Tàu vũ trụ tư nhân đầu tiên sắp cất cánh cho chuyến bay lịch sử - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 05-19-2012   #1
tonny_thuong
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
tonny_thuong's Avatar
 
Join Date: Feb 2008
Posts: 61,375
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 78
tonny_thuong Reputation Uy Tín Level 1tonny_thuong Reputation Uy Tín Level 1tonny_thuong Reputation Uy Tín Level 1
Default Tàu vũ trụ tư nhân đầu tiên sắp cất cánh cho chuyến bay lịch sử

Công ty SpaceX tại California đang chuẩn bị phóng một tàu vũ trụ lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) và đây cũng sẽ là sứ mệnh tiếp tế đầu tiên do một công ty tư nhân thực hiện.

Trong sứ mệnh lịch sử này, tàu vũ trụ Dragon sẽ chở nửa tấn hàng tiếp tế cho ISS. Đây là lần đầu tiên một hăng tư nhân cung cấp dịch vụ như vậy. Sứ mệnh này thường do các tàu thuộc về các cơ quan vũ trụ chính phủ thực hiện, như Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA).


Tên lửa Falcon 9 của SpaceX được đặt trên bệ phóng.

Phi thuyền không người lái Dragon sẽ được tên lửa đẩy Falcon X phóng lên từ sân bay vũ trụ Cape Canaveral ở Florida. Dự kiến, Dragon sẽ được phóng lên 4h55 giờ Mỹ ngày 19/5.

“Không có ǵ nghi ngờ rằng đây là một sứ mệnh lịch sử”, Chủ tịch Gwynne Shotwell của SpaceX nói.

“Cho tới nay mới chỉ có 4 quốc gia, hoặc các nhóm quốc gia, đưa tàu vũ trụ lên ISS, gồm châu Âu, Nga, Mỹ và Nhật Bản. V́ thế, chúng tôi đang thực sự đứng trước có hội để có thể làm điều này”, ông Shotwell nhấn mạnh.

Mặc dù chỉ được xem là một cuộc tập dượt nhưng sứ mệnh có ư nghĩa quan trọng bởi v́ nó đánh dấu một sự thay đổi quan trọng trong cách thức mà chính phủ Mỹ muốn tiến hành một số chuyến bay vũ trụ.

“Giải phóng” cho NASA và mở cửa cho tư nhân


Mô phỏng thiế kế của tàu vũ trụ Dragon. Cả SpaceX và một công ty tư nhân khác, Orbital Sciences Corp, đă nhận được các hợp đồng trị giá hàng tỷ USD nhằm chuyên chở thực thẩm và thiết bị lên ISS. Orbital hi vọng sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên lên ISS bằng tên lửa Antares và tàu Cygnus vào cuối năm nay.

Hướng đi mới trên nhằm “giải phóng” cho NASA để cơ quan này có thể tập trung nhiều hơn các nỗ lực và ngân sách cho các sứ mệnh xa hơn bên ngoài trái đất, tới các tiểu hành tinh và sao Hoả.

Thời gian bay của tên lửa Falcon dự kiến kéo dài chưa đầy 10 phút và tàu Dragon được tách ra ở vị trí cách trái đất 300km.

Tàu vũ trụ h́nh nón sau đó sẽ mở ra các tấm pin mặt trời và kiểm tra các hệ thống định vị và dẫn đường trước khi tiếp tục hành tŕnh tới ISS.

Nếu mọi việc tiến triển tốt trong 2 ngày tới, Dragon dự kiến sẽ nối ghép với Trạm vũ trụ quốc tế vào thứ Ba tới.

Không giống các tàu vận tải của châu Âu và Nga thường cập các cảng nối ghép trên ISS, Dragon sẽ tự di chuyển tới một vị trí ở dưới ISS khoảng 10m, nơi nó tiếp xúc với một cánh tay robot do các phi hành gia trên ISS điều khiển.


Mô phỏng Dragon đang tiến lại gần cánh tay robot trên ISS. Cánh tay sẽ đưa Dragon tới mô-đun kết nối Harmony trên ISS. Các phi hành gia sau đó sẽ bắt đầu chuyển hàng tiếp tế từ tàu vũ trụ lên ISS vào thứ Tư.

Sứ mệnh này nằm trong khuôn khổ chương tŕnh Dịch vụ vận chuyển vũ trụ thương mại (COTS) của NASA nhằm giúp chuyền một số sứ mệnh và hoạt động truyền thống của cơ quan này sang lĩnh vực tư nhân.

NASA đang cung cấp khoản tiền lên tới gần 800 triệu USD cho SpaceX và Orbital để trợ giúp các công ty này phát triển tên lửa và các hệ thống tàu vũ trụ. Khi họ đạt được các miêu tiêu do COTS đề ra, các hợp đồng tiếp tế đầy đủ cho ISS sẽ khởi động.

Đối với SpaceX, hợp đồng trị giá 1,6 tỷ USD, với yêu cầu thực hiện tối thiểu 12 sứ mệnh Dragon lên ISS.

Nhưng công ty cũng có tham vọng đưa các phi hành gia lên ISS và trở về trái đất.


Dragon đă luyện tập cho việc trở về từ quỹ đạo sau chuyến bay ngắn hồi năm 2010. Để làm được điều đó, tàu vũ trụ của SpaceX ngay từ đầu đă được thiết kế để chở người. Theo một chương tŕnh khác của NASA, công ty đang phát triển các hệ thống an toàn và duy tŕ sự sống trên tàu nhằm đảm bảo rằng các chuyến bay Dragon có người lái có thể thực hiện.

Kể từ khi các tàu con thoi của NASA “về hưu hồi năm ngoái”, Mỹ hiện không có phương tiện nào để đưa các phi hành gia lên vũ trụ và phải dựa vào các tàu vũ trụ Soyuz của Nga để làm việc này với giá trên 60 triệu USD mỗi chuyến đi lên ISS.

SpaceX cho hay tàu vũ trụ Dragon sẽ sẵn sàng để đưa các phi hành gia lên ISS vào năm 2015 với giá 20 triệu USD mỗi lượt.

An B́nh

Theo BBC
tonny_thuong_is_offline  
Attached Images
 
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 04:35.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05171 seconds with 14 queries