay cả trong thời bình thì Không quân Mỹ cũng trang bị những hệ thống điện tử và có khí cần thiết cho máy bay chiến đấu của các đồng minh, đồng thời huấn luyện cho phi công các nước này có thể sử dụng loại vũ khí hạt nhân chiến thật này.
Những quả boom hạt nhân chiến thuật này chủ yếu được lắp đặt trên các máy bay như: máy bay ném bom F-15E, máy bay chiến đấu F-16C/D, F-16A/B và máy bay chiến đấu Tornado.
Hiện Mỹ đang có kế hoạch kéo dài thời gian hoạt động của boom hạt nhân B61. Việc nâng cấp thành công boom B61-12 sẽ thay thế tốt cho boom hạt nhân B61-4, B61-7 và B61-10 đã phục vụ cho quân đội Mỹ nhiều năm.
Theo kế hoạch, đến năm 2022, vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ chủ yếu sẽ được trang bị tên lửa hành trình W80 và bom B61-12. Cùng với đó, máy bay chiến đấu chủ lực trong tương lai của Mỹ F-35 cũng có thể sẽ được lắp đặt hai quả boom hạt nhân B61-12.
My Thái (Theo Thời báo Hoàn Cầu)